Hầm hạt giống chống tận thế của nhân loại đang lâm nguy

SONG HY |

Mặc dù Na Uy cam kết chi tới 18 triệu USD nâng cấp hầm hạt giống toàn cầu đối phó với biến đổi khí hậu, nhưng mọi thứ đang diễn biến theo chiều hướng xấu.

Bên dưới lớp băng vĩnh cửu tại Svalbard nằm ở giữa Na Uy và Bắc Cực là một hầm hạt giống , giúp Trái Đất có thể sống sót khi chiến tranh xảy ra, hay một thiên thạch nào đó ngoài địa cầu tấn công.

Người ta vẫn thường nhắc đến nơi này với tên gọi “hầm hạt giống tận thế” hay hầm chứa Svalbard bởi nó chứa một số lượng lớn hạt giống giúp duy trì sự tồn vong của loài người khi tận thế xảy ra.

Tọa lạc trên đảo Spitsbergen, ngoài khơi bờ biển phía bắc của Na Uy, hầm hạt giống này nằm ngoài vùng ảnh hưởng của chiến tranh, gần như không chịu ảnh hưởng từ thảm họa thiên nhiên.

“Hầm ngầm này là minh chứng cho việc chúng ta hoàn toàn có thể đưa ra một giải pháp bền vững, lâu dài để nuôi sống thế giới này mãi mãi”, Marie Haga, giám đốc điều hành của hầm hạt giống cho biết.

Đó là chuyện của nhiều năm trước.

Do hiện tượng nóng lên toàn cầu, năm 2017, một lượng băng tan đã tràn xuống lối vào đường hầm và suýt chút nữa đe dọa tới số hạt giống bên trong. Sau sự cố này, chính phủ Na Uy cam kết sẽ chi 18 triệu USD để nâng cấp hầm, bảo vệ gần 900.000 hạt giống.

Nhưng theo một báo cáo mới đây của Trung tâm Dịch vụ Khí hậu Na Uy, tình hình đang rất khó kiểm soát. Băng trên các sông băng ở quần đảo Svalbard đang tan nhanh hơn do hiện tượng nóng lên toàn cầu . Nhiệt độ trung bình ở Longyearbyen, thị trấn đặt hầm trú ẩn cũng tăng nhanh hơn nhiều so với dự đoán.

Thậm chí một chuyên gia khí tượng Na Uy cho biết Longyearbyen đang nóng lên nhanh hơn bất cứ thị trấn nào trên thế giới.

Hầm hạt giống chống tận thế của nhân loại đang lâm nguy - Ảnh 1.

Người ta ước tính có gần 900.000 mẫu hạt giống khác nhau được cất giữ tại đây. (Ảnh: Washington Post)

Khu vực này cũng ghi nhận mức tăng mạnh về lượng mưa. Vào cuối thế kỷ 20, lượng mưa trung bình đo được ở đây là 0,2 m. Nhưng những trận mưa lớn trong vài năm trở lại đây khiến lượng mưa ở khu vực này chạm mức 0,05 m/ngày.

Mưa gây lở tuyết, đe dọa cuộc sống cuộc người dân. Một số trận lở tuyết trong vài năm gần đây đã phá hủy nhiều ngôi nhà và khiến 1 người thiệt mạng trong năm 2015.

Các nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng khu vực Bắc Cực bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng bởi sự nóng lên toàn cầu.

Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy, nhiệt độ ở Bắc Cực đang tăng lên nhanh gấp 2 lần so với phần còn lại của thế giới. Các quần thể động vật tại đây cũng giảm gần 50% trong 20 năm qua.

"Tôi hiếm khi dùng từ này, nhưng những gì xảy ra ở Svalbard là cực kỳ đáng báo động. Nhiệt độ tại Bắc Cực đang tăng nhanh hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới. Biến đổi khí hậu đã gây ra hậu quả nghiêm trọng cho thiên nhiên, động vật và cộng đồng dân cư", ông Ellen Hambro, Giám đốc Cơ quan Môi trường Na Uy Ellen Hambro nói.

 (Nguồn: Bustle )

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại