Cúm bao tử: Căn bệnh thường bị nhầm là ngộ độc thực phẩm bạn nên biết cách phân biệt

Phương Hoa |

Trong trường hợp khi bụng lúc nào cũng sôi sục và cứ 10 phút một lại phải chạy vào nhà vệ sinh? Bạn nghĩ mình bị ngộ độc thực phẩm hay mắc bệnh cúm bao tử?

Bệnh cúm dạ dày (cúm bao tử) hay còn gọi là tình trạng viêm dạ dày ruột thường do nhiễm virus gây nên. Triệu chứng chính của bệnh gồm ợ chua, tiêu chảy và đau bụng.

Phân biệt ngộ độc thực phẩm với cúm bao tử

Nhận xét về điều này, Giám đốc nghiên cứu điều trị chứng tiêu chảy tại đại học Michigan (Mỹ), Tiến sĩ Michael Rice cho rằng các triệu chứng của bệnh cúm bao tử và ngộ độc thực phẩm có nhiều nét tương đồng với nhau như nôn mửa, tiêu chảy, sôi bụng, sốt. Nhưng có một cách để dự đoán được nguyên nhân đó chính là xem lại lối sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Nếu là ngộ độc thực phẩm thì bệnh sẽ có khuynh hướng biểu hiện ra trong một vài tiếng sau khi ăn. Vì thế bệnh nhân có thể xem xét lại những loại thực phẩm mình đã tiêu thụ trước đó hoặc quan sát những người cùng ăn món đó có những triệu chứng tương tự không để tìm ra thủ phạm.

Nếu không phải là những đáp án trên, thì rất có thể nguyên nhân gây bệnh còn lại chính là do virus từ môi trường bên ngoài, ví dụ như cái nắm tay cửa bị nhiễm bẩn, bắt tay với người lạ hoặc từ những cái hắt hơi của người khác.

Loại cúm bao tử này được các bác sĩ gọi chung là bệnh viêm dạ dày ruột cấp. Chúng không do siêu vi khuẩn cúm gây ra vì bệnh cúm phần lớn ảnh hưởng đến đường hô hấp.

Chúng xuất hiện do các siêu vi khuẩn thông thường gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống tiêu hóa của cơ thể. Các triệu chứng của loại bệnh nhiễm trùng này thường xuất hiện 1-3 ngày sau khi bị phơi nhiễm.

Cúm bao tử: Căn bệnh thường bị nhầm là ngộ độc thực phẩm bạn nên biết cách phân biệt - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Phương pháp chữa trị

Khi chữa trị, không quan trọng bệnh của bạn bắt nguồn từ đâu. Điều đáng quan tâm đó chính là dù bị ngộ độc thực phẩm hay cúm bao tử thì hậu quả xác định đó là sự mất nước do nôn mửa, tiêu chảy… Vì vậy, người bệnh cần đảm bảo bổ sung đủ lượng nước cần thiết bù lại cho cơ thể để có đủ sức đề kháng chống lại bệnh tật.

Ngoài việc uống đủ nước, hãy cố gắng tiêu thụ một chút thực phẩm để cung cấp đủ dưỡng chất. Nếu gặp trở ngại trong trường hợp này, tiến sĩ Rice đưa ra lời khuyên nên áp dụng chế độ ăn uống BRAT. Đó là:

- Banana: chuối

- Rice: gạo

- Apple: táo

- Toast: bánh mì nướng

Cúm bao tử: Căn bệnh thường bị nhầm là ngộ độc thực phẩm bạn nên biết cách phân biệt - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Ngoài ra bạn có thể sử dụng thêm bánh quy mặn nếu muốn. Mặc dù chưa có bất kì nghiên cứu khoa học nào cho phương án này nhưng kết quả thực tế mà chúng đem lại thực sự rất khả thi và hiệu quả.

Nếu tiêu thụ đường và muối, bạn đã bù lại được lượng calo và chất điện giải bị hao hụt. Còn nếu không sử dụng nhiều chất caffeine hay sản phẩm bơ sữa, bạn sẽ có cơ hội khỏi bệnh nhanh chóng hơn.

Nếu người bệnh có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng như nước tiểu ít và sẫm màu, buồn nôn, cơ co thắt, chuột rút nhiều, họ cần phải được gặp bác sĩ nhanh chóng để được truyền dịch IV bổ sung lượng chất lỏng bị thiếu hụt. Điều này đặc biệt quan trọng đối với bệnh nhân là trẻ em và người cao tuổi.

Nếu gặp phải những triệu chứng bệnh nặng sau đây, bạn cũng cần phải tìm đến cơ sở y tế để được chăm sóc tốt nhất:

- Sau hai ngày phát bệnh vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm

- Sốt cao li bì kéo dài nhiều ngày

- Nôn mửa ra máu

- Tiêu chảy ra máu, chất nhầy hoặc mủ

- Những triệu chứng thần kinh: tê liệt, ngứa ran

Cúm bao tử: Căn bệnh thường bị nhầm là ngộ độc thực phẩm bạn nên biết cách phân biệt - Ảnh 3.

Nôn mửa ra máu là một trong những dấu hiệu bạn nên đến gặp bác sĩ

Những đối tượng cần chú ý như phụ nữ đang trong thời kì mang thai, bệnh nhân bị tiểu đường hoặc mắc bệnh viêm đường ruột, nếu đang dùng các loại thuốc ức chế miễn dịch thì cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để có lời khuyên sử dụng thuốc liều lượng phù hợp hơn, tránh ảnh hưởng xấu đến dạ dày.

Với những trường hợp còn lại, nếu bị nhẹ, bạn có thể chờ đợi để bệnh tự mau chóng lành lặn. Ngoài việc bổ sung đủ lượng nước và chất dinh dưỡng cần thiết bù lại cho sự thiếu hụt của cơ thể, chúng ta có thể sử dụng thêm các loại thuốc hỗ trợ như thuốc chống tiêu chảy hay thuốc chống nôn để quá trình lành bệnh trở nên nhẹ nhàng và dễ chịu hơn.

Cuối cùng, bên cạnh việc lên kế hoạch và các phương pháp chữa bệnh cho chính mình, chúng ta cũng cần phải có những biện pháp ngăn ngừa sự lây lan của bệnh sang những người xung quanh.

Sau đây là những cách mà bạn và người thân có thể áp dụng dễ dàng để phòng ngừa cả bệnh cúm bao tử và ngộ độc thực phẩm, đồng thời phòng tránh cả trường hợp lây lan cho mọi người xung quanh mình:

- Nếu nghi ngờ thực phẩm có vấn đề (hỏng, ôi thiu, nhiễm bẩn,..), hãy mau chóng vứt bỏ và cảnh báo cho mọi người.

- Luôn giữ gìn vệ sinh an toàn sạch sẽ như rửa tay thường xuyên, tránh trường hợp lây nhiễm chéo.

- Nếu phát hiện có sự lây lan virus, hãy chú trọng việc khử trùng vật dụng, đồ dùng trong nhà. Tránh tiếp xúc gần gũi thường xuyên với người khác.

*Theo Time

Xem thêm:

Phân biệt triệu chứng cảm lạnh và cúm

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại