Tình huống tranh luận trong tuần: Sử dụng lấy phép lái xe, đăng ký xe bản photo?

BBT |

(Soha.vn) - Trong tuần qua, vấn đề có được sử dụng giấy phép lái xe, đăng ký xe bản photo công chứng là vấn đề được nhiều người quan tâm và thắc nhất.

Trong tuần qua, rất nhiều độc giả đã gửi rất nhiều thư thắc mắc tới chúng tôi liên quan đến các vấn đề trật tự và an toàn giao thông. Nổi lên trong số đó là câu hỏi có được sử dụng giấy phép lái xe, đăng ký xe bản photo có công chứng?

1. Chúng tôi xin được trích câu hỏi cụ thể của một bạn đọc Nguyễn Tiến ở địa chỉ email novadas...@gmail.com. Bạn hỏi là các loại giấy tờ (giấy phép lái xe, đăng kí xe) photo đã được công chứng thì có được công nhận là hợp pháp ko?

Nếu có, khi tôi điều khiển phương tiện vi phạm lỗi giao thông bị cảnh sát giao thông xử phạt hành chính thì những giấy tờ trên (giấy phép lái xe, đăng ký xe đã công chứng) có được xử lý ngay không? Hay cần yêu cầu phải có bản gốc mới có thể xử phạt.


	(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Trả lởi:

Như vậy, Luật Giao thông đường bộ cũng như các Nghị định trên không quy định người điều khiển phương tiện giao thông được sử dụng giấy tờ photocopy (dù có chứng thực) khi tham gia giao thông.

Do vậy, khi tham gia giao thông, bạn phải mang bản chính các giấy tờ theo quy định.

Trong khi CSGT đang lập biên bản vi phạm hành chính (lỗi ban đầu), người vi phạm xuất trình kịp thời giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe bản chính thì lỗi không mang theo giấy tờ xe sẽ được bỏ qua.

Nếu biên bản vi phạm hành chính đã lập xong, người vi phạm đồng ý ký tên vào biên bản thì hành vi vi phạm không mang theo giấy đăng ký xe, giấy phép lái xe bị xử lý theo qui định.

Để có câu trả lời cụ thể và chi tiết hơn, bạn đọc có thể tìm hiểu tại đây.

2. Bạn đọc ở địa chỉ email tuantran12...@gmail.com có phản ảnh như sau: Khi bạn đang điều khiển phương tiện trên đường, thì bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe và khi kiểm tra đã xử phạt bạn lỗi vi phạm thiếu bảo hiểm xe... . Tuy nhiên, cảnh sát giao thông chỉ xé biên lai thu phạt còn lại không lập biên bản.

Vậy, việc cảnh sát giao thông làm như vậy có đúng không và có phải tất cả các lỗi về vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đều có phải lập biên bản xử lý vi phạm hay không?

Tình huống tranh luận trong tuần: Sử dụng lấy phép lái xe, đăng ký xe bản photo?
 

Trả lời:

Căn cứ theo pháp lệnh sửa đổi pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008.

Tại Điều 54 sửa đổi, bổ sung quy định về Thủ tục đơn giản

Trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 10.000 đồng đến 200.000 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt quyết định xử phạt tại chỗ. Việc xử phạt tại chỗ không phải lập biên bản, trừ trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.

Quyết định xử phạt phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Quyết định này phải được giao cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt một bản.

Trong trường hợp người chưa thành niên bị phạt cảnh cáo thì quyết định xử phạt cảnh cáo còn được gửi cho cha mẹ, người giám hộ của người đó hoặc nhà trường nơi người chưa thành niên vi phạm đang học tập.

Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt. Cá nhân, tổ chức vi phạm có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt phải giao biên lai thu tiền phạt cho người bị xử phạt.

Để có câu trả lời chi tiết và rõ ràng hơn. Độc giả có thể đọc bài tại đây.

3. Vấn đề có liên quan tới tốc độc chạy xe, bạn đọc Băng Nguyễn ở địa chỉ email yousaw...@yahoo.com phản ánh: Theo tôi biết thì khu vực đông dân cư thì tốc độ tối đa đối với xe máy là 40km/h. Đối với ngoài khu vực đông dân cư thì tốc độ tối đa xe máy là 50km/h.

Nhưng hôm tôi đi xe máy từ Tp Hồ Chí Minh qua Đồng Nai bị cảnh sát giao thông Đồng Nai bắt lại và "phạt nóng" 200.000 đồng vì vi phạm chạy với tốc độ 40km/h so với quy định 35km/h. Mà khu vực đó đường hai bên trồng toàn cây cao su, nhà thì đi 2 - 3 km mới thấy 1 nhà.

Và trên đoạn đường chạy qua rước khi bị bắt lỗi, tôi không thấy biển chỉ báo quy định tốc độ phải chạy là bao nhiêu?

Một điều nữa làm tôi rất thắc mắc: Khu vực như thế nào được quy định là khu "Đông dân cư" và khu nào là "ngoài khu vực đông dân cư" có điều khoản nào quy định cụ thể về việc phân chia khu vực kiểu này không? Nếu có là điều nào? Ở Quy định nào?

Trả lời:

Mặc dù không có biển báo rõ ràng nhưng như phản ánh của bạn, khu vực đó đường hai bên trồng toàn cây cao su, nhà thì đi 2 - 3 km mới thấy 1 nhà thì không thể coi đây là khu vực đông dân cư và áp dụng tốc độ chạy tối đa là 35km/h như cảnh sát giao thông ở đây đưa ra.

Tuy nhiên, theo quy định, việc đặt biển báo hiệu tốc độ thực hiện theo quy định của pháp luật về báo hiệu đường bộ hiện hành và phải căn cứ vào tình hình thực tế của đoạn, tuyến đường bộ cho phù hợp.

Vì vậy, ở đây, bạn nên hỏi lại cảnh sát giao thông xem, biển báo quy định tốc độ của đoạn đường này được đặt ở khu vực nào và lý do tại sao lại đặt tốc độ tối đa ở mức dưới mức tối đa đối với đường trong khu đô thị theo quy định tại Thông tư 13 ở trên.

Nếu cảnh sát giao thông tại đây không chỉ rõ ra được các vấn đề trên, bạn có quyền khiếu nại đến lãnh đạo cơ quan cảnh sát giao thông cùng cấp hoặc cấp trên để yêu cầu được giải thích và giải quyết rõ ràng.

Để nắm rõ nội dung của các quy định có liên quan, độc giả có thể tìm và đọc bài tại đây.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại