Điều phi lý trong cuộc chiến giữa "người và thú" của những bộ phim bom tấn

Nguyễn Hằng |

Nhiều cuộc chiến dữ dội giữa người và siêu thú trên màn ảnh hóa ra lại là sai lầm đi ngược lại một số sự thật về tự nhiên.

Trong các bộ phim bom tấn của điện ảnh thế giới có không ít cảnh chiến đấu vô cùng ngoạn mục giữa con người và động vật. Tuy nhiên, đôi khi để tạo ra những thước phim ấn tượng đó mà các đạo diễn đã hoàn toàn quên đi sự thật về một số khía cạnh về mặt sinh học. Trên thực tế, chúng không có khả năng xảy ra trong đời thực.

The Revenant (Người về từ cõi chết): Siêu phẩm năm 2015 chiến thắng tới 3 giải Oscar

Điều phi lý trong cuộc chiến giữa người và thú của những bộ phim bom tấn - Ảnh 1.

Phim "Người về từ cõi chết" gây tiếng vang lớn vào năm 2015.

Cảnh tượng Hugh Glass (nhân vật do Leonardo DiCaprio đảm nhận) bị một con gấu mẹ tấn công là một trong những khoảnh khắc ngoạn mục và phi thực tế nhất trong siêu phẩm điện ảnh này. Cụ thể, con gấu to lớn tấn công bằng cách dùng móng vuốt, răng nanh và nhảy chồm lên người nhân vật Hugh.

Tuy nhiên, việc người này sống sót sau những cú tấn công hiểm hóc của con gấu này là điều chỉ có trên phim ảnh. Bởi vì, trên thực tế, lực cắn của gấu là 1.160psi, móng vuốt cuả chúng dài khoảng 10-15 cm và trọng lượng của loài vật này dao động trong khoảng 300-400kg.

Điều phi lý trong cuộc chiến giữa người và thú của những bộ phim bom tấn - Ảnh 2.

Cảnh tượng nhân vật chính trong phim sống sót trong cuộc chiến với gấu lớn.

Điều này có nghĩa là việc sống sót trong một cuộc chiến với con vật có lực cắn mạnh tới vậy là một nhiệm vụ bất khả thi.

Một điều kỳ lạ nữa trong bộ phim này, đó chính là phân đoạn con gấu xám to lớn tấn công nhân vật nam chính bởi vì anh ta là mối đe dọa đối với đàn con nhỏ của nó. Trong tự nhiên, đối với một bà mẹ, không có gì quan trọng hơn việc bảo vệ những đứa con của mình, tuy nhiên con gấu lại dừng lại ở giữa cuộc chiến và còn để "mối đe dọa" sống sót rồi bỏ đi mất.

Điều phi lý trong cuộc chiến giữa người và thú của những bộ phim bom tấn - Ảnh 3.

Hugh Glass sẽ không thể sống sót nếu rơi vào hoàn cảnh tương tự ở ngoài đời thực.

Trong một phân cảnh khác, nhân vật Hugh Glass cởi quần áo ướt ra và giấu mình vào bên trong bụng một con ngựa để giữ ấm. Đây cũng là một phương pháp đã được nhiều binh sĩ sử dụng trong chiến tranh, tuy nhiên, Hugh đã ở bên trong xác con ngựa suốt cả đêm.

Mặt khác, do tuyết rơi ở khắp mọi nơi nên chắc chắn nhiệt độ sẽ xuống dưới 0 độ C và xác chết của con ngựa sẽ bị đóng băng chỉ sau vài giờ đồng hồ. Nếu điều này xảy ra ở ngoài đời thực thì Hugh chắc chắn sẽ không có cơ hội ra ngoài vào buổi sáng hôm sau vì có thể bị đóng băng đến chết ngay trong đêm.

Alpha (2018) – Người thủ lĩnh: Cuộc chạm mặt đầu tiên giữa người và loài soái hung dữ

Alpha là bộ phim về đề tài sinh tồn. Với bối cảnh thời gian khoảng 20.000 năm trước (Kỷ băng hà), bộ phim đã tái hiện lại về quá trình con người thuần hóa loài sói hung dữ thời tiền sử trở thành loài vật trung thành.

Điều phi lý trong cuộc chiến giữa người và thú của những bộ phim bom tấn - Ảnh 4.

Ảnh: Columbia Pictures

Trong bộ phim này, người xem có thể thưởng thức những phong cảnh tuyệt đẹp và tình bạn hiếm thấy giữa một cậu bé và một con sói. Tuy nhiên, có thể nhận thấy khá rõ ràng về những lỗi sai trong tác phẩm điện ảnh này.

Cụ thể, mở đầu bộ phim là cuộc chiến giữa một chàng thiếu niên Keda và một con bò rừng. Nhưng đây cũng không thể coi đó là một cuộc chiến, bởi vì con vật chỉ tấn công vào chàng trai và nếu điều này xảy ra ở ngoài đời thực thì chắc chắn anh ta đã bị gãy xương hoặc bị thương tích không nhẹ.

Điều phi lý trong cuộc chiến giữa người và thú của những bộ phim bom tấn - Ảnh 5.

Keda sống sót kỳ diệu sau khi bị bò rừng tấn công và rơi xuống vách đá.

Trên phim, vào cuối cảnh tấn công, Keda bị rơi xuống vách đá nhưng đáng kinh ngạc khi cậu vẫn còn sống một cách kỳ diệu và chỉ bị trật khớp hông.

Điều phi lý trong cuộc chiến giữa người và thú của những bộ phim bom tấn - Ảnh 6.

Tình bạn đẹp giữa chàng thiếu niên Keda và chú chó sói trong phim Alpha (2018).

Ngoài ra, hành vi của con chó sói cũng khá kỳ lạ. Đó là nó quyết định ở lại và được Keda cứu giúp, trị thương. Điểm khác thường chính là vết thương ở chân của con sói không quá nghiêm trọng và đối với một loài vật hoang dã thì nó sẽ nhất quyết đi theo bầy đàn (đi bằng ba chân) chứ không chịu ở lại với kẻ địch.

Điều phi lý trong cuộc chiến giữa người và thú của những bộ phim bom tấn - Ảnh 7.

Con sói này có kích thước khá nhỏ so với loài sói sinh sống ở môi trường hoang dã.

Mặt khác, trong bộ phim, chúng ta có thể nhìn thấy những sinh vật to lớn như voi ma mút thời tiền sử, hổ răng kiếm, trong khi những con sói lại trông giống với loài sói hiện đại và kích cỡ thì nhỏ bé, không nổi trội so với các chú chó thông thường. Vây làm thế nào mà chúng có thể sinh tồn được trong thế giới toàn những "kẻ khổng lồ"?

The Meg (2018) – Cá mập siêu bạo chúa: "Siêu thú" có lực cắn đáng sợ

Điều phi lý trong cuộc chiến giữa người và thú của những bộ phim bom tấn - Ảnh 8.

The Meg, phim bom tấn về cá mập Megalodon.

The Meg là một bộ phim về đề tài cá mập Megalodon mới được công chiếu trong thời gian gần đây. Mặc dù thật khó để đánh giá về hành vi và ngoại hình của quái vật thời tiền sử nhưng tất cả những sinh vật đều tuân theo các quy luật nhất định về sinh học.

Cụ thể, trong phim này, kích thước của con Megalodon là khoảng 21,3 – 22,8m. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng kích thước của loài vật này chỉ là 18m.

Điều phi lý trong cuộc chiến giữa người và thú của những bộ phim bom tấn - Ảnh 9.

Ngoài đời thực, một kẻ săn mồi như Megalodon sẽ không dễ dàng bỏ qua con mồi ngay trước hàm của nó.

Hơn nữa, một nhân vật trong phim cũng nói rằng một con Megalodon có kích thước như trên thì có thể dễ dàng cắn đứt đôi một con cá voi, mặc dù họ không chỉ ra kích thước của loài vật này. Trên thực tế, một số con cá voi chỉ dài khoảng 4-5m như cá nhà táng lùn, trong khi kích thước của một con cá voi xanh dài khoảng 33,5m, gần gấp đôi so với kích thước của cá mập.

Mặt khác, xét về lực cắn, cá mập Megalodon có thể căn một con cá voi ra làm đôi (dựa trên thực tế nó có thể cắn một con tàu). Tuy nhiên, liệu nó có thể mở được hàm rộng tới mức đó không? Các nhà khoa học đã chứng minh rằng siêu cá mập Megalodon có thể tấn công cá voi nhưng với điều kiện những con cá này không được quá lớn và chỉ dài khoảng 12-15m.

Một điểm khác lạ trong phim là con cá mập chỉ tấn công một người. Nhưng trên thực té thì các nhà khoa học lại không cho rằng đó là hành vi săn mồi đặc trưng của một loài săn mồi thời tiền sử. Nó có thể sẽ bơi đến và tấn công ở nơi có nhiều người, chẳng hạn như bãi biển.

Cuối cùng, một chi tiết phi lý ở cuối phim đó là cảnh tượng con Magalodon tiếp cận những người bơi quá xa bờ và mở to hàm để chuẩn bị nuốt chửng, nhưng nó đã bỏ đi khi nghe thấy một tiếng kêu lớn của cá voi. Nếu là trong đời thực thì có lẽ một kẻ săn mồi hung tợn như Megalodon sẽ không dễ dàng từ bỏ những con mồi ngay trước hàm của nó.

Tham khảo ảnh/nguồn: BS

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại