Ám ảnh ngôi làng của những bệnh nhân tâm thần ở Indonesia

Khánh Ly |

Ở làng Sidoharjo, Jambon, Indonesia, có hàng nghìn trẻ vị thành niên và người lớn mắc hội chứng Down hoặc thiểu năng trí tuệ bị giam cầm trong không gian tối tăm, chật hẹp.

Bộ ảnh gây sốc về cuộc sống của những bệnh nhân tâm thần và thiểu năng trí tuệ khiến cho chúng ta không khỏi ám ảnh.

Người phụ nữ tên Sijum, 40 tuổi mắc hội chứng Down nằm bất động há mồm đón thức ăn mẹ bón hay anh Saimun đã 45 tuổi nhưng chỉ biết ngồi đờ đẫn dưới sàn nhà với đôi chân bị xiềng xích trong suốt 20 năm chỉ là hai con người đáng thương trong ngôi làng này.


Bà Sinem mắc chứng Down ngồi lặng im dưới sàn nhà ẩm ướt ở làng Krebet.

Bà Sinem mắc chứng Down ngồi lặng im dưới sàn nhà ẩm ướt ở làng Krebet.


Ông Bosmot 55 tuổi mắc bệnh giống như bà Sinem.

Ông Bosmot 55 tuổi mắc bệnh giống như bà Sinem.

Hoàn cảnh sống của những bệnh nhân này vô cùng khốn khó, nhiều người còn bị suy dinh dưỡng, khiếm thị, khiếm thính. Chính phủ cũng như dân làng cho rằng nguyên nhân chính gây nên tình trạng này là do loạn luân, thiếu dinh dưỡng và thiếu i-ốt.

Hơn 400 gia đình của những người thiểu năng ở Ponorogo, phía đông đảo Java chỉ kiếm được từ 30 đến 50 USD/tháng, không đủ để lo tiền sinh hoạt huống hồ là đem người thân đi bệnh viện chữa trị.

Chính vì vậy, cách phổ biến nhất để giữ những bệnh nhân này không ra ngoài gây rối là xích hoặc nhốt họ lại. Đây là việc làm phạm pháp tuy nhiên nó vẫn được áp dụng trên khắp cả nước, đặc biệt là vùng nông thôn, nơi có dịch vụ y tế nghèo nàn và còn nhiều hủ tục.


Quan chức chính phủ cho rằng nguyên nhân chính là do loạn luân, thiếu dinh dưỡng và thiếu i-ốt.

Quan chức chính phủ cho rằng nguyên nhân chính là do loạn luân, thiếu dinh dưỡng và thiếu i-ốt.


Anh Suhananto 30 tuổi đã “sống” trong chiếc lồng chật hẹp này hơn 1 năm.

Anh Suhananto 30 tuổi đã “sống” trong chiếc lồng chật hẹp này hơn 1 năm.

Dù chính phủ Indonesia đã ban lệnh cấm hành vi giam cầm dã man này từ năm 1977 song hoàn toàn không có tác dụng.

Theo thống kê của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), hiện nay, trên thế giới, có hơn 57 nghìn người đã từng bị xích hoặc nhốt và khoảng 18 nghìn người đang bị đối xử như vậy. Phần lớn trong số đó là những người thiểu năng trí tuệ.


Cả 2 anh em bà Legi và ông Saremon đều mắc chứng Down.

Cả 2 anh em bà Legi và ông Saremon đều mắc chứng Down.


Bà Simus 60 tuổi trong ngôi nhà tối tăm, bừa bộn của mình.

Bà Simus 60 tuổi trong ngôi nhà tối tăm, bừa bộn của mình.

Bản báo cáo còn liệt kê ngoài xiềng xích, những người thiểu năng ở Indo còn bị bạo lực tình dục, chữa bệnh bằng cách sốc điện, nhốt và cô lập trong những nơi bẩn thiu, chật hẹp.

Với dân số hơn 250 triệu dân, Indo chỉ có 48 bệnh viện tâm thần và hầu hết đều ở thành phố. Ở quốc gia mà phần lớn theo đạo Hồi này, nhiều gia đình chỉ có thể trói người bệnh lại vì việc điều trị là chuyện vô cùng khó khăn với người dân ở vùng sâu vùng xa.


Gia đình của cô gái 19 tuổi Dwi Sarnawati chỉ kiếm được 30 đến 50 đô mỗi tháng.

Gia đình của cô gái 19 tuổi Dwi Sarnawati chỉ kiếm được 30 đến 50 đô mỗi tháng.


Bà Gondek, 50 tuổi mắc chứng Down đang nhặt nhạnh lúa còn sót lại sau mùa thu hoạch.

Bà Gondek, 50 tuổi mắc chứng Down đang nhặt nhạnh lúa còn sót lại sau mùa thu hoạch.


Sati 39 tuổi đi tắm nhờ sự giúp đỡ của mẹ.

Sati 39 tuổi đi tắm nhờ sự giúp đỡ của mẹ.


Rất nhiều bệnh nhân bị suy dinh dưỡng, khiếm thính và khiếm thị.

Rất nhiều bệnh nhân bị suy dinh dưỡng, khiếm thính và khiếm thị.


Hơn 400 gia đình của những người thiểu năng ở Ponorogo, phía đông đảo Java chỉ kiếm được từ 30 đến 50 USD/tháng, không đủ để lo tiền sinh hoạt huống hồ là đem người thân đi bệnh viện chữa trị.

Hơn 400 gia đình của những người thiểu năng ở Ponorogo, phía đông đảo Java chỉ kiếm được từ 30 đến 50 USD/tháng, không đủ để lo tiền sinh hoạt huống hồ là đem người thân đi bệnh viện chữa trị.


Andika 17 tuổi mắc hội chứng Down.

Andika 17 tuổi mắc hội chứng Down.


Theo thống kê của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), hiện nay, trên thế giới, có hơn 57 nghìn người đã từng bị xích hoặc nhốt và khoảng 18 nghìn người đang bị đối xử như vậy.

Theo thống kê của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), hiện nay, trên thế giới, có hơn 57 nghìn người đã từng bị xích hoặc nhốt và khoảng 18 nghìn người đang bị đối xử như vậy.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại