Giải thưởng Oscar đã phải thay đổi vì bộ phim này

Gia Linh |

Người nghệ sĩ hóa trang chưa thực sự được coi trọng cho đến khi The Elephant Man ra đời.

Dựa trên câu chuyện có thật đầy cảm xúc

The Elephant Man kể về câu chuyện cuộc đời của Joseph Merrick, người đàn ông không may mắc chứng bệnh hiểm nghèo vào thế kỷ thứ 19 ở London, Anh.

Joseph còn được biết đến cái tên là Người Voi vì khắp người ông nổi lên những u cục sần sùi không thể chữa khỏi. Trong suốt nhiều năm, người đàn ông đáng thương này bị đối xử như một vật trưng bày nhằm thỏa mãn tính hiều kỳ của người dân.

Trailer phim The Elephant Man.

Câu chuyện cảm động này đã làm lay động những nhà làm phim ở Hollywood. Qua The Elephant Man, họ muốn truyền tải một thông điệp nhân văn đó là con người dù ở trong bất kì hình hài nào cũng đều phải được tôn trọng, yêu thương và đối xử bình đẳng.

Giải thưởng Oscar đã phải thay đổi vì bộ phim này - Ảnh 2.

Nguyên mẫu Joseph Merrick ngoài đời.

Ở bộ phim, khán giả sẽ thấy phẫn nộ vì sự vô cảm của những người dân khi đến xem Người Voi được trưng bày, sẽ thấy tức giận khi một người hoàn toàn vô tội bị đối xử tệ bạc chỉ vì vẻ ngoài và sẽ phải rơi nước mắt trước những khó khăn mà nhân vật tội nghiệp ấy đã trải qua.

Với những cung bậc cảm xúc mạnh mẽ mà The Elephant Man đem lại, bộ phim đã nhận được phản hồi và sự ủng hộ tích cực từ công chúng. Tám đề cử Oscar đã được dành cho bộ phim, bao gồm cả giải cho hạng mục Phim Xuất sắc nhất.

Khi hình hài xấu xí lại gợi lên xúc cảm mãnh liệt

Nhân vật chính của bộ phim là một con người phải chịu nhiều khiếm khuyết trên cơ thể. Các nhà làm phim có tham vọng muốn dựng lên hình ảnh đó một cách chân thực nhất.

Nếu như ngày nay việc hóa trang cho nhân vật đã trở nên vô cùng đơn giản, mọi hình hài đều có thể biến hóa qua phép màu của máy tính thì vào những năm 80, công cụ hóa trang còn rất thô sơ.

Giải thưởng Oscar đã phải thay đổi vì bộ phim này - Ảnh 3.

Poster của bộ phim.

Christopher Tucker, bàn tay tài hoa đằng sau bộ phim đã phải tự mình tạo khuôn và đắp bột cho diễn viên John Hurt, người thủ vai Người Voi.

Vì được hoàn toàn làm bằng những nguyên liệu và công cụ thô sơ nên quá trình hóa trang thành nhân vật Joseph Merrick tốn rất nhiều thời gian và công sức của cả diễn viên lẫn chuyên viên trang điểm.

Mỗi lần ngồi trước bàn phấn, diễn viên John Hurt lại phải ngồi yên ở đó trong suốt 7 8 tiếng mỗi ngày. Để tháo bỏ và tẩy trang cũng phải mất 2 tiếng.

Giải thưởng Oscar đã phải thay đổi vì bộ phim này - Ảnh 4.

Diễn viên John Hurt và nhân vật Người Voi mà ông thủ vai.

Để hoàn thành tốt vai diễn, nam diễn viên này đã phải có mặt ở phim trường từ 5 giờ sáng và quay phim từ trưa đến tận 10 giờ tối. Vì khối lượng làm việc mỗi ngày là quá lớn nên John chỉ có thể đi quay vào cách ngày.

Tuy nhiên những công sức mà mọi người bỏ ra là không uổng phí, hình ảnh Người Voi tuy xấu xí nhưng qua bàn tay của Christopher Tucker thì nó lại rất chân thật và có hồn, đem lại những xúc cảm mãnh liệt tới cho khán giả.

Giải thưởng Oscar đã phải thay đổi vì bộ phim này - Ảnh 5.

Giải thưởng Oscar đã phải thay đổi vì bộ phim này - Ảnh 6.

Quá trình tạo khuôn và hóa trang cho diễn viên.

Tạo phẩm của Tucker trong bộ phim đã khiến người ta phải băn khoăn về cái nghề hóa trang trong công nghiệp điện ảnh, liệu nó đã được quan tâm một cách đúng mức.

Người ta khi đó chỉ biết rằng bộ phim thành công được cũng do công lớn nhờ tạo hình hóa trang nhưng lại chẳng có một giải thưởng hay sự tôn vinh nào được ghi nhận.

Giải thưởng Oscar đã phải thay đổi vì bộ phim này - Ảnh 7.

Nhận thức được sự thiếu sót đó, một lá thư yêu cầu đã được gửi tới Viện Hàn lâm Điện ảnh, bày tỏ sự mong muốn có một hạng mục giải thưởng dành cho những nghệ sĩ hóa trang.

Năm 1982, hạng mục này mới lần đầu xuất hiện. Mặc dù Christopher Tucker chưa được nhận tượng vàng nào nhưng chính những nỗ lực và sự cống hiến của ông lại khiến cả một giải thưởng điện ảnh lớn nhất thế giới phải thay đổi.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại