Không phải cứ cà phê nguyên chất là sạch

PV |

Là nước xuất khẩu cà phê đứng nhất, nhì thế giới nhưng chính người dân Việt lại rất khó nhận biết chất lượng cà phê mình uống mỗi ngày. Sự nhập nhằng về chất lượng cà phê vẫn đang khiến người tiêu dùng hoang mang.

Nhập nhằng cà phê bẩn, sạch

Theo Báo cáo thường kỳ hàng năm của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, niên vụ 2015/2016, lượng tiêu thụ cà phê rang xay nội địa tại Việt Nam ước đạt 2,25 triệu bao, tương đương 135 triệu kg cà phê nguyên liệu.

Quy đổi theo số lượng này, số ly cà phê người Việt tiêu thụ gần 17 tỷ ly cà phê/năm. Đây là con số không nhỏ, cho thấy cà phê đã trở thành thức uống quen thuộc mỗi ngày của nhiều người Việt.

Mặc dù uống cà phê mỗi ngày, nhưng rất nhiều người thú thật, bản thân không thể phân biệt được đâu là cà phê sạch, đâu là cà phê bẩn. Anh Nguyễn Danh Tùng (ở quận Bình Thạnh, TP.HCM), cho biết:

"Mỗi ngày trung bình tôi uống 2 cữ cà phê nhưng thường chủ quán nói là cà phê nguyên chất thì biết vậy chứ cũng không biết có nguyên chất thật hay không?

Thông thường tôi chọn những quán hợp khẩu vị để uống nhưng cũng không biết được cà phê đó được pha trộn như thế nào, thành phần ra sao?"

Không phải cứ cà phê nguyên chất là sạch - Ảnh 1.

Cà phê đã trở thành thức uống không thể thiếu mỗi ngày của nhiều người Việt, tuy nhiên, chất lượng cà phê lại gây không ít hoang mang cho người tiêu dùng.

Không ở đâu như Việt Nam, chất lượng cà phê lại gây nhiều hoang mang cho người tiêu dùng với hàng loạt khái niệm: "cà phê nguyên chất", "cà phê trộn", "cà phê bẩn", "cà phê sạch", "cà phê không hóa chất"…

Cà phê bẩn được hiểu là những loại được sản xuất bằng cách độn thêm các loại ngũ cốc kém chất lượng, ngũ cốc được rang cháy để tạo vị đắng, sử dụng hương liệu hóa chất tạo mùi và quy trình sản xuất không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm...

Điều đáng nói là đến nay, các cơ quan chức năng vẫn không thể tiến hành kiểm tra và thống kê đầy đủ các cơ sở, đơn vị sản xuất và chế biến cà phê không đảm bảo chất lượng nên cà phê bẩn vẫn xuất hiện tràn lan trên thị trường, gây tổn hại trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng và ảnh hưởng đến uy tín cũng như thương hiệu của cà phê Việt Nam.

Hơn nữa, tình trạng không được cung cấp đầy đủ thông tin về thành phần, chất lượng cà phê cũng khiến người tiêu dùng không biết đâu mà lần.

Như thế nào là cà phê sạch!

Dạo gần đây, khái niệm cà phê nguyên chất được sử dụng nhiều khiến nhiều người lầm tưởng, đã là cà phê nguyên chất thì đương nhiên sạch và cà phê có độn ngũ cốc là bẩn.

Tuy nhiên, điều này không chính xác vì nếu cà phê nguyên chất được chế biến từ 100% hạt cà phê nhưng quy trình chế biến không đảm bảo, quá trình sàng lọc không kỹ, hạt cà phê nguyên liệu bị ẩm mốc cũng sẽ gây hại cho sức khỏe.

Hơn nữa, khẩu vị của người tiêu dùng rất đa dạng, dù là cà phê nguyên chất hay cà phê có phối trộn với ngũ cốc nhưng được sản xuất theo quy trình hiện đại, đủ chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm thì đều là cà phê sạch, an toàn cho sức khỏe.

PGS. TS Trần Quang Trung - Nguyên Cục trưởng Cục Vệ Sinh An toàn Thực phẩm Bộ Y Tế lý giải:

"Thị trường Việt Nam hiện nay ít có cà phê nguyên chất 100% vì không chiều theo khẩu vị người uống. Việc sử dụng đậu nành rang để phối trộn vào cà phê cũng góp phần tạo cho tách cà phê sánh đặc hơn so với việc dùng 100% cà phê, đồng thời cũng tạo cho sản phẩm có hương vị dễ chịu.

Cà phê trộn được xem là an toàn cho sức khỏe khi phối trộn với những phụ gia thực phẩm nằm trong danh mục cho phép của Bộ Y tế".

Vài năm trở lại đây, nhiều thương hiệu sản xuất và kinh doanh cà phê có tên tuổi đã tiên phong trong việc mang lại những sản phẩm cà phê sạch bằng cách đầu tư xây dựng dây chuyền chế biến hiện đại, kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất để các sản phẩm đến tay người tiêu dùng đảm bảo an toàn.

Trong số đó, điển hình là Nestlé. Đối với dòng sản phẩm Nescafé, Nestlé đã chuẩn hóa quy trình sản xuất một cách toàn diện từ nguồn nguyên liệu đầu vào, quá trình sản xuất, phân phối và bán lẻ theo tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam và quy trình quản lý chất lượng của Nestlé Thụy Sỹ.

Không phải cứ cà phê nguyên chất là sạch - Ảnh 2.

Đối với nguyên liệu cà phê hạt của Nescafé, toàn bộ quy trình chăm sóc cà phê bón phân, thu hái, trải bạt để phơi, phân loại, bảo quản để tránh nấm mốc... đều được thực hiện theo tiêu chuẩn quốc tế.

Trước khi đi vào sản xuất, cà phê nguyên liệu sẽ được kiểm tra: các hạt bị vỡ, không đúng kích cỡ, hạt bị mốc sẽ bị loại. Những nguyên liệu đạt chuẩn mới được vận chuyển đến nhà máy. Tại nhà máy, dây chuyền sản xuất được đầu tư hiện đại và tuân theo quy chuẩn vận hành nghiêm ngặt.

Thành phẩm sẽ được lưu giữ trong điều kiện lưu hành, nếm và thử nghiệm định kỳ, đảm bảo đến ngày cuối cùng của hạn sử dụng sản phẩm vẫn giữ nguyên chất lượng.

Không phải cứ cà phê nguyên chất là sạch - Ảnh 3.

Đặc biệt, Nestlé duy trì và phát triển đội ngũ 8.000 chuyên gia chất lượng, an toàn sản phẩm... và tiến hành 100 triệu cuộc thử nghiệm mỗi năm để sản phẩm luôn đạt chuẩn an toàn.

Không riêng gì Nestlé, hiện nay, một số thương hiệu cà phê lớn của Việt Nam cũng đã và đang không ngừng nỗ lực để cải thiện chất lượng cà phê, hướng đến sản xuất những sản phẩm cà phê an toàn, đáp ứng thị hiếu đa dạng của người tiêu dùng.

Bên cạnh nỗ lực của các nhà sản xuất, để đảm bảo sức khỏe, người tiêu dùng nên chọn những sản phẩm của các nhà sản xuất uy tín, bao bì sản phẩm ghi rõ đầy đủ thông tin về chủng loại, thành phần chất lượng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại