Hàng ngày bạn vẫn tiếp xúc với tác nhân gây bệnh tim này mà không hề hay biết

Huyền Nguyễn |

Các dạng hạt trôi nổi trong không khí - loại thải ra từ các phương tiện có động cơ, nhà máy, đám cháy và khói – có thể gây tổn thương mạch máu , gây bệnh tim mạch.

Bạn không hút thuốc lá, bạn tập luyện chăm chỉ hàng ngày và không bao giờ quên kiểm soát hàm lượng muối, chất béo mà mình hấp thụ.

Nhưng có một yếu tố nguy cơ mà bạn có lẽ chưa từng nghĩ đến nó quá một lần, trong khi lẽ ra nên làm thế: Đó là ô nhiễm không khí.

Theo nghiên cứu đăng tải trên tờ Circulation Research của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, ô nhiễm không khí có thể vô cùng độc hại cho trái tim của bạn.

Các dạng hạt trôi nổi trong không khí - loại thải ra từ các phương tiện có động cơ, nhà máy, đám cháy và khói – có thể gây tổn thương mạch máu và tình trạng viêm nhiễm ở những người trưởng thành trẻ tuổi, khỏe mạnh.

Hàng ngày bạn vẫn tiếp xúc với tác nhân gây bệnh tim này mà không hề hay biết - Ảnh 1.

Ô nhiễm không khí có thể vô cùng độc hại cho trái tim của bạn. (Ảnh minh họa: Internet)

Tiến sĩ Aruni Bhatnagar, giảng viên khoa thuốc tim mạch tại Đại học Louisville, bang Kentucky (Mỹ), đồng tác giả nghiên cứu trên, cho biết: “Chúng ta từng biết rằng có mối liên quan mạnh mẽ giữa ô nhiễm và tình trạng tử vong vì bệnh tim, đặc biệt do suy tim và đột quỵ.

Nhưng chúng ta mới chỉ quan sát được hiện tượng trên xảy ra ở những người bệnh rất nặng hoặc/và người cao tuổi – nhóm đối tượng có khả năng lớn sẽ tử vong sớm dù thế nào đi nữa.

Nhưng thực tế là chúng ta đang ngày càng chứng kiến những thay đổi này ở nhóm người trưởng thành trẻ tuổi, khỏe mạnh.

Điều đó cho thấy, ô nhiễm ảnh hưởng đến tất cả chúng ta, ngay cả khi chúng ta không có bất cứ yếu tố nguy cơ nào khác”.

Đây không phải nghiên cứu đầu tiên chỉ ra mối liên hệ giữa cuộc sống đô thị ô nhiễm và bệnh tim mạch.

Tháng 5 năm ngoái, một nghiên cứu ở Israel cho thấy, những người tiếp xúc với mức ô nhiễm không khí cao hơn so với trung bình trong khoảng thời gian trước khi phát bệnh 3 tháng sẽ có lượng đường huyết (LDL hay còn gọi là cholesterol xấu) cao hơn và lượng cholesterol (HDL hay còn gọi là choleterol tốt) kém hơn so với những người tiếp xúc với mức độ ô nhiễm thấp hơn.

Những nghiên cứu này nghe có vẻ đáng sợ, nhưng có một số việc bạn có thể làm để giảm tác hại của ô nhiễm cho sức khỏe, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Cụ thể như sau:

Hàng ngày bạn vẫn tiếp xúc với tác nhân gây bệnh tim này mà không hề hay biết - Ảnh 2.

Một số việc bạn có thể làm để giảm tác hại của ô nhiễm cho sức khỏe tim mạch. (Ảnh minh họa: Internet)

- Giảm lưu thông trong giờ cao điểm.

Nếu bạn buộc phải có mặt trên đường vào giờ cao điểm, hãy luôn đóng kín cửa xe ô tô và sử dụng chế độ tuần hoàn không khí khép kín (không khí thoát ra ngoài xe theo từng quãng thời gian sẽ giúp tránh tình trạng mệt mỏi từ việc hít phải quá nhiều khí CO2).

- Vì bạn có khả năng cao nhất tiếp xúc với các hạt không khí trong nhà khi nấu nướng nên việc sử dụng quạt thông khí ra ngoài sẽ có ích cho sức khỏe.

- Sử dụng bếp ga hoặc bếp điện thay cho bếp than hoặc củi. Nếu bạn buộc phải có hơi ấm của ngọn lửa cháy trong nhà, hãy dùng loại củi khô.

- Không sử dụng loại bình xịt thơm phòng và các sản phẩm làm sạch có hương gỗ thông hoặc cam chanh vì chúng có thể phản ứng với ozone trong không khí để hình thành nên các hạt bụi.

- Lắp đặt bộ phận lọc hiệu quả cao trong hệ thống điều hòa trung tâm trong nhà, nhờ đó, sẽ hút được các phân tử bụi chỉ có thể thấy được qua kính hiển vi.

Nếu bạn không hệ thống điều hòa trung tâm, hãy đầu tư sắm thiết bị làm sạch không khí hiệu quả cao.

- Kiểm tra mức độ chất lượng không khí hiện tại của thành phố bạn và cố gắng ở trong nhà khi ô nhiễm ngoài trời cao.

Nếu bạn buộc phải ra ngoài, hãy tránh tập thể thao, đặc biệt quanh các khu vực mật độ giao thông cao như các con đường đông người qua lại hoặc đường cao tốc.

(Nguồn: Pre)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại