Cùng một câu nói, hãy nói sao để bố mẹ đừng tổn thương...

PP |

Thay vào đó, có thể khiến bố mẹ hạnh phúc hơn bằng một cách nói khác.

Đa phần mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái đều xảy ra do "sự lạc tông" về thế hệ, quan điểm cũng như cách nói chuyện thường gây hiểu lầm cho đối phương. 

Và chúng ta, trong những lúc nóng giận, thường dùng những từ ngữ khá gắt gỏng với cha mẹ mà đôi khi không nhận ra, và tất nhiên cũng sẽ không biết, những lời nói đấy đã gây ra sự tổn thương bên trong cho bố mẹ nhường nào. 

Mâu thuẫn, khoảng cách vì vậy mà càng sâu hơn, xa hơn và nghiêm trọng hơn.

Hãy bình tĩnh, và học cách nói chuyện với bố mẹ sao thật khéo léo, tình cảm. Bạn luôn có nhiều sự lựa chọn rằng phải nói thế nào mới đúng. Chỉ cần bạn ghi nhớ mà thôi!

Ví dụ như những tình huống dưới đây.

Cùng một câu nói, hãy nói sao để bố mẹ đừng tổn thương... - Ảnh 1.

Việc "phán" 1 câu xanh rờn như bên trái có thể khiến mẹ tự ái ngay tắp lự và cảm thấy bị tổn thương. Thay vì chê bai, phê bình, thì sao không đề nghị dẫn mẹ đi mua đồ mới? Cũng là dịp để 2 mẹ con gần gũi nhau hơn.

Cùng một câu nói, hãy nói sao để bố mẹ đừng tổn thương... - Ảnh 2.

Cái câu "Bố mẹ chẳng bao giờ tin con" nó chứng tỏ một điều rằng bạn vẫn còn trẻ con lắm, rằng đó là phản ứng tự ái của 1 đứa trẻ. Thay vào đó, hãy thuyết phục bố mẹ tin mình.

Cùng một câu nói, hãy nói sao để bố mẹ đừng tổn thương... - Ảnh 3.

Chúng ta cứ giữ mãi 1 suy nghĩ rằng bố mẹ luôn không bao giờ hiểu được những gì chúng ta làm, ứng xử. Đó có phải là do bạn chưa từng bỏ thời gian ra để diễn giải cho bố mẹ hiểu không?

Cùng một câu nói, hãy nói sao để bố mẹ đừng tổn thương... - Ảnh 4.

Đúng là thời của bố mẹ khác thời nay nhiều lắm. Nhưng đừng cư xử như kiểu thời đó là thời... không còn giá trị gì nữa. Hãy nói cho họ hiểu những gì đã thay đổi trong cuộc sống ngày hôm nay, nhưng đồng thời, đừng phủ nhận quá khứ.

Cùng một câu nói, hãy nói sao để bố mẹ đừng tổn thương... - Ảnh 5.

Bận rộn luôn là yếu tố đẩy con cái ra xa bố mẹ hơn. Bạn quay cuồng với công việc, bạn bè, yêu đương... và thời gian nói chuyện với bố mẹ chỉ trên đầu ngón tay. Nhưng đừng khiến họ tổn thương bằng câu nói bên trái. Hãy xoa dịu họ, bằng những lời hứa và thực hiện nó sau đó.

Cùng một câu nói, hãy nói sao để bố mẹ đừng tổn thương... - Ảnh 6.

Bạn càng đòi hỏi bố mẹ đừng coi bạn là con nít, thì họ vẫn sẽ tiếp tục coi bạn là con nít. Thay vào đó, sao không chứng tỏ bạn đã lớn bằng cách nói chuyện hòa bình và ôn tồn hơn?

Cùng một câu nói, hãy nói sao để bố mẹ đừng tổn thương... - Ảnh 7.

Mỗi khi bố mẹ cuống quýt dặn dò lo lắng cái gì đó, là bạn thấy phiền, thấy nhức đầu, thấy mình có còn là con nít nữa đâu. Có lẽ bố mẹ phiền thật, nhưng hãy trấn an họ chứ đừng "dập tắt" quyền được lo lắng của họ như thế.

Cùng một câu nói, hãy nói sao để bố mẹ đừng tổn thương... - Ảnh 8.

Cuộc đời bạn cũng là cuộc đời của bố mẹ. Cho nên, đừng cố gắng tách rời. Thay vì vậy, hãy thể hiện cho họ thấy bạn đã đủ bản lĩnh để tự chịu trách nhiệm cho mọi quyết định.

Cùng một câu nói, hãy nói sao để bố mẹ đừng tổn thương... - Ảnh 9.

Nếu không có thời gian về thăm nhà, hãy tạo điều kiện cho bố mẹ đến thăm bạn, bằng cách mua vé máy bay, đặt vé xe... và chuẩn bị những món ăn ngon.

(Nguồn: Brightside)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại