Hành tinh trong chòm Pegasus có nước và có thể có sự sống!

A. Thư |

(NLĐO)- Một gã khổng lồ khí to gấp 7 lần Sao Mộc, cách chúng ta 179 năm ánh sáng được các nhà thiên văn học ví như bước đột phá mới trong cuộc tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh.

Sử dụng Đài quan sát Keck ở Maunakea, Hawaii- một trong những đài quan sát thiên văn trên mặt đất hiện đại nhất thế giới - một nhóm khoa học gia đã nắm bắt được HR 8799c, một siêu Sao Mộc thuộc chòm sao Pegasus (Phi Mã).

Hành tinh trong chòm Pegasus có nước và có thể có sự sống! - Ảnh 1.

Cận cảnh siêu Sao Mộc có nước - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp

Đó là thành quả của nhóm khoa học gia đến từ Viện Công nghệ California (CalTech, Mỹ). Công trình vừa được công bố trên tạp chí khoa học Astronomical Journal.

Bằng cách kết hợp quang phổ độ phân giải cao với kỹ thuật được gọi là quang học thích nghi, vượt qua bức tường mờ là bầu khí quyển trái đất, HR 8799c đã hiện lên với màu đỏ tím tuyệt đẹp. 

Sau đó, họ tiếp tục sử dụng quang phổ kế để phân tích ánh sáng của hành tinh , từ đó xác định dấu tích của các hóa chất trong khí quyển và tìm ra thứ quý hơn vàng trong khoa học hành tinh: nước. Điều đặc biệt của hành tinh này là nó không có mê-tan trong bầu khí quyển.

Hành tinh trong chòm Pegasus có nước và có thể có sự sống! - Ảnh 2.

Hệ hành tinh nơi có HR 8799c, bao gồm 5 hành tinh quay quanh ngôi sao HR 8799 - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp

Hiện họ vẫn đang tiếp tục nghiên cứu sâu về hành tinh này, bởi trong khoa học hành tinh, nơi nào có nước, nơi đó có cơ hội cao phát sinh sự sống.

Theo giáo sư Dimitri Mawet, thành viên nhóm nghiên cứu, phát hiện kỳ tích này là do một hệ thống quang phổ kế hiện đại mang tên Near-Infrared Cryogenic Echelle Spectrograph (NIRSPEC), được trang bị trên kính viễn vọng Keck 2 thuộc Đài quan sát Keck.

 (Theo Daily Mail, Astrobiology, Sci-News)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại