Gân gà thối từ Lào, "đeo vòng" cho lợn, và vườn rau sân thượng của anh bếp trưởng

Ngọc Vũ |

Gân gà một là món khoái khẩu, hạt tiêu là món gia vị không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày nhưng đáng buồn thay, nếu không cẩn thận rất dễ ăn phải đồ bẩn và pha tạp chất.

Những nôi dung chính có trong Bản tin Thực phẩm an toàn số 8:

• Gân gà bốc mùi từ Lào nhập lậu qua cửa khẩu Lao Bảo

• Ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn trưa

• Thương lái được phép "đeo vòng" cho lợn, người tiêu dùng lo lắng

• Vườn rau trên trần nhà của người bếp trưởng

• Pha trộn tạp chất vào tiêu lép để bán kiếm lời

• Công thức vàng tuần này: Trứng giấm phòng ngừa tiểu đường

Gân gà "bẩn" từ Lào tìm mọi cách vào Việt Nam

Theo Nhân Dân Điện tử, ngày 28/3 Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) đã bắt quả tang một đối tượng dùng ô tô vận chuyển 700kg thịt gân gà không rõ nguồn gốc, giấy tờ, nhập lậu từ Lào về Việt Nam. Số chân gà này được đóng trong 9 thùng xốp. 

Ngay sau đó ngày 1/4, thông tin trên tờ Dân Trí cho biết, cũng là Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo tiếp tục bắt quả tang 4 xe ôm dùng 4 xe máy chở 4 thùng xốp chứa thịt gân gà không rõ nguồn gốc, xuất xứ. 

Thống kê trong 1 tuần qua, có hơn 1.500kg loại hàng này bị bắt giữ. Điều đáng nói, có những lô hàng có dấu hiệu bốc mùi thối.

Gân gà thối từ Lào, đeo vòng cho lợn, và vườn rau sân thượng của anh bếp trưởng - Ảnh 2.

Lực lượng chức năng bắt giữ xe ô tô vận chuyển gân gà trái phép. Ảnh: NDĐT

Gân gà là một món ăn giàu dinh dưỡng. Trong đông y, gân gà có tên thuốc là kê cân, có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ dưỡng cao, mạnh sinh lực, cường gân cốt. Được chế biến làm nhiều món ăn ngon như gân gà ngâm dấm, gân gà rang muối… nên được dân nhậu ưa chuộng.

Báo động tình trạng công nhân ngộ độc thực phẩm sau bữa trưa

Tình trạng ngộ độc thực phẩm, ngộ độc rượu tập thể xảy ra đang ở mức báo động trong các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX). 

Vụ mới nhất, theo báo Gia đình & Xã hội ngày 1/4, sau bữa ăn trưa tại Công ty TNHH điện tử BSE Việt Nam, nhiều công nhân đã có các triệu chứng đau bụng, chóng mặt, buồn nôn và đã được đưa đến Bệnh viện đa khoa 115 Nghệ An cấp cứu.

Chị Lê Thị Lợi (công nhân tại công ty BSE) kể: "Chúng tôi ăn trưa lúc 12h30 với các món thịt kho, đậu phụ, bắp cải, rau sào thập cẩm. Đến hơn 13h30 thì tôi bắt đầu thấy đau bụng, buồn nôn. Nhìn xung quanh tôi cũng thấy nhiều công nhân cũng có triệu chứng này".

Gân gà thối từ Lào, đeo vòng cho lợn, và vườn rau sân thượng của anh bếp trưởng - Ảnh 3.

Các bác sĩ đang cấp cứu cho nhiều bệnh nhân nghi ngộ độc thực phẩm. Ảnh: V.Đồng

Đặc biệt là có một số người không ăn cơm mà chỉ ăn bánh mỳ, uống sữa cũng bị ngộ độc và có biêu hiện chóng mặt, buồn nôn, đau bụng và một số người đi ngoài. Điều này đặt ra nghi vấn về chất lượng thực phẩm trong bữa ăn của công nhân.

Ông Hoàng Quốc Sơn, Chi cục phó Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Nghệ An, cho  biết chi cục đã lấy tất cả mẫu lưu thực phẩm tại Công ty điện tử BSE, đồng thời cũng kiểm tra cơ sở vật chất khu bếp của công ty này để tìm nguyên nhân dẫn đến các công nhân bị các triệu chứng trên.

Thương lái được quyền "đeo vòng" cho heo, người tiêu dùng lo lắng

Mới đây, Sở Công thương TP HCM lại cho phép các thương lái đeo vòng nhận diện cho heo và kích hoạt chúng. Đây là thông tin do đại diện Sở Công thương TPHCM cho biết buổi họp báo quý I chiều ngày 3/4.

Thay vì được các cơ quan chức năng kiểm soát, người chăn nuôi được "dán nhãn" lên sản phẩm của họ, thì giờ đây công việc này được chuyển hoàn toàn cho thương lái! Người tiêu dùng có quyền lo lắng cho tính công tâm, trung thực trong việc này.

Ông Nguyễn Nguyên Phương – Trưởng phòng Quản lý thương mại Sở Công thương TP HCM thừa nhận trên báo Tiền phong: "Việc truy xuất hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, người chăn nuôi cũng chưa biết cách truy xuất đeo vòng nên lãnh đạo TP chấp nhận để thương lái đeo vòng nhận diện cho heo, nhưng phải khai thông tin mua heo từ trại nào. 

Khi nào hệ thống quản lý hoàn thiện, người chăn nuôi đã được phổ biến, hướng dẫn mọi cách thức cũng như quy trình kích hoạt vòng đeo, họ sẽ phải là người thực hiện khâu đeo vòng nhận diện cho heo chứ không phải để thương lái đeo như hiện nay. TP HCM cũng sẽ hỗ trợ 50% chi phí mua vòng cho các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trong tháng đầu tiên".

Gân gà thối từ Lào, đeo vòng cho lợn, và vườn rau sân thượng của anh bếp trưởng - Ảnh 4.

Thông tin thương lái "được" đeo vòng cho heo khiến người tiêu dùng lo lắng. Ảnh: Tiền Phong

Đề án Quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo đã được chính thức triển khai tại 2 chợ đầu mối Bình Điền và Hóc Môn, chiếm khoảng 70-80% sản lượng thịt cung ứng cho TP HCM, từ ngày 1/3. 

Đã có 713 cơ sở chăn nuôi đăng ký tham gia, 56 cơ sở thực hiện kích hoạt thông tin, 385 cơ sở kinh doanh thuộc hệ thống phân phối hiện đại tham gia đề án.

Dự kiến thời gian sắp tới, TP HCM sẽ tiến hành truy xuất nguồn gốc thịt gia cầm và trứng gia cầm.

Thực phẩm bẩn vẫn bủa vây, nguồn gốc mập mờ, vậy làm thế nào để tránh? Thử tham khảo cách làm của ông bố này nhé.

Đầu tư 30 triệu, ông bố 2 con sở hữu vườn rau đáng mơ ước trên sân thượng

Đây không phải là cách nhà nào cũng áp dụng được, ví như căn hộ chung cư chẳng hạn thì chịu nhưng nhà phố thì có khả năng áp dụng nhằm yên tâm hơn cho mỗi bữa ăn hàng ngày. Mặt khác cũng là thú vui tao nhã mỗi khi nghỉ ngơi. Câu chuyện được đăng tải trên Trí Thức Trẻ/Afamily ngày 5/4 (xem chi tiết

Anh Bùi Minh Tuấn là bếp trưởng của khách sạn nổi tiếng ở Hà Nội, tưởng bận rộn như vậy thì quỹ thời gian chỉ còn để nghỉ ngơi. Nhưng anh đã tạo dựng được một vườn rau cho gia đình mà ai nhìn vào cũng phải mơ ước.

Với khoản đầu tư chỉ khoảng 30 triệu đồng, vườn rau trên sân thượng của gia đình anh có diện tích khoảng 50m², anh đã cùng vợ tranh thủ thời gian vào buổi tối muộn sau khi cơm nước, chăm sóc con cái và buổi sáng sớm trước khi đi làm để chăm sóc cho vườn rau luôn xanh non mơn mởn.

Gân gà thối từ Lào, đeo vòng cho lợn, và vườn rau sân thượng của anh bếp trưởng - Ảnh 5.

Gân gà thối từ Lào, đeo vòng cho lợn, và vườn rau sân thượng của anh bếp trưởng - Ảnh 6.

Với sự khéo léo sắp đặt cũng như thiết kế hệ thống giàn treo bằng khung kim loại kiên cố. Kệ ở dưới kê những hộp xốp trồng rau và cũng giúp dễ dàng phân chia khu vực để đảm bảo mùa nào thức đó,  xen canh gối vụ đảm bảo đủ cung cấp rau ăn cho gia đình mình có 4 người gồm hai vợ chồng và hai con.

Không chỉ trồng rau để có nguồn thực phẩm sạch cho vợ con ăn mỗi ngày, anh Tuấn còn thiết kế chuồng nuôi gà lấy trứng và thịt.

Gân gà thối từ Lào, đeo vòng cho lợn, và vườn rau sân thượng của anh bếp trưởng - Ảnh 7.

Sắp tới anh cũng sẽ làm thêm hệ thống chuồng trại để nuôi thêm được nhiều gà lấy thịt và lấy trứng và còn nghiên cứu để nuôi thêm được cả cá quả và cá trê nữa. 

Đến hạt tiêu gia vị cũng bị pha tạp chất!

Gần đây, người dân đã rất bất an trước tình trạng nhiều vụ bơm, pha trộn tạp chất vào tôm, cà phê…Đáng buồn thay, chỉ trong thời gian ngắn, công an liên tục phát hiện hai cơ sở chuyên pha trộn tạp chất không rõ nguồn gốc vào hàng tấn hạt tiêu ở huyện Bù Gia Mập và huyện Phú Riềng tỉnh Bình Phước.

Theo tờ  Công an nhân dân, kiểm tra điểm thu mua hạt tiêu tại thôn Bình Điền, xã Bình Sơn do Dư Thị Mãi và Lê Văn Long cùng làm chủ, công an phát hiện điều mờ ám ngay phía sau ngôi nhà.

2 người gồm Dư Công Hoàng (49 tuổi, quê Thanh Hóa) và Lê Ích Tư (37 tuổi, ngụ xã Đa Kia, huyện Bù Gia Mập) bị bắt quả tang đang pha trộn các loại tạp chất không có nhãn mác ghi nguồn gốc xuất xứ, nấu trong chiếc nồi lớn để tạo thành loại tạp chất dẻo, màu nâu và có mùi hôi.

Công thức chế biến rất đơn giản, sau khi nấu khoảng 2 tiếng đồng hồ thì múc tạp chất này ra trộn với hạt tiêu lép để thành hạt tiêu căng tròn và màu sắc đẹp hơn. Tỷ lệ pha trộn là 1 nồi tạp chất 60 lít trộn với 60 kg hạt tiêu lép, rồi phơi khô để biến hạt tiêu lép thành tiêu có trọng lượng nặng hơn và có màu đen hơn.

Gân gà thối từ Lào, đeo vòng cho lợn, và vườn rau sân thượng của anh bếp trưởng - Ảnh 8.

Dư Công Hoàng và Lê Ích Tư pha trộn, đảo đều cho tạp chất thấm, dính chặt vào hạt tiêu lép để đem phơi khô thành phẩm. Ảnh: CAND

Long và Mãi thu mua hạt tiêu lép trong dân rồi thuê người quen nấu tạp chất pha trộn với tiêu lép nhằm bán được giá cao hơn, hưởng tiền chênh lệch so với hạt tiêu cùng loại. Mỗi ngày, pha trộn trên 200kg hạt tiêu lép để tăng trọng lượng lên khoảng 250kg hạt tiêu có chất lượng cao hơn. Khi bán ra thị trường thì thu được số tiền lãi hơn 2.500.000đ.

Chủ hàng Lê Văn Long còn cho biết thêm, những tạp chất pha trộn với hạt tiêu chủ yếu là bột bắp xay nhuyễn và một loại tinh bột mà đỏ sẫm (nhờ người mua tại TP Hồ Chí Minh. Khi đổ vào nước sẽ chuyển màu đen ngay lập tức). 

Hạt tiêu sau khi pha trộn thành phẩm sẽ xuất bán cho các thương lái, đem tiêu thụ ở các chợ trên địa bàn trong và ngoài tỉnh cho người tiêu dùng. 

Gân gà thối từ Lào, đeo vòng cho lợn, và vườn rau sân thượng của anh bếp trưởng - Ảnh 9.

Nội dung: Hoàng Hương. Đồ họa: Mạnh Quân.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại