Hòn đảo chưa bằng một nửa diện tích sân bóng mà có tới 1.200 người sinh sống

Hàn Linh |

Mới nghe thì có vẻ vô lý nhưng sự thực có một hòn đảo đông đúc đến "nghẹt thở" như vậy tồn tại trên thế giới.

Cuộc sống của 8 người hay mười người, thậm chí 12, 13 người trong một căn phòng chật chội nơi thành phố đông đúc, đất chật người đông, sẽ chẳng là gì nếu bạn đã từng đặt chân lên hòn đảo Santa Cruz del Islote và trải nghiêm cuộc sống nới đây.

Nằm ở ngoài khơi bờ biển Cartagena (Colombia), Santa Cruz del Islote được coi là hòn đảo chật chội, đông đúc nhất thế giới với mật độ dân số cao nhất hành tinh.

Tổng diện tích hòn đảo chỉ khoảng 1/10 km2 nhưng có tới 1.200 cư dân sinh sống.

Hòn đảo chưa bằng một nửa diện tích sân bóng mà có tới 1.200 người sinh sống - Ảnh 1.

Nhìn những mái nhà san sát nhau cũng đủ thấy sự đông đúc của hòn đảo bé chưa bằng nửa sân bóng này.

Khung cảnh cuộc sống nơi đảo Santa Cruz del Islote là một mê cung đầy màu sắc, với nhiều con hẻm kết nối hơn 90 mái nhà, hai cửa hàng, một nhà hàng và một trường học.

Không bác sĩ, không nguồn cung cấp nước ổn định, chiếc máy phát điện duy nhất thì chỉ chạy được 5 tiếng mỗi tiếng mỗi ngày.

Tất cả 1.200 cư dân trên hòn đảo nhỏ xinh này đang phải "đấu tranh" để kêu gọi các nhà chức trách cung cấp tiện nghi cơ sở vật chất phục vụ đời sống của họ.

Bên cạnh đó, sự no đủ của những hộ gia đình trên hòn đảo Santa Cruz del Islote hầu như phải phụ thuộc vào lương du khách du lịch tới đây mỗi ngày.

Một chuyến thăm đảo thường kéo dài khoảng 90 phút và chẳng bao giờ kéo dài sang ngày thứ hai vì trên đảo không có bất cứ một khách sạn hay nhà nghỉ nào.

Một số người khó khăn hơn hàng ngày phải lặn lội sang hòn đảo Múcura nằm kế bên để làm việc tại các khách sạn hay khu nghỉ dưỡng, một số khác thì cung cấp dịch vụ đưa khách du lịch đi du ngoạn, câu cá hay lặn biển.

Đất chật người đông, người sống còn thiếu chỗ ở huống chi nói đến chỗ yên nghỉ cho người chết, vì vậy, những người qua đời ở Santa Cruz del Islote sẽ được chôn ở một hòn đảo lân cận.

Cuộc sống vất vả, thiếu thốn đủ đường, ấy vậy mà hầu hết những người sống trên hòn đảo này chẳng bao giờ nghĩ tới chuyện rời đi nơi khác sống.

Santa Cruz del Islote đối với họ có một thứ gì đó rất đỗi thiêng liêng, hơn thế, nhiều người còn coi nó là "chốn thiên đường".

Hòn đảo chưa bằng một nửa diện tích sân bóng mà có tới 1.200 người sinh sống - Ảnh 2.

Ông Juvenal Julio là một giáo viên dạy lặn, năm nay ông đã bước sang tuổi 66.

Tự hào là con cháu của một trong những ngư dân đầu tiên sáng lập nên cộng đồng Afro-Colombian hiện nay từ 150 năm về trước, ông Julio nói rằng: "Cuộc sống ở đây chứa đầy sự thanh thản và thú vị.

Chúng tôi không có bạo lực vì vậy chúng tôi chẳng cần đến cảnh sát, chúng tôi chào hỏi tất cả mọi người bởi ai đều cũng đều đã thân quen, chúng tôi tận hưởng cuộc sống the cách riêng của chúng tôi".

Về sự ra đời và hình thành của cộng đồng dân cư trên hòn đảo, truyền thuyết nơi đây có ghi lại rằng, xưa kia có một nhóm ngư dân đi từ một thị trấn ven biển của Barú cách Santa Cruz del Islote khoảng 50km ra khơi để tìm nguồn cá mới.

Họ bắt đầu hành trình tìm kiếm và rồi gặp hòn đảo Santa Cruz del Islote.

Khác với 9 đảo khác xung quanh, bởi có gió thổi từ mọi hướng nên hòn đảo nhỏ này không có muỗi sinh sống, do đó, nhóm ngư dân đã quyết định chọn nơi đây làm chỗ nghỉ qua đêm.

"Đêm đó, họ đã có một giấc mơ bình yên, trong giấc mơ ấy họ thấy một cuộc sống mới của họ trên hòn đảo này", ông Guillermo Candales, môt nhân viên an ninh 40 tuổi cho biết.

Ông Guillermo Candales là một nhân viên được điều tới công tác tại hòn đảo.

Ông làm việc trong một trường học gồm 80 học sinh với nhiệm vụ giữ gìn trật tự cho khu trường và bảo vệ giáo viên cùng các em học sinh. Luật Colombia thì quy định mỗi trường học phải có ít nhất một nhân viên bảo vệ, thế nhưng, bao nhiêu năm làm việc tại đây, ông Candales chưa từng thấy xảy ra một vụ ẩu đả hay bạo lực nào.

"Những đứa trẻ ở đây rất ngoan ngoãn và có ý thức kỷ luật tốt, tốt hơn cả những gì mà tôi muốn chúng học được rằng phải biết tôn trọng những người lớn tuổi hơn mình, nhất lại là ở một nơi mà ai ai cũng biết nhau", giáo sư Arguedy Guerrero Garcia, làm việc tại trường học trên đảo nói.

(Nguồn: Thestar)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại