Giải mã bí ẩn về hành tinh 1 năm dài bằng 20.000 năm Trái đất

An Dương |

Các nhà khoa học mới đây đã phát hiện tành tinh thứ 9 nằm ngoài cùng của Hệ Mặt trời. Hành tinh này có quỹ đạo cực lớn và 1 năm sẽ dài bằng 20.000 năm ở Trái đất.

Theo Viện Công nghệ California (Mỹ), hành tinh bí ẩn mà giới khoa học tạm đặt tên là hành tinh thứ 9 nằm ở ngoài cùng của hệ mặt trời, xa hơn cả Sao Hải Vương mà con người chưa đủ sức để quan sát được.

Trong phát biểu mới nhất trên tờ Quanta, nhóm nghiên cứu đến từ Viện Công nghệ California (Mỹ) cũng cho biết theo các tính toán hành tinh bí ẩn này có kích thước gấp 4 lần và trọng lượng gấp 10 lần trái đất.

Ở rất xa mặt trời, nó sẽ có một quỹ đạo khổng lồ và mất rất nhiều thời gian để quay hết một vòng quanh mặt trời. Vì vậy, một năm trên hành tinh này sẽ dài bằng 10.000-20.000 năm ở trái đất.

Nghiên cứu bắt nguồn từ phát hiện cũng của Viện Công nghệ California năm 2016, khi họ quan sát các vật thể được xác định là những khối đá băng giá, di chuyển theo một quỹ đạo ở nơi xa xôi ngoài rìa hệ mặt trời, xa hơn Sao Hải Vương là hành tinh xa nhất.

Quỹ đạo đó cho thấy các vật thể băng giá có thể bị tác động bởi lực hấp dẫn của một hành tinh. Từ đó đến nay, họ tìm thấy thêm nhiều bằng chứng khác về sự tồn tại của hành tinh thứ 9.

Tiến sĩ Konstantin Batygin - nhà vật lý thiên văn, thành viên nhóm nghiên cứu - cho biết họ đang tiến đến gần cuối hành trình tìm kiếm hành tinh bí ẩn.

Hiện tại, họ đã chuyển sang sử dụng Kính viễn vọng không gian Subaru đặt ở Hawaii và hy vọng có thể quan sát được Hành tinh thứ 9 trong nay mai.

Đây không phải là nhóm khoa học gia đầu tiên đưa ra lý thuyết hành tinh thứ 9, cũng như các bằng chứng về nó. Nhiều cơ quan thiên văn học - vũ trụ trên thế giới cũng đang chạy đua để tìm kiếm miền đất bí ẩn này, bao gồm NASA.

Liên quan tới hành tinh thứ 9 này, trước đó vào năm 2016, sau một tuần tranh luận, 2.500 nhà thiên văn học từ 75 quốc gia trên thế giới đã quyết định "tước danh hiệu" hành tinh của Diêm Vương Tinh.

Như vậy hiện nay trong Thái dương hệ chỉ còn 8 hành tinh là Thủy Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Hải Vương Tinh và Thiên Vương Tinh.

Định nghĩa mới về hành tinh do các nhà khoa học đưa ra là: "một thiên thể quay quanh mặt trời, có khối lượng lớn, có trọng lực đủ lớn để chống các lực khác để tạo cho hành tinh có dạng hình cầu và quỹ đạo quay không ở gần các hành tinh khác".

Có thể thấy Diêm Vương Tinh không đủ điều kiện để thỏa mãn định nghĩa hành tinh mới bởi vì quỹ đạo thuôn dài của nó chồng lên quỹ đạo của Hải Vương Tinh.

Thay vào đó, Diêm Vương Tinh được các nhà thiên văn học liệt vào "hành tinh lùn", thuật ngữ tương đương và sẽ thay thế cho "tiểu hành tinh" xưa nay vẫn dùng.

Hành tinh lùn bao gồm những vật thể nhỏ bay xung quanh mặt trời như thiên thạch, sao chổi, sao băng và những vệ tinh tự nhiên trong hệ mặt trời.

Kể từ sau khi Sao Diêm Vương không còn được coi là một hành tinh, giới khoa học đồng thuận rằng hệ mặt trời của chúng ta có 8 hành tinh. Thế nhưng, những bằng chứng mới lại cho thấy nó thực sự có 9 hành tinh.

(T/h)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại