Hiểm họa bùng phát hàng triệu tấn CO2 do nóng lên toàn cầu đáng sợ hơn vũ khí hủy diệt

Hoa Hướng Dương |

Lớp băng vĩnh cửu bị tan chảy do Trái Đất nóng lên sẽ khiến chúng ta phải đối mặt với hiểm họa bùng phát hàng trăm triệu tấn CO2 ra ngoài khí quyển.

Cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry từng nhấn mạnh biến đổi khí hậu đối còn ghê gớm và đáng sợ hơn nhiều so với vũ khí hủy diệt hàng loạt như bom hạt nhân.

Không có một loại vũ khí nào hiện nay có thể tác động tới từng ngóc ngách trên Trái Đất như biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu đang khiến cho Nam Cực ấm lên

Hiểm họa bùng phát hàng triệu tấn CO2 do nóng lên toàn cầu đáng sợ hơn vũ khí hủy diệt - Ảnh 1.

Alaska là khu vực rất gần Nam Cực. Ảnh Internet.

Những thiệt hại về người và của từ các thiên tai như hạn hán, bão... cho tới lúc này không hề thua kém bất cứ thứ vũ khí nào mà con người tạo nên.

Bên cạnh nhiều nỗ lực giữa các quốc gia trong việc cắt giảm khí thải CO2 ra khí quyển thì các nguy cơ từ chính tự nhiên cũng khiến nhiều chuyên gia bận tâm không kém.

Mới đây, các nhà nghiên cứu lại phát hiện một mối nguy cơ góp phần làm tăng hiệu ứng nhà kính, khiến Trái đất nóng lên: Sự bùng thoát khí mê tan và cacbonic.

Bằng thiết bị phân tích địa hóa học sinh vật mang tên Terrestrial Ecosystem Model (TEM), các nhà khoa học đã phát hiện ra sự thoát ra các khí mê tan (CH4) và khí cacbonic (CO2) ở lãnh nguyên Alaska (Mỹ) mà nguyên nhân lại chính do sự ấm lên của Trái Đất.

Lớp đất đá ở lãnh nguyên bị hâm nóng dần lên đang khiến cho việc rò rỉ các khí thải làm tăng hiệu ứng nhà kính diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Chiếc hộp Pandora đang dần hé mở

Hiểm họa bùng phát hàng triệu tấn CO2 do nóng lên toàn cầu đáng sợ hơn vũ khí hủy diệt - Ảnh 2.

Lượng khí CO2 thoát ra theo thời gian đo được ở Alaska. Ảnh insideclimatenews.org.

Lượng khí này còn tiếp tục thoát ra không ngừng vào mùa Thu, nhà khoa học khí quyển Roisin Commane làm việc tại Đại học Harvard (Mỹ), dẫn đầu nhóm nghiên cứu cho hay:

"Trên một khu vực rộng lớn, chúng tôi nhận thấy sự tăng lên của lượng khí CO2 thoát ra vào mùa Thu".

Đây là một nghiên cứu được công bố bởi 19 tác giả từ nhiều viện nghiên cứu, bao gồm Phòng Thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA, Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA).

Điều đó cho thấy rất nhiều nhà nghiên cứu đang quan tâm và thậm chí lo lắng về thực trạng đáng báo động này.

Hiểm họa bùng phát hàng triệu tấn CO2 do nóng lên toàn cầu đáng sợ hơn vũ khí hủy diệt - Ảnh 3.

"Chiếc hộp Pandora" đang dần hé lộ sau hàng trăm triệu năm bị băng phong. Ảnh Internet.

Máy đo cho thấy từ năm 2012 đến năm 2014, đã có khoảng 220 triệu tấn CO2 đã bị thoát ra ngoài (không tính đến việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch hay lửa tự nhiên ở nơi đây), tương đương với toàn bộ khí thải mà Mỹ thải ra trong 1 năm.

Roisin Commane giải thích lớp đất đá bị hâm nóng sâu hơn khiến vi khuẩn hoạt động mạnh, làm giải phóng khí CO2 ra khí quyển.

Đặc biệt, nghiên cứu nhận thấy từ năm 1975 đã có tới 73,4 % lượng khí CO2 thoát ra ở Alaska rơi vào thời điểm khí hậu ấm lên ở nơi đây (tháng 10 đến tháng 12).

Nhà nghiên tầng đất bị đóng băng vĩnh cửu Sue Natali làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Woods Hole (Woods Hole Research Center), cho biết thêm:

"Lớp băng ở nơi đây đã lưu giữ trữ lượng Carbon có nguồn gốc từ thực vật từ thời cổ đại. Tuy nhiên, giờ đây "chiếc hộp Pandora" đang dần hé mở để lộ những tại họa khôn lường có thể xảy ra trong tương lai nếu con người vẫn tiếp tục để cho Trái Đất ấm lên như hiện nay."

Bài viết dịch từ các nguồn: Insideclimatenews.org, Sciencealert.com

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại