Chính phủ Hàn Quốc đưa ra biện pháp gì trong cuộc chiến chống bụi mịn tháng 3 vừa qua

Oct |

Gần đây nhất, vào tháng 3 vừa qua, Hàn Quốc phải đưa cảnh báo bởi nồng độ hạt bụi mịn quá cao trong không khí. Và họ đã có những biện pháp nào để hạn chế điều đó?

Ô nhiễm không khí có thể nói là một vấn nạn của hầu như tất cả mọi quốc gia thế giới. Trong đó, yếu tố gây nguy hiểm bậc nhất chính là bụi mịn - thành phần gần như có mặt ở mọi thành phố lớn.

Cần nói rõ rằng, bụi mịn được khoa học đặt tên là PM 2.5 (đường kính ≤ 2,5µm), và nó vốn được xem là loại bụi nguy hiểm nhất thế giới. Bụi càng nhỏ thì độ nguy hiểm của bụi càng lớn.

Cuộc chiến chống bụi mịn của các quốc gia trên thế giới

Đi cùng với quá trình hiện đại hóa của nhiều nước trên thế giới, bụi mịn trở thành một kẻ giết người thậm lặng, đòi hỏi con người buộc phải tìm cách chống lại nó.

Theo số liệu thống kê, Ấn Độ vào năm 2016 có nồng độ bụi PM 2.5 cao gấp 33 lần mức cho phép của WHO (là 25 μg/m3 trong 24h).

Trung Quốc rất mạnh về kinh tế, nhưng có hơn 3.200 người tử vong trong năm 2015 vì ô nhiễm không khí.

Hàn Quốc - một quốc gia tưởng như rất sạch sẽ - cũng đứng thứ 5 về nồng độ bụi mịn trong số các nước phát triển.

Hồi năm 2016, chỉ số PM 2.5 của Hàn Quốc là 41 microgram/m3 nhưng đến 22/3/2017, chỉ số PM2.5 đo được tại thủ đô Seoul là 179 microgram/m3 - thành phố Seoul đứng ở vị trí thứ 2 trên bảng xếp hạng của trang web AirVisual (chuyên so sánh tình trạng ô nhiễm của các thành phố lớn trên toàn thế giới), sau thành phố New Delhi của Ấn Độ.

Nguyên nhân gây ra bụi mịn có thể gói gọn trong các hoạt động giao thông, xây dựng công cộng, và các nhà máy sản xuất công nghiệp.

Khói bụi từ đây theo gió phát tán đi nhiều thành phố và khu vực khác, dẫn đến chuyện có những nơi vốn rất trong lành, nhưng nồng độ bụi thậm chí đôi lúc còn vượt cả thành phố lớn (như trường hợp của Lục Ngạn (Bắc Giang) còn cao hơn Hà Nội).

Để ứng phó với khói bụi, thực tế đáng buồn là chúng ta vẫn chưa có biện pháp hoàn toàn triệt để.

Nhưng để đối phó với lượng hạt bụi mịn ra tăng, chính phủ Hàn Quốc đã có những biện pháp gì?

Người dân được khuyến cáo nên đeo mặt nạ mỗi khi đi ra ngoài. Mặc dù việc đeo khẩu trang, mặt nạ chỉ có thể giúp đối phó phần nào với bụi PM 10 và một phần rất nhỏ bụi PM 2.5, nhưng với PM 1.0 và nano thì... chào thua.

Theo Bộ An toàn và An ninh công cộng Hàn Quốc, người già và trẻ nhỏ nên hạn chế thời gian ở ngoài trời để tránh mắc bệnh về hô hấp và tim mạch. Ở trong nhà, người dân nên đóng cửa sổ để giảm tiếp xúc với lượng bụi độc hại.

Giới chức trách Hàn Quốc cũng đã lắp đặt những chiếc xe công nghệ theo dõi bụi mịn trên đường phố nhằm hỗ trợ người dân.

Các dữ liệu thu được sẽ được lưu lại và phân tích ngay trên xe, từ đó đưa ra cảnh báo cho người tham gia giao thông nên tránh những con đường nào nhiều bụi, đồng thời lên kế hoạch làm sạch con đường đó.

Chính phủ Hàn Quốc đưa ra biện pháp gì trong cuộc chiến chống bụi mịn tháng 3 vừa qua - Ảnh 1.

Thiết bị bay của NASA đo lường chất lượng không khí trên bầu trời Busan - Hàn Quốc

Người dân Hàn cũng có cách của riêng mình mà. Họ đã tự trang bị cho gia đình những chiếc máy lọc không khí.

Ngoài ra, có một cách khác là sử dụng ứng dụng theo dõi nồng độ ô nhiễm không khí để xác định tình hình trong thời điểm hiện tại và quyết định xem có nên ra ngoài đường hay không.

Nhưng theo các chuyên gia, muốn giải quyết triệt để ô nhiễm thì chỉ có thể làm từ gốc - xử lý các hoạt động giao thông, xây dựng, công nghiệp... bằng công nghệ mới với tiêu chuẩn an toàn môi trường cao.

Đó cũng là cách mà Hàn Quốc đang làm. Hàn Quốc đã đặt mục tiêu giảm thiểu bụi mịn vào năm 2026, bao gồm các biện pháp như đóng cửa các nhà máy sử dụng than củi, hay cấm lưu thông ô tô quá cũ.

Nguồn: VTV, BBC

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại