Đặc nhiệm Nga tại Syria: Trang bị tới tận răng, chết cũng không đầu hàng

Bảo Lam |

Theo chuyên gia Nga Alexei Leonkov, thành công của các chiến dịch quân sự không chỉ phụ thuộc vào vũ khí trang bị mà còn là cách thức sử dụng chúng trên chiến trường.

Đặc nhiệm Quân đội Nga kém xa của Mỹ về mức độ trang bị kỹ thuật. Đó là kết luận của những chuyên gia tạp chí điện tử nổi danh The National Interest của Mỹ. Họ cho rằng các đơn vị thuộc Lực lượng các chiến dịch đặc biệt Bộ Quốc phòng Nga không đủ máy bay tấn công không người lái (drone), kính nhìn đêm hiện đại và những trang thiết bị công nghệ cao khác.

Thực tế có đúng như vậy không, và cái gì được coi là những mặt mạnh của Lực lượng các chiến dịch đặc biệt Nga?

Hạnh phúc không phải ở những thiết bị bay không người lái

The National Interest xoáy vào việc người Mỹ sở hữu rất nhiều thiết bị bay do thám-tấn công không người lái (UAV) MQ-Predator và MQ-Reaper trang bị các cảm ứng nhiệt và thiết bị nhìn ban đêm trong khi đặc nhiệm Quân đội Nga chỉ sở hữu những cỗ máy giản đơn, bán kính hoạt động gần hơn và không có hệ thống treo vũ khí.

Tuy nhiên, nếu phân tích kỹ thì sẽ thấy họ sử dụng những hệ thống theo các cách khác nhau. Đặc nhiệm Mỹ sử dụng các thiết bị bay không người lái chủ yếu như phương tiện tấn công để hỗ trợ hỏa lực trực tiếp cho các đơn vị lục quân, còn đặc nhiệm Nga – để tìm kiếm mục tiêu, căn chỉnh các đợt tấn công chính xác cao của pháo binh và không quân, cũng như để theo dõi địa hình.

Theo chuyên gia quân sự Nga Alexei Leonkov, cái nào hiệu quả hơn là vấn đề còn nhiều tranh cãi. Sự thành công của chiến dịch được xác định không phải bằng số lượng và sự phức tạp của những thiết bị bay không người lái mà là cách thức sử dụng thiết bị kỹ thuật trên chiến trường.

"Trong khuôn khổ chiến dịch tại Syria, có hơn 50 thiết bị bay không người lái của Nga cùng lúc bay lượn trên không. Chúng thực hiện 16 nghìn lần cất cánh chiến đấu. Nhờ có những drone, thỏa thuận hòa bình, sơ tán thường dân theo các tuyến đường nhân đạo được giám sát", chuyên gia Alexei Leonkov chia sẻ. "Người Mỹ có dám vỗ ngực về những chiến dịch này không?".

Lầu Năm Góc thành lập Bộ tư lệnh các chiến dịch đặc biệt (US Special Operations Command) vào cuối thập niên 80. Các cuộc xung đột vũ trang vẫn không thể thiếu các đơn vị cơ động và được huấn luyện tốt. Thêm vào đó, với sự chuyển đổi từ các cuộc chiến quy mô lớn sang quy mô khu vực, vai trò của những đơn vị này ngày càng quan trọng.

Ở Nga, Lực lượng các chiến dịch đặc biệt (SSO) được tổ chức vào năm 2013 trên cơ sở các đơn vị đặc nhiệm và trinh sát mà trước đây nằm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tổng tham mưu.

Đặc nhiệm Nga tại Syria: Trang bị tới tận răng, chết cũng không đầu hàng - Ảnh 1.

Thiết bị bay không người lái MQ-1 Predator của Mỹ

Được trang bị tận răng và rất nguy hiểm

Các chiến sĩ SSO thực hiện những nhiệm vụ tối quan trọng tại Syria: Phát hiện nơi tập trung đông người và khí tài của quân khủng bố, tìm kiểm những nơi ẩn náu của địch và chuyển tọa độ của chúng cho các máy bay của KQ -VT Nga tuần tra trên bầu trời. Gần như tất cả các cuộc tấn công chính xác tại Syria được thực hiện thông qua việc sử dụng thông tin từ những đơn vị SSO.

Bộ thiết bị trinh sát, điều khiển và liên lạc Streletz giúp các chiến sĩ đặc nhiệm không chỉ phối hợp tác chiến với nhau, mà còn truyền thông tin và chỉ dẫn trực tiếp cho nhau mà không cần ngụy trang, triển khai trinh sát địa hình bằng các máy bay và trực thăng của Không quân Nga.

Thông thường, các chiến sĩ SSO hành động độc lập và thường trực tiếp tham gia chiến đấu với các nhóm vũ trang.

Họ mang theo hàng chục loại vũ khí – những mẫu súng tiểu liên AK mới nhất, súng trường bắn tỉa chính xác cao SVD-S do Nga sản xuất và Steyr SSG 08 của Áo, súng máy cỡ lớn Kord và cỡ nhỏ Pechenegi 7,62 mm, ống nhòm các loại, những thiết bị nhìn ban đêm, cảm ứng nhiệt.

Căn cứ vào những hình ảnh gửi về từ Syria, các đơn vị SSO sử dụng không chỉ những vũ khí mới nhất mà cả các loại vũ khí cũ nhưng được kiểm chứng qua thời gian. Để tiêu diệt khí tài thiết giáp của quân khủng bố và các xe đánh bom liều chết, đặc nhiệm Nga thường sử dụng các tổ hợp chống tăng SPG-9, còn để chống lại bộ binh – các súng phóng lựu tự động AGS-17.

Bộ quân phục chiến đấu Ratnik-2 đã được hoàn thiện theo những yêu cầu đặc biệt của đặc nhiệm. Lớp giáp mỏng và cứng bảo vệ chiến sĩ đặc nhiệm khỏi đạn súng trường, dao găm và mảnh lựu đạn. Ngoài ra, mỗi một chiến sĩ đều được trang bị một bộ cứu thương, các phương tiện cầm máu và thậm chí cả cáng cứu thương mềm xách tay.

Đặc nhiệm Nga tại Syria: Trang bị tới tận răng, chết cũng không đầu hàng - Ảnh 2.

Đặc nhiệm SSO của Quân đội Nga. Ảnh: BQP Nga

Dù chết cũng không đầu hàng

"Người Mỹ rất thích ca ngợi lực lượng đặc nhiệm của mình. Tất nhiên, các đơn vị đặc nhiệm của Lầu Năm Góc được trang bị tất cả những thứ cần thiết, nhưng kẻ thù của họ thường được huấn luyện không tốt" ông Alexei Leonkov cho biết.

"Trong khi đó, các cuộc đụng độ vũ trang tại Somali có sự tham gia của đặc nhiệm Mỹ cho thấy rằng ưu thế về kỹ thuật thường không có ý nghĩa. Người Mỹ khi đó đã vất vả rút khỏi khu vực này. Cũng có thể nhắc tới trường hợp khi các thủy thủ Iran bắt những đặc nhiệm Mỹ làm tù binh và bắt họ phải quỳ gối theo đúng nghĩa đen."

Các chiến sĩ đặc nhiệm của Nga tại Syria phải đối mặt với những phiến quân được đào tạo, thậm chí bằng chính các sĩ quan huấn luyện của Mỹ. Nhưng họ luôn hoàn thành các nhiệm vụ của mình cố gắng giảm thiểu thiệt hại xuống mức tối thiểu.

Đặc nhiệm Nga tại Syria: Trang bị tới tận răng, chết cũng không đầu hàng - Ảnh 3.

Các chiến sĩ đặc nhiệm SSO của Quân đội Nga. Ảnh: BQP Nga

Có tình huống khi một nhóm đặc nhiệm SSO đối đầu với quân khủng bố vượt hơn hẳn về số lượng ở khu vực ngoại ô thành phố Akerbat, các chốt của lính đặc nhiệm bị tấn công bằng xe tăng, súng cối và pháo. Đa số các chiến sĩ đặc nhiệm bị thương.

Tuy nhiên, họ đã không đầu hàng: quyết hy sinh thân mình để không cho quân khủng bố chiếm cao điểm. Những cuộc tấn công của hàng chục quân khủng bố cuối cùng đã tiếp cận được sĩ quan Denis Portnyagin. Tổng thống Nga đã truy tặng cho sĩ quan này danh hiệu Anh hùng Liên bang Nga.

"Lính đặc nhiệm Nga không chịu đầu hàng và luôn chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Người Mỹ hậu thuẫn cho Quân đội Syria Tự do. Khi quân Chính phủ Syria giải phóng thành phố Aleppo, phá vòng vây Deir Ezzor, Đông Ghouta, sự hiện diện của đặc nhiệm Mỹ và các nước khác được ghi nhận bằng văn bản", ông Leonkov nói.

"Khi quân khủng bố chiếm Palmyra từ tay Mỹ, các chiến sĩ đặc nhiệm SSO đã yểm hộ cho các chuyên gia quân sự Nga và thường dân sơ tán an toàn mặc cho từng lớp quân khủng bố nhận lệnh từ những ông chủ Mỹ của mình liên tục mở các đợt tấn công".

Đặc nhiệm Nga tiêu diệt nhóm phiến quân tập kích căn cứ sân bay Khmeimim

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại