Chuyện ít biết về phi công cự phách nhất Thế chiến 1: Biệt danh "Quỷ đỏ" đáng sợ

Đại tá Trần Danh Bảng |

Phi công chiến đấu này có biệt danh Quỷ đỏ "Red Baron", chẳng ai muốn gặp bởi nếu ai đó không may đụng "gã" trên không thì chắc chắn ít có cơ hội trở về.

Lai lịch phi công cự phách mang biệt danh "Quỷ đỏ"

Ngày 17 tháng 12 năm 1903, tại một quả đồi thuộc bang Bắc Carolina Hoa Kỳ, hai anh em người Mỹ gồm Orville Wright và Wilbur Wright là những người đầu tiên đã thử nghiệm thành công máy bay. Nó đã bay được.

Khoảng 10 đến 13 năm sau, trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất (WWI), máy bay đã trở thành cỗ máy oanh tạc lợi hại, tiến công các tiền đồn của các bên tham chiến. Thế rồi máy bay phải săn lùng máy bay. Không chiến trở thành tình huống diễn ra hàng ngày.

Lúc này, đối thủ gây lo sợ nhất trong giới phi công Đồng Minh, là phi công Manfred von Richthofen, người Đức. Phi công chiến đấu này có biệt danh Quỷ đỏ "Red Baron", chẳng ai muốn gặp bởi nếu ai đó không may đụng "gã" trên không thì chắc chắn ít có cơ hội trở về.

Trong khoảng thời 19 tháng, tính từ tháng 9 năm 1916 đến tháng 4 năm 1918, Manfred von Richthofen đã bắn hạ 80 máy bay đối phương, hơn bất kỳ phi công nào trong Thế chiến I.

Phi công Richthofen sinh ngày 2 tháng 5 năm 1892, trong một gia đình quý tộc Prussian. Lớn lên ở vùng Silesia của Ba Lan bây giờ. Manfred von Richthofen đã có một thời thể thao, cưỡi ngựa và săn lùng các trò chơi hoang dã.

Theo nguyện vọng của cha mình, Richthofen đã ghi danh vào trường quân sự ở tuổi 11. Trước sinh nhật lần thứ 18 Richthofen được ủy nhiệm làm sĩ quan trong một đơn vị lính Đức.

Sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ nhất nổ ra, Richthofen phục vụ trên cả Mặt trận Đông và Phương Tây, đã được trao tặng Chữ thập sắt cho những chuyến đi trinh sát táo bạo của mình. Nhưng khi cuộc chiến tranh vào thế bế tắc, Richthofen mệt mỏi vì sự tẻ nhạt của cuộc sống trong chiến hào.

Chuyện ít biết về phi công cự phách nhất Thế chiến 1:  Biệt danh Quỷ đỏ đáng sợ - Ảnh 1.

Phi công Manfred von Richthofen ngồi trong chiếc Albatros D.III và em trai của ông, Lothar người ngồi dưới đất.

Thành tích chiến đấu lẫy lừng

Vào giữa năm 1915, Richthofen chuyển tới một đơn vị khác, cũng thuộc quân đội Đức, làm hoa tiêu, ngồi ở ghế sau máy bay. Ngồi trước đó là phi công. Đó là Đại đội Không quân số 69 (Fliegerabteilung 69).

Tháng 10 năm 1915, Richthofen được huấn luyện phi công chiến đấu. Richthofen đến đầu tiên với những chiếc máy bay bướm Albatros và những chiếc máy bay trinh sát Fokker, "Red Baron".

Tháng 8 năm 1916, một bước ngoặt trong sự nghiệp của Richthofen khi cuối cùng đã thu hút được sự chú ý của "người hùng" hàng đầu quân đội Đức, phi công "đẳng cấp Ace" Oswald Boelcke. Người đã có 40 lần đánh thắng. Khi đó phi đoàn khu trục cơ Jasta 2 vừa mới thành lập, Richthofen đã được chọn về đây. Được điều đến mặt trận Somme ngay sau đó.

Chiến công đầu tiên của Richthofen vào ngày 17 tháng 9 năm 1916. Trong khi tuần tra trên không phận nước Pháp, Richthofen bắn rơi chiếc máy bay hai chỗ của người Anh bằng loạt súng máy.

Richthofen kể lại, "tôi đã đến quá gần, đến nỗi sợ có thể đâm vào máy bay Anh. Đột nhiên, tôi gần như hét lên vì cánh quạt máy của họ đã ngừng quay".

Phi đội Jasta 2 đã phải hứng chịu những tổn thất nặng nề vào mùa thu năm đó, nhưng Richthofen đã thách thức mọi chuyện và tiếp tục tăng số lượng máy bay bị mình bắn hạ.

Vào tháng 11, Richthofen đã ghi được chiến thắng thứ 11 bằng trận bắn hạ thiếu tá Lanoe Hawker, một trong những phi công hàng đầu của không lực Hoàng gia Anh.

Chuyện ít biết về phi công cự phách nhất Thế chiến 1:  Biệt danh Quỷ đỏ đáng sợ - Ảnh 2.

Máy bay chiến đấu 3 tầng cánh của Đức trong Chiến tranh TG 1.

Vào tháng 1 năm 1917, sau khi bắn hạ chiếc máy bay thứ 16, Richthofen được giao chức chỉ huy phi đội Jasta 11. Richthofen đã tổ chức lễ tuyên truyền, và sơn chiếc máy bay hai cánh Albatross của mình bằng một màu đỏ bắt mắt.

Các đối thủ của ông đã nhận ra sự nguy hiểm khi gặp các máy bay màu sơn mới này. Phi đội của Richthofen đã sớm được biết đến với các phi cơ có dòng chữ là Quỷ đỏ, Hồng quân ("Little Red" và nổi tiếng nhất là "Red Baron").

Dưới sự chỉ huy của Richthofen, phi đội Jasta 11 đã trở thành một trong những đơn vị bay chiến đấu nguy hiểm nhất trong Thế chiến I.

Tháng 4 năm 1917, được gọi là "Tháng tư đẫm máu", các phi công của Jasta 11 bắn rơi 89 máy bay của Anh trên bầu trời Arras. Richthofen một mình tả xung hữu đột, bắn rụng 21 chiếc, trong đó có một ngày "xơi" 4 chiếc.

Người ta kể lại, thời điểm đó, ông ta đã hoàn thiện phong cách bay rất độc đáo. Thay vì tham gia các màn quần lộn trên không, tạo thế có lợi để bắn đối phương, Richthofen kiên nhẫn đuổi bám kẻ thù của mình, ở tốc độ rất cao, bất thần bổ xuống và khạc đạn ở bán cầu trước, trong một góc quan sát khá rộng.

Kiểu máy bay đã làm nên tên tuổi của Richthofen chính là kiểu Albatros D.III và biệt danh của ông cũng xuất phát từ màu đỏ mà ông sơn lên thân chiếc D.III của mình.

Richthofen từng viết lại, "Không có nghệ thuật bắn hạ máy bay nào giống nhau. Chiến thắng chỉ được thực hiện bởi tính cách và sự quyết tâm chiến đấu".

Tháng 6 năm đó, Richthofen được chỉ định chỉ huy bốn phi đội (gọi là phi đoàn khu trục). Đơn vị này có một loạt các "tay vợt" người Đức cao thủ như Ernst Udet, Werner Voss và em trai của Richthofen tên là Lothar. Phi đoàn sớm được mệnh danh là "Flying Circus" (đội bay diễn xiếc) với những đợt đánh chặn liên tục trên không.

Là người "che chắn" của "Flying Circus", Richthofen đã trở thành một phi công nổi tiếng, được nể trọng. Richthofen đã nhận được thư của các fan, chất đầy các bao tải.

Được ăn trưa với nhiều người hùng, người đẹp và xuất hiện trong vô số bài báo cũng như áp phích tuyên truyền. Lấy cảm hứng về sự kinh hoàng lẫn sự ngưỡng mộ từ kẻ thù của mình, Richthofen đã viết một cuốn tự truyện, dù ngắn, nhưng trở thành cuốn sách Best seller.

Vào ngày 6 tháng 7, khi gầm gào tăng lực, lao vào đội hình "một đám" máy bay đối phương trên không phận Pháp, Richthofen đã trúng đạn từ một máy bay hai cánh của Anh. Richthofen gục đầu đập vào thân buồng lái, rạn xương sọ.

Lập tức Richthofen bị mù tạm thời, tứ chi tê liệt. Sau đó, Richthofen vẫn gắng mở mắt, lấy lại thị giác và ngọ nguậy tay chân, lần hạ cánh xuống mặt đất. Nhưng vết thương đầu quá nặng, gây nôn mửa và cấm khẩu.

Vào viện ít lâu, Richthofen phục hồi, trở lại làm nhiệm vụ vào giữa tháng 8 năm 1917. Richthofen nhanh chóng chuyển loại sang máy bay Fokker Dr.1.

Trong những tháng tiếp theo, Richthofen sử dụng máy bay ba tầng cánh này, phát huy tính ổn định rất cao để khuynh đảo bầu trời. Chiến công lại nở rộ.

Vào ngày 20 tháng 4 năm 1918, Richthofen tăng số điểm của mình lên con số 80 máy bay bị bắn hạ. Viên phi công người Anh là Sopran Camel lái chiếc xấu số đó, không ngờ đã in đậm trong lịch sử không chiến của không lực Đức.

Sáng ngày hôm sau, ngày 21 tháng 4, Richthofen tham gia một trận không chiến quần vòng (dogfight) với các máy bay chiến đấu Anh trên vùng trời Vaux-sur-Somme ở miền bắc nước Pháp.

Khi Richthofen đuổi theo một chiếc "Camry màu xanh" do phi công Wilfrid May điều khiển, Richthofen đã bị một "Quái vật" không quân đối phương lập tức phát hiện "chiếc máy bay màu đỏ".

Chuyện ít biết về phi công cự phách nhất Thế chiến 1:  Biệt danh Quỷ đỏ đáng sợ - Ảnh 3.

Máy bay Fokker Dr.1.

"Quái vật" của Đồng minh kịp cắt bán kính, phóng ra một cơn bão đạn súng máy. Phi đội trưởng của May, là đại úy Arthur Roy Brown người Canada, lái con "quái vật" ấy nhằm đã nhắm trúng đuôi của Richthofe. Chiếc máy bay in dòng chữ "Red Baron" kiêu hùng gãy gập, rơi xuống đất, cắm như củ cải trên luống.

Richthofen chết ngay sau vài phút. Xác của Richthofen bị kẹp chặt vào buồng lái. Khi viên phi công huyền thoại này sắp tròn 25 tuổi.

Trang history.com, trong bài ace-of-aces viết: "Red Baron" là đối thủ đáng ghét nhất và cũng đáng nể của các phi công Đồng minh.

Một phóng viên của tạp chí Anh "Airplane" sau này viết: "Bất cứ ai cũng có thể tự hào đã giết chết Richthofen ", nhưng tất cả các thành viên của Không quân Hoàng gia Anh cũng sẽ tự hào bắt tay ông ta, nếu ông ta bị bắt sống" .

Khi thi thể của Richthofen được đưa tới một hanga chứa máy bay của Anh, các phi công ở đây đã dè dặt bày tỏ sự tôn trọng cuối cùng của mình.

Vào ngày 22 tháng 4, xác Richthofen được đưa ra, trong một lễ tang quân sự, với một người bảo vệ danh dự và sáu phi công chiến đấu Hoàng gia Anh túc trực.

Đây là dấu hiệu của sự tôn trọng đối với viên phi công đối phương nguy hiểm nhất của chiến tranh. Có một vòng hoa được đặt trên mộ của Richthofen, ghi rằng: "Một người hùng, đối thủ xứng đáng của chúng tôi".

Richthofen từng đã có những góp ý cho kiểu máy bay mới Fokker D.VII nhằm khắc phục những thiếu sót của các máy bay tiêm kích hiện tại của Đức. Tuy nhiên, ông đã không bao giờ có cơ hội lái kiểu máy bay này vì đã tử trận.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại