Điều gì xảy ra khi bạn uống nước lúc đói?

Thùy Dung |

Uống nước lúc đói sẽ tác động tốt tới sức khỏe của bạn nếu được thực hiện đúng cách.

Phương pháp điều trị bệnh bằng nước của người Nhật đã xuất hiện ở đất nước mặt trời mọc từ rất lâu. Người Nhật đã sử dụng phương pháp này trong thời gian dài để chữa các bệnh khác nhau từ đau đầu cho tới ung thư.

Theo truyền thống Nhật Bản, liệu pháp điều trị bằng nước được sử dụng như phương pháp tự nhiên để chữa các bệnh: tiểu đường, viêm dạ dày, đau đầu, hen suyễn, viêm phế quản, viêm khớp, động kinh, bệnh tim, bệnh lao, thận, tiêu chảy, nôn mửa, táo bón, trĩ, tai mũi họng, các bệnh liên quan tới tử cung, ung thư và rối loạn kinh nguyệt.

Việc điều trị thường thực hiện ngay vào buổi sáng:

- Trước khi đánh răng, uống 640 ml (4 ly 160 ml) nước, lý tưởng nhất là nước bạn uống không chứa fluoride – một khoáng chất tự nhiên, giúp cho cấu trúc vỏ cứng của men răng cứng chắc hơn.

- 45 phút sau khi đánh răng, súc miệng sẽ không ăn uống gì.

- Ăn sáng bình thường.

- Kể từ khi dùng bữa sáng, không ăn thêm gì trong vòng 2 giờ.

Theo phương pháp truyền thống của Nhật, những người điều trị theo cách này nên uống nước ấm. Ở vùng Trung Đông, người dân không bao giờ uống nước lạnh khi ăn mà thường uống trà ấm.

Điều gì xảy ra khi bạn uống nước lúc đói? - Ảnh 1.

Uống nước lúc đói sẽ tác động tốt tới sức khỏe của bạn nếu được thực hiện đúng cách. Ảnh minh họa

Bạn có nên thường xuyên uống nước lúc bụng đói?

Thực tế, bạn nên uống nước lúc đói bụng theo các khoảng thời gian khác nhau để cải thiện tình trạng sức khỏe đối với từng căn bệnh.

- Cao huyết áp - 30 ngày

- Bệnh tiểu đường - 30 ngày

- Viêm dạ dày - 10 ngày

- Táo bón - 10 ngày

- Bệnh lao - 90 ngày

- Ung thư - 180 ngày

- Viêm khớp: tuần đầu tiên, những người bị viêm khớp nên thực hiện liệu pháp điều trị trong ba ngày và sau đó điều trị hàng ngày.

Nếu ban đầu bạn cảm thấy khó khăn khi uống một lượng lớn nước vào buổi sáng, bạn nên uống ít nước hơn khi bắt đầu điều trị rồi tăng dần lượng nước như yêu cầu.

Liệu pháp tương tự ở Ấn Độ nhưng gây tác dụng phụ

Một liệu pháp điều trị tương tự cũng được người Ấn Độ sử dụng, đó là chỉ uống 1500ml nước khi dạ dày rỗng.

Tuy nhiên, một số khuyến cáo chỉ ra rằng thận của chúng ta chỉ có thể xử lý 1000ml mỗi giờ nên nếu uống quá nhiều nước một lúc có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe.

Bên cạnh đó, việc uống quá nhiều nước có thể gây ra hạ natri máu – một loại rối loạn điện giải có thể gây phù tế bào, đặc biệt nguy hiểm là phù tế bào não.

Tình trạng này xảy ra khi nồng độ natri trong máu của bạn thấp hơn mức cho phép cũng có thể do tình trạng sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, việc uống nhiều nước là nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này.

Nếu thận của bạn không xử lý kịp lượng nước dư thừa, lượng nước thừa sẽ làm loãng nồng độ natri. Khi điều này xảy ra, các tế bào bắt đầu căng ra và có thể gây tử vong.

Các tế bào bình thường có thể mở rộng dễ dàng nhưng đáng tiếc là các tế bào thần kinh trong não thì không. Các tế bào não làm việc trong một không gian rất hạn chế và có rất ít chỗ cho các tế bào bị phù.

Nếu uống quá nhiều nước gây ra phù tế bào não thì có thể dẫn đến hôn mê, co giật hoặc thậm chí tử vong. Thực tế, uống quá nhiều nước cũng nguy hiểm không kém gì thiếu nước.

Tuy nhiên, liệu pháp chữa bệnh bằng nước tại Nhật Bản không gây tác dụng phụ và tác động tích cực tới sức khỏe và được Hội Y tế Nhật Bản khuyến khích.

Vì thế, không phải ngẫu nhiên khi Nhật Bản là nước có tỉ lệ dân số sống thọ nhất trên thế giới rất cao.

(Nguồn: NaturalandHealth)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại