Chuyên gia: Chỉ vài nước chế tạo được tên lửa "khủng" như Triều Tiên

VÂN ANH |

Những hình ảnh vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa ICBM Hwangsong-15 mà Triều Tiên vừa công bố ngày 30.11 cho thấy nhà lãnh đạo Kim Jong-un đang tiến gần đến tham vọng bắn đầu đạn hạt nhân tới mục tiêu ở bất cứ đâu trên thế giới.

"Phân tích ban đầu của chúng tôi cho thấy có những khác biệt rõ rệt giữa Hwasong-15 và Hwasong-14 xét về hình dáng bề ngoài của đầu đạn, mối liên kết giữa giai đoạn đầu và giai đoạn 2 của tên lửa và kích cỡ tổng thể" - CNA dẫn lời phát ngôn viên Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc Roh Jae-cheon phát biểu tại một phiên họp ngày 30.11.

Kích cỡ lớn của tên lửa ngay lập tức được minh chứng trong các bức ảnh, mà giới phân tích nói rằng nó có thể cung cấp hệ thống đẩy mạnh hơn.

"Đây là một tên lửa rất lớn" - ông Michael Duitsman, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Không phổ biến vũ khí hạt nhân, phân tích. "Ý tôi không là là 'lớn' chỉ với riêng Triều Tiên. Chỉ vài quốc gia có thể sản xuất tên lửa kích cỡ lớn như thế này, và Triều Tiên đã gia nhập câu lạc bộ đó".

Một quan chức tình báo Mỹ nói với Reuters, vụ thử ICBM Hwasong-15 dường như chứng tỏ hệ thống đẩy nhiên liệu rắn mạnh hơn, đặc biệt trong giai đoạn 2 của tên lửa.

Hệ thống nhiên liệu rắn của ICBM là một sự phát triển đáng kể, cho phép Triều Tiên có thể vận chuyển và phóng tên lửa nhanh hơn so với hệ thống nhiên liệu lỏng đòi hỏi thời gian chuẩn bị dài hơn.

Kích cỡ và thiết kế của tên lửa đạn đạo liên lục địa cũng cho thấy nó có thể mang đầu đạn lớn hơn và khả năng hồi quyển cao hơn. Phần mũi của tên lửa tròn và tù hơn các phiên bản trước, cho thấy có sự tiến bộ trong công nghệ hồi quyển.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại