Điểm yếu khó có thể cứu vãn được của lực lượng lính dù Nga

QS |

Nga đang gặp phải một vấn đề nan giải, đó là họ có quá nhiều lính dù nhưng lại không đủ máy bay vận tải để vận chuyển số binh sĩ này.

Nga có lực lượng lính dù lớn nhất trên thế giới. Được đào tạo tốt và trang bị xe bọc thép "nhảy dù" để cơ động và hỗ trợ hỏa lực trên mặt đất, lực lượng đổ bộ đường không Nga (VDV) là lực lượng tấn công viễn chinh của Kremlin, dẫn đầu chiến dịch của Nga tại Afghanistan năm 1979 và Crimea năm 2014.

Tuy nhiên, theo OE Watch, tạp chí của Văn phòng Các nghiên cứu Quân sự Nước ngoài - Quân đội Mỹ, Nga đang gặp phải một vấn đề nan giải, đó là họ có quá nhiều lính dù nhưng lại không đủ máy bay vận tải để vận chuyển số binh sĩ này.

Một nhà bình luận của Nga cho biết, do được sự hậu thuẫn về mặt chính trị nên lực lượng lính dù Nga không thể bị cắt giảm. Điều đáng nói là bình luận này lại xuất hiện trên tờ báo ủng hộ chính phủ Nga - Izvestia.

Không quân Nga hiện có khoảng 120 máy bay vận tải IL-76 - mẫu máy bay tương tự như C-17 của Mỹ.

"Cần lưu ý rằng 45 chiếc máy bay loại này đã tham gia cuộc tập trận gần đây của Nga, chúng chỉ đủ chỗ để thả dù chưa đầy 1 trung đoàn VDV, trong đó có 2 tiểu đoàn trang bị xe bọc thép", dịch giả Ilya Kramnik viết trên OE Watch, "Nếu tính như vậy, toàn bộ phi đoàn IL-76 sẽ chỉ đủ chỗ để triển khai chưa đầy 2 trung đoàn lính dù với trang bị vũ khí tiêu chuẩn cho một phi vụ".

Nói cách khác, mặc dù duy trì một lực lượng lính dù đa sư đoàn nhưng Nga chỉ có khả năng triển khai chưa đầy một sư đoàn lính dù vào một thời điểm bất kỳ. Vấn đề này đã tồn tại từ thời Liên bang Xô Viết.

"Chúng ta không thể thay đổi tình thế bởi nó đòi hỏi quy mô lực lượng không vận của Nga phải tăng gấp nhiều lần. Điều này làm dấy lên những câu hỏi về mức độ hiệu quả của việc phân bổ các nguồn lực quốc phòng, trong khi chi phí dành cho các thiết bị dù đặc chủng và chi phí huấn luyện lính dù rất cao" - Kramnik viết.

Tất nhiên, các máy bay vận tải của Nga có thể bay nhiều lần. Như những gì khối Đồng Minh từng lĩnh hội được sau thất bại của chiến dịch đổ bộ đường không Market Garden tháng 9/1944 thì lính dù đổ bộ theo nhiều đợt rất nguy hiểm.

Chỉ một số ít lính dù đổ bộ trong đợt đầu tiên, tạo điều kiện để yếu tố gây bất ngờ - những lính dù được vũ trang nhẹ nhưng "khủng" nhất - có thể dễ dàng đạt được mục tiêu của họ.

Song, điều này làm dấy lên một câu hỏi hiển nhiên: Tại sao Nga không cắt giảm số lượng lính dù để phù hợp với số máy bay vận tải?

Mỹ chỉ có khoảng 200 chiếc C-17 nhưng con số này đủ để triển khai một sư đoàn lính dù và thêm một số đơn vị đặc nhiệm. Kể từ sau thời kỳ hoàng kim thời Thế chiến 2, lực lượng đổ bộ đường không thực hiện khá ít phi vụ tác chiến. Giờ đây, họ chủ yếu giữ vai trò như bộ binh hạng nhẹ tinh nhuệ.

Theo Kramnik, câu trả lời nằm ở yếu tố chính trị. "Xét tới cấu trúc của lực lượng vũ trang Nga và sức nặng chính trị của VDV, chúng tôi nhận ra rằng khó có khả năng ai đó sẽ tiến hành một cuộc cải cách triệt để trong tương lai gần" - Kramnik viết.

Sprut – Xe tăng của lính dù. Nguồn: Truyền hình Quốc phòng Việt Nam.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại