Khi bão đang gào thét trên không, điều khủng khiếp gì diễn ra dưới mặt nước biển?

Cẩm Mai |

Trong cơn bão, những loài cá bơi nhanh như cá mập thường đi trốn khi chúng nhận thấy sự thay đổi nhỏ về áp suất trong nước, thúc đẩy chúng bơi sâu hoặc xa hơn...

Nhà hải dương học Curt Storlazzi thuộc Cơ quan Khảo sát Địa lý Mỹ, cho rằng, những vật thể do con người "vô tình" cho các loài động vật "đóng đô" dưới biển có thể bị hất tung vì bão lớn. Trong đó có xác tàu bị chìm từ lâu, cáp quang...

Các nhà khoa họa cho biết, gió bão thổi nước biển khiến mặt biển xáo động nổi sóng lớn. Nước bên dưới mỗi con sóng lúc này chuyển động theo vòng tròn tạo ra đợt sóng mới hình vòng tròn nhỏ bên dưới.

Các nhà khoa học đã biết được rằng những xáo trộn này - tức là nước chuyển động vòng tròn thành quỹ đạo tròn khác bên dưới - chỉ bằng một nửa chiều dài từ một đỉnh sóng tới đỉnh con sóng tiếp theo.

Nếu khoảng cách giữa các đỉnh sóng tiếp theo là 100m, sau đó dưới 50m, sẽ không có bất kỳ chuyển động quỹ đạo nào. Tuy nhiên, nếu có một con sóng rất dài thì dạng nước chuyển động tròn này có thể tiếp cận toàn bộ thềm lục địa, có thể là hàng trăm mét dưới mặt nước.

Khi dạng chuyển động quỹ đạo gần phía dưới, chúng không thể đi xuyên qua đáy biển, do đó có xu hướng dâng lên. Thay vì đi vòng tròn, chúng di chuyển ngang qua lại và gây ra rất nhiều lực căng hoặc lực truyền xuống đáy biển.

Khi bão đang gào thét trên không, điều khủng khiếp gì diễn ra dưới mặt nước biển? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Wallpapers Craft.

Dạng di chuyển ngang cực nhanh này trong đại dương có thể di chuyển trầm tích và thậm chí cả vật thể lớn. Bạn hay nghe tin về những con tàu bị chìm trong bão vì những chuyển động theo chiều ngang rất mạnh.

Gió mạnh của cơn bão cũng có thể hòa trộn các vùng nước sâu, lạnh với nước nóng, nông. Khi các cơn bão lan truyền khắp đại dương, chúng sẽ để lại một luồng nước mát hơn. Nước lạnh hơn bị kéo lên bề mặt sẽ bị nắng làm nóng lên.

Khi bão đang gào thét trên không, điều khủng khiếp gì diễn ra dưới mặt nước biển? - Ảnh 2.

Ảnh minh họa: Internet.

Trong cơn bão, những loài cá bơi nhanh như cá mập thường đi trốn khi chúng nhận thấy sự thay đổi nhỏ về áp suất trong nước, thúc đẩy chúng bơi sâu hoặc xa hơn.

Nhưng loài sinh vật bơi lội chậm hoặc cá giữ lãnh thổ, như cua, rùa biển và hàu, không đi tránh bão. Nên chúng không chỉ bị sóng va đập, mà còn bị ít oxy hòa tan trong nước và thay đổi độ mặn nhanh khi pha trộn nước sâu và nông trong đại dương.

Một số loại san hô phụ thuộc vào sóng năng lượng cao làm chúng vỡ ra và những mảnh vỡ lan ra xa, có thể cắm rễ vào khu vực mới và phát triển thành rặng san hô mới.

Tuy nhiên, bão cũng có thể san bằng san hô và thải ra một lượng lớn trầm tích trong đại dương, giết chết san hô.

Thông thường, các rặng san hô bị tàn phá do bão sẽ phục hồi trong 15 đến 20 năm. Nhưng trong những năm gần đây, các rặng san hô không phục hồi lại được.

Nhiều rặng san hô đã không thể phục hồi do yếu tố con người hoặc do yếu tố địa phương, như đánh bắt cá quá mức, làm giảm các loài cá sống gần san hô làm chúng không bị tảo bám và đế cho san hô mới mọc lên.

Như vậy, mỗi khi bão xảy ra chúng không chỉ gây thiệt hại cho con người và nhà cửa trên đất liền, bão còn khiến cho các loài động vật và thực vật có nhiều nguy cơ bị tác động mạnh mẽ.

Nguồn: Livescience

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại