Công nghệ gây tranh cãi lớn tại World Cup 2018 V.A.R ra đời như thế nào?

T. Sơn |

V.A.R, và trước đó là Goal-Line, đều nằm trong một dự án có tên Refereeing 2.0 với mong muốn tái định nghĩa trọng tài.

Lần đầu tiên công nghệ trợ lý trọng tài qua video (V.A.R) được sử dụng trong lịch sử World Cup là trong trận đấu giữa Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ở Sochi, Nga. Ở phút thứ 24 của trận đấu, Diego Costa đã có một pha tranh chấp khá quyết liệt với Pepe. Hậu vệ đội tuyển Bồ Đào Nha ngã xuống sân, trong khi đó Diego Costa “nhảy múa” trong khu vực cấm địa của đối thủ và dứt điểm hoàn hảo vào góc xa khung thành.

Khi Tây Ban Nha đang ăn mừng bàn thằng khuân bình tỷ số 1-1, trọng tài chính Gianluca Rocchi đã tham khảo ý kiến của nhóm trọng tài V.A.R qua tai nghe để xem liệu mình có để sót lỗi ở pha va chạm của Diego Costa và Pepe trước đó hay không. Nhóm trọng tài V.A.R, khi đó ngồi ở phòng vận hành video ở Moscow, cách Sochi 1.620 km, cho biết mọi thứ ổn. Bàn thắng được chấp nhận.

“Đó là một lỗi rõ ràng,” HLV Bồ Đào Nha Fernando Santos chia sẻ sau trận đấu. Ngay cả Diego Costa cũng đồng tính: “Tôi xem lại tình huống xem đó. Bạn có thể coi đó là một lỗi. Đó là cách trọng tài diễn giải tình huống.” Khi được hỏi về V.A.R, cầu thủ Tây Ban Nha nói thêm: “Tôi không thích nó… Tôi ghi bàn nhưng không biết liệu có nên ăn mừng không. Nếu có một phần nào đó gây tranh cãi và bạn không ăn mừng. Bạn trông thật ngu ngốc.”

V.A.R là một phần của một dự án tham vọng được thực hiện bởi Liên đoàn Bóng đá Hoàng gia Hà Lan (KNVB) mang tên gọi Refereeing 2.0. Mục đích của nó là gì?

Tái định nghĩa trọng tài trong bóng đá. “Với kết nối 4G và Wi-Fi như hiện nay, trọng tài là người duy nhất không thể nhìn thấy chính xác những gì đang diễn ra trong khi ông lại là người cần nhìn thấy rõ nhất,” Lukas Brud, thư kí, thành viên Hội đồng Liên đoàn Bóng đá Quốc tế (IFAB) chia sẻ.

“Chúng tôi biết chúng tôi phải bảo vệ trọng tài khỏi những lỗi mà ai cũng có thể nhìn ra ngay lập tức.” Một trong những thành công đầu tiên của dự án này là công nghệ Goal-Line được áp dụng bởi FIFA vào năm 2012, sau hai năm được KNVB chạy thử nghiệm.

Công nghệ gây tranh cãi lớn tại World Cup 2018 V.A.R ra đời như thế nào? - Ảnh 2.

Trọng tài V.A.R cùng ba trợ lý trọng tài mặc trang phục như các trọng tài trên sân khi tác nghiệp trong trân đấu.

Nhờ công nghệ này, ở các trận đấu World Cup, trọng tài sẽ nhận được thông báo ngay lập tức khi bóng đi qua vạch vôi khung thành thông qua công nghệ được phát triển bởi công ty Anh Hawk-Eye. “Bóng đá vẫn khá bảo thủ khi nhắc đến công nghệ,” Brud nói. “Chúng tôi biết mình đang mở một cánh cửa rộng và một khi đá dấn thân trên con đường này thì sẽ không còn đường lùi nữa.”

Năm 2014, KNVB bắt đầu thực hiện lấy ý kiến một cách không chính thức với IFAB, tổ chức chịu trách nhiệm phát triển luật thi đấu, về việc giới thiệu công nghệ trợ lý trọng tài video vào các trận đấu bóng đá. Dù vậy, mãi cho đến khi cựu Chủ tịch FIFA Sepp Blatter rời vị trí của mình thì dự án này mới thực sự được cân nhắc nghiêm túc. Trước đó, ông Sepp Blatter vẫn nổi tiếng là một người “dị ứng” với những cải thiện về mặt công nghệ.

Tháng 10 năm 2015, tân Chủ tịch FIFA Gianni Infantino, tổ chức một cuộc họp tại trụ sở FIFA ở Zurich để bàn về đề xuất liên quan đến áp dụng V.A.R của Hà Lan. Ý tưởng lúc đó được đón nhận tích cực. Hầu hết thành viên có mặt trong cuộc họp đều đồng ý rằng đã có quá nhiều những tranh cãi từ những tình huống nhạy cảm trong bóng đá và họ đồng ý tìm kiếm một giải pháp có thể ngăn chặn các vấn đề tương tự trong tương lai


. “Những tình huống nghiêm trọng có thể dễ dàng được sửa sai với trợ lý trọng tài,” Brud nói. “Nếu chúng tôi nếu về áp dụng trọng tài video vào năm 2010, người ta sẽ nói chúng tôi điên rồ nhưng giờ thì người hâm mộ đã nhận ra đó là cơ hội để giúp trọng tài và để có được kết quả cuối cùng của trận đấu công bằng hơn.”

Công nghệ gây tranh cãi lớn tại World Cup 2018 V.A.R ra đời như thế nào? - Ảnh 4.

Các tình huống V.A.R được phát trực tiếp trên màn hình lớn và trên màn hình TV.

Ở giai đoạn này, công nghệ V.A.R vẫn chưa đư ợc thử nghiệm ở các trận đấu lớn. Người Hà Lan mới chỉ tiến hành thử nghiệm ngoại tuyến và thử nghiệm tại giải vô địch quốc gia Eredivise mùa 2012-13. Tháng 3 năm 2016, trong cuộc họp thường niên của IFAB, quyết định V.A.R sẽ được thử nghiệm trong vòng hai năm để đánh giá một cách khoa học tính khả thi của nó đã được đưa ra.

Thử nghiệm đầu tiên sau đó được thực hiện trong hai trận đấu giao hữu quốc tế giữa Ý và Tây Ban Nha và Ý và Đức cùng tháng đó. “Thử nghiệm thành công vì không có gì xảy ra,” Brud cười. “Nó xác nhận những gì cũng tôi hướng đến, rằng V.A.R sẽ không được sử dụng trong tất cả các trận đấu.”

Ban đầu, V.A.R được định hình sử dụng cho tất cả các tình huống trong trận đấu, thế nhưng nhóm phát triển sớm nhận ra đây là một viễn cảnh phi thực tế.

Thay vào đó, V.A.R bị hạn chế sử dụng theo cách mà họ gọi là “can thiệp ít nhất nhưng lợi ích cao nhất” trong các trận đấu. Việc sử dụng V.A.R được giới hạn trong các trường hợp “lỗi rõ ràng và hiển nhiên” trong các tình huống có tính chất thay đổi trận đấu: vi phạm ngay trước bàn thắng, phạt đèn, thẻ đỏ, và tình huống khi trọng tài bắt nhầm cầu thủ.

“Các trận bóng ngày càng được diễn ra nhanh hơn vì thế khó hơn cho các trọng tài có thể theo sát mọi thứ và đưa ra quyết định hòan hảo. Thế nhưng chúng tôi không có gắng cải thiện mọi vấn đề liên quan trọng trọng tài, đây là thứ mọi người hiểu lầm,” Brud trần tình. “Chúng tôi chỉ có gắng không để các scandal xảy ra. Chúng tôi không muốn tạo ra một thứ gì đó trong bóng đá liên tục xen vào và phá hỏng trận đấu.”

Mùa trước, V.A.R đã được thử nghiệm bởi nhiều liên đàn bóng đá, ví dụ như Bundesliga ở Đức, Series A của Ý, Primeira Liga ở Bồ Đào Nha. Tại Anh, nó cũng được thử nghiệm ở League Cup và FA Cup. Những lần thử nghiệm này, đúng như kì vọng, thường xuyên xuất hiện trên mặt báo.

Công nghệ gây tranh cãi lớn tại World Cup 2018 V.A.R ra đời như thế nào? - Ảnh 6.

Trọng tài Joel Aguilar xem lại một tình huống với V.A.R và sau đó cho đội tuyển Thuỵ Điển hưởng phạt đền.

Ví dụ, ở Úc, tại trận chung kết A-League giữa Melbourne Victor và Newcastle Jets, trọng tại đã cố gắng tham vấn ý kiến V.A.R sau khi một bàn thắng được ghi từ một tình huống việt vị. Thế nhưng, hệ thống camera đã bị treo đúng thời điểm đó. Ở Bồ Đào Nha, một tình huống xem lại cũng không thể thực hiện được sau khi camera việt vị bị cờ che. Trong một trận chung kết tranh cúp ở Đức, một quả phạt đèn ở phút 93 cũng không được đưa ra.

Một va chạm rõ ràng giữa hậu vệ và chân trái một cầu thủ khiến anh ngã ra sân trong khu vực cấm địa. Thế nhưng, ngay cả khi đã xem lại V.A.R, trọng tài vẫn nói không với phạt đền. “Đến nay, vẫn chưa rõ những gì đã xảy ra,” Brud chia sẻ. “Trong hầu hết các trường hợp quyết định của trọng tài chính xác, nhưng mọi người thì có cách hiểu khác về luật trận đấu.

Họ có quan điểm khác. Trọng tài thường đưa ra quyết định dựa trên sự thật trung lập đơn thuần nhưng với một số người họ để cảm xúc xen vào và mọi thứ thực sự khó hiểu.”

Những gì Brud nói hoàn toàn có cơ sở. Trong một nghiên cứu được các nhà khoa học thể thao tại KU Leuven thực hiện với mẫu nghiên cứu là hơn 800 trận đấu ở hơn 12 quốc gia, tỷ lệ bắt chuẩn của trọng tài tăng từ 93% đến 99% trong bốn tình huống liên quan đến V.A.R. Gần 57% các tình huống xem lại V.A.R liên quan đến phạt đền và bàn thắng. V.A.R được dùng ít hơn 5 lần mỗi trận và thời lượng trận đấu mất do V.A.R cũng thường ít hơn 90 giây mỗi trận.

World Cup 2018 tại Nga là World Cup đầu tiên V.A.R được áp dụng một cách hoàn thiện và đầy đủ với trọng tài trên sân và nhóm V.A.R liên tục liên hệ với nhau qua hệ thống tai nghe. Sau mỗi tình huống, V.A.R có thể khuyến nghị trọng tài xem lại hình ảnh hoặc trọng tài trên sân trực tiếp đề xuất.

Nhóm V.A.R cũng có thể thông báo chủ động các tình huống trọng tài bỏ lỡ và trong tình huống đó trọng tại có thể chấp nhận ý kiến của nhóm V.A.R hoặc trực tiếp xem lại hình ảnh qua màn hình ở bên ngoài đường biên.

Công nghệ gây tranh cãi lớn tại World Cup 2018 V.A.R ra đời như thế nào? - Ảnh 7.

Nhóm V.A.R vận hành trong một phòng vận hành video ở Moscow và bao gồm một trọng tài V.A.R và ba trọng tài trợ lý. Trong khi tác nghiệp, họ mặc trang phục như trọng tài trên sân và có 10 màn hình để theo dõi nhiều góc quay được gửi đến từ sân vận đồng.

Màn hình cảm ứng nhanh chóng cho phép trọng tài zoom in hoặc out các tình huống hay chọn các góc máy khác nhau. Bên cạnh đó, để tránh gây tranh cãi, toàn bộ quá trình ra quyết định cũng được hiển thị trên màn hình TV và màn hình lớn trong sân vận động.

Trong 17 trận đấu đầu tiên của World Cup, V.A.R đã được dùng năm lần và bốn quả phạt đền đã được đưa ra bởi V.A.R. Công nghệ này cũng gây ra nhiều tranh cãi trong các vấn đề như làm gián đoạn nhịp trận đấu hay trọng tài không dùng V.A.R ngay cả trong những hình huống bắt sót…

“Vấn đề là người ra luôn tìm và chọn các vấn đề gây tranh cãi,” Brud nói. “Chẳng ai quan tâm nếu ai đó có một ngày tốt lành. Đó là lý do V.A.R lúc nào cũng có vấn đề. Người ta phớt lờ việc nó hoạt động tốt ra sao. Thường thì V.A.R phát huy tác dụng, thế nhưng mỗi khi nó có vấn đề gì đó, các cuộc tranh cãi lại nổ ra.”

Và dù sao đi nữa, với V.A.R, bóng đã cũng đã bước sang một trang mới.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại