Không muốn gan "chết mòn", dù bận làm gì cũng gác lại để đi ngủ vào khung giờ "vàng"

Trần Quỳnh |

Gan là cơ quan có vai trò quan trọng nhưng dễ bị tổn thương. Tuy nhiên, đa số chúng ta đang ngày ngày duy trì một thói quen khiến cho gan "chết mòn".

Trong cuộc sống hiện đại, ngày càng có nhiều người vì áp lực công việc hoặc thói quen sinh hoạt nên thường đi ngủ rất muộn.

Mặc dù các chuyên gia sức khỏe và nhiều phương tiện truyền thông thường xuyên cảnh báo về các tác hại của thức khuya, nhưng đa số chúng ta vẫn bỏ qua những lời khuyên này.

Bởi vậy, ngày nay, thực trạng thức khuya đã trở thành "kẻ thù" lớn nhất của gan và vẫn tiếp tục được nhiều người "nuôi dưỡng".

Các chuyên gia y tế đã khẳng định trạng thái ngủ từ 0h- 1h sáng khiến cơ thể được nghỉ ngơi thực sự, giúp tinh thần sảng khoái, thần sắc tươi tắc. Chúng ta nên ngủ trước đó từ 1-2 tiếng để có được giấc ngủ sâu vào khung giờ vàng trên.

Nếu ngủ đủ giấc mang lại cho cơ thể con người vô số công dụng thì việc thức khuya lại thực sự là "hung thần" của sức khỏe.

Không muốn gan chết mòn, dù bận làm gì cũng gác lại để đi ngủ vào khung giờ vàng - Ảnh 1.

Ngủ muộn, thức khuya là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh lý trên cơ thể. (Nguồn internet).

Tác hại của thức khuya, ngủ muộn rất nhiều, có loại về lâu dài mới phát tác (các bệnh lý), cũng có loại khiến chúng ta cảm nhận được ngay sau đó như mắt thâm quầng, mệt mỏi, trí nhớ giảm sút…

Thức khuya: Nguyên nhân khiến gan "chết mòn"

Đối với gan nói riêng, thói quen này lại càng được ví như "sát thủ" khiến "nhà máy xử lý độc tố" của cơ thể chúng ta chết mòn từng ngày.

Theo các chuyên gia y tế, khoảng thời gian từ 11h đêm đến 2h sáng là lúc khí huyết trong gan vượng nhất, cũng là thời điểm tốt nhất để gan "nuôi" máu, đồng thời bắt đầu thời gian thải độc của cơ quan này.

Tuy nhiên, quá trình thải độc của gan chỉ được tiến hành khi cơ thể đang ngủ say.

Bởi vậy, thức đêm không chỉ khiến gan không được thải độc mà còn khiến cho cơ quan này bị thiếu máu, những tế bào đã tổn thương sẽ khó có khả năng phục hồi, tạo thành tổn hại rất lớn đối với cơ thể.

Không muốn gan chết mòn, dù bận làm gì cũng gác lại để đi ngủ vào khung giờ vàng - Ảnh 2.

Nếu không ngủ đủ giấc, giấc ngủ kém chất lượng, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ bị suy giảm, kéo theo đó là ảnh hưởng tới khả năng phục hồi của gan. (Ảnh minh họa).

Không chỉ vậy, thức khuya lại tăng thêm gánh nặng cho cơ quan này và trở thành nguyên nhân chủ yếu gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Chưa dừng lại ở đó, đối với những người đã và đang mang bệnh lý liên quan tới quan, thức khuya sẽ khiến bệnh tình thêm nặng hoặc có nguy cơ tái phát.

Trải qua thời gian dài duy trì thức khuya, gan bị tổn hại sẽ dẫn tới các biểu hiện như da khô ráp, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, miệng khô, dễ cáu giận, độc tố trong máu gia tăng…

Mặt khác, người thường thức đêm, việc tiết adrealine và các yếu tố kích thích khác cũng cao hơn mức trung bình, không chỉ làm gan, thận thêm gánh nặng mà còn ảnh hưởng tới công năng của hai cơ quan này, tạo điều kiện cho bệnh tật xâm nhập hoặc tái phát.

Không muốn gan chết mòn, dù bận làm gì cũng gác lại để đi ngủ vào khung giờ vàng - Ảnh 3.

Thức khuya chính là thói quen "lợi bất cập hại" đang được nhiều người nuôi dưỡng hằng ngày. (Ảnh minh họa).

Do đó, để hạn chế những biến chứng không mong muốn, chúng ta nên đảm bảo thời gian và chất lượng giấc ngủ.

Lên giường trước 11 giờ và đảm bảo sâu giấc trong khoảng thời gian từ 11:00 đến 3:00 là cách chăm sóc tốt nhất cho cơ quan được ví như "nhà máy xử lý độc tố" của cơ thể.

Nếu việc thức khuya, ngủ muộn là "bất khả kháng", ta cần sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Ví dụ: nếu như thức đêm tới 1h sáng mới đi ngủ, thì buổi trưa lúc 1h cần sắp xếp một giấc ngủ ngắn cho cơ thể hồi phục.

Mặt khác, người thường xuyên thức đêm nên bổ sung những thực phẩm giàu vitamin B và protein như ngũ cốc nguyên hạt, gan, thịt nạc, các loại đậu, trái cây tươi và rau củ…

*Theo Sina Health

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại