Chiều cháu, ông bà cho ăn thứ mà trẻ nào cũng thích, đi khám bác sĩ không thể ngờ thấy thứ này trong bụng

H.V |

Không ngờ chính ông bà nội lại là người gây nên tổn hại cho đứa trẻ, khiến bé bị đầy sỏi đường tiết niệu.

Cậu bé 2 tuổi bị sỏi đường tiết niệu chỉ vì ăn những thứ mà hầu hết trẻ em đều thích

Trẻ nhỏ bị kết sỏi tương đối hiếm, nhưng hiện nay có rất nhiều trường hợp trẻ con bị kết sỏi. 

Trường hợp tiêu biểu là cậu con trai người Trung Quốc mới 2 tuổi của cô Ngô được kiểm tra kết sỏi ở khắp nơi. 

Phát hiện nguyên nhân gây bệnh cho đứa trẻ chính là những món ăn vặt hàng ngày.

Cô Ngô và chồng kết hôn được gần 10 năm, hai vợ chồng bình thường không ở nhà, mà lên thành phố lớn làm việc kiếm tiền, họ gửi 2 đứa con nhỏ một bé 5 tuổi tên Tiểu Đại và bé 2 tuổi tên Tiểu Cương ở nhà cho ông bà nội chăm sóc.

Không ngờ chính ông bà nội lại là người gây nên tổn hại cho đứa trẻ. 

Hai ông bà có một sạp bán quà vặt mở ở trong làng, trong đó bán nhiều loại đồ ăn vặt cay và các loại nước uống giải khát, đều là những thứ mà đứa trẻ thích.

Ông bà chiều cháu nên thường xuyên cho cháu ăn những đồ ăn này, sau một thời gian đứa trẻ 2 tuổi Tiểu Cương xuất hiện tình trạng đi tiểu ra máu ngày càng nghiêm trọng. 

Ông bà nội lo lắng nên đưa Tiểu Cương đi bệnh viện kiểm tra, kết quả phát phát hiện Tiểu Cương bị kết sỏi thận và kết sỏi bàng quang .

Chiều cháu, ông bà cho ăn thứ mà trẻ nào cũng thích, đi khám bác sĩ không thể ngờ thấy thứ này trong bụng - Ảnh 1.

Trẻ nhỏ bị kết sỏi tương đối hiếm, nhưng hiện nay có rất nhiều trường hợp trẻ con bị kết sỏi (Ảnh minh họa).

Cô Ngô và chồng sau khi biết tin tức, lập tức đưa Tiểu Cương đi phẫu thuật, nhưng Tiểu Cương mới 2 tuổi không thể chịu được cuộc phẫu thuật lớn. 

Trước mắt chỉ có thể lấy ra một phần sỏi, đợi đứa trẻ lớn mới tiếp tục làm cuộc phẫu thuật khác.

Bác sĩ cảnh báo: "Những đồ ăn vặt bên ngoài đóng gói thường được làm từ đậu, hàm lượng muối, đường và mỡ rất cao, đó cũng là nhân tố quan trọng dẫn đến kết sỏi. 

Ông bà chiều cháu không có gì đáng trách, nhưng đứa trẻ còn quá nhỏ để ăn các loại đồ ăn vặt này, sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ. 

Do đó, bố mẹ bình thường phải chú ý đến thực phẩm cho trẻ ăn, bởi bệnh từ miệng mà ra, điều này vạn lần phải ghi nhớ".

Theo một số nghiên cứu khoa học, trẻ thường xuyên uống đồ uống có gas, nước ngọt có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi thận. 

Cụ thể, uống nước ngọt làm giảm lượng canxi và kali, tăng lượng sucrose, có thể gây tăng nguy cơ sỏi thận.

Biểu hiện của sỏi đường tiết niệu ở trẻ nhỏ

Một triệu chứng điển hình của sỏi bàng quang là trẻ đi tiểu đột nhiên bị gián đoạn và đau buốt, đồng thời xuất hiện trình trạng khó đi tiểu và kích thích bàng quang. 

Ngoài ra, khi bị kết sỏi, có thể trẻ sẽ đi tiểu kèm theo máu và nhiễm trùng.

Ở trẻ em, nếu dùng tay để kéo dương vật, chạy nhảy hoặc là thay đổi tư thế khi đi tiểu có thể khiến tình trạng đau thuyên giảm, tuy nhiên điều này kéo dài sẽ khiến bệnh tình nguy hiểm hơn.

Siêu âm có thể giúp bác sĩ hình dung sỏi bàng quang. Ngoài ra, chụp X-quang thận, niệu quản và bàng quang sẽ giúp bác sĩ xác định xem liệu sỏi có mặt trong hệ thống tiết niệu không.

Chiều cháu, ông bà cho ăn thứ mà trẻ nào cũng thích, đi khám bác sĩ không thể ngờ thấy thứ này trong bụng - Ảnh 2.

Những đồ ăn vặt bên ngoài đóng gói thường được làm từ đậu, hàm lượng muối, đường và mỡ rất cao, đó cũng là nhân tố quan trọng dẫn đến kết sỏi (Ảnh minh họa).

Cách điều trị sỏi đường tiết niệu cho trẻ

Nếu sỏi nhỏ, bác sĩ có thể khuyên nên uống một lượng nước tăng lên mỗi ngày để giúp loại bỏ. Nếu sỏi quá lớn hoặc không tự loại bỏ, bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp y tế để điều trị.

Sỏi bàng quang thường bị loại bỏ trong một thủ tục gọi là tán sỏi. Một ống nhỏ với một máy ảnh ở cuối được đưa qua niệu đạo và vào bàng quang để xem. 

Bác sĩ sau đó sử dụng laser, siêu âm hoặc thiết bị khác để phá vỡ sỏi thành từng miếng nhỏ và lấy các mảnh ra khỏi bàng quang.

Có khả năng sẽ phải gây tê vùng hoặc toàn thân trước khi các thủ tục để bệnh nhân cảm thấy thoải mái. 

Các biến chứng từ tán sỏi không phổ biến, nhưng nhiễm trùng đường tiểu, sốt, tổn thương bàng quang và chảy máu có thể xảy ra. 

Bác sĩ có thể cung cấp thuốc kháng sinh trước khi làm thủ tục để giảm nguy cơ nhiễm trùng. 

Khoảng một tháng sau khi tán sỏi, bác sĩ sẽ kiểm tra để chắc chắn rằng không có mảnh sỏi còn trong bàng quang.

Cách phòng ngừa kết sỏi đường tiết niệu ở trẻ em

Chiều cháu, ông bà cho ăn thứ mà trẻ nào cũng thích, đi khám bác sĩ không thể ngờ thấy thứ này trong bụng - Ảnh 3.

Nên tập cho trẻ thói quen uống 1 ly nước ấm vào buổi sáng trước khi ăn (Ảnh minh họa).

- Các bậc phụ huynh nên tập cho trẻ thói quen uống một ly nước ấm vào buổi sáng trước khi ăn sáng, để giúp cơ thể đẩy được các chất thải sau đêm ra ngoài.

- Nên chú ý đến chế độ ăn uống của trẻ ngày từ nhỏ. Tốt nhất là cho trẻ ăn nhạt. Không nên ăn quá nhiều thức ăn nhanh, đồ rán có chứa quá nhiều muối và lượng dầu mỡ gây ra tình trạng béo phì.

- Nhắc trẻ không được nhịn tiểu, phải đi toilet ngay khi có cảm giác buồn tiểu. Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ.

- Đối với trẻ có thể uống nước theo chỉ số cân nặng: 10-20kg cần 1-1,5 lít nước/ngày, trẻ 30kg cần 1,75 lít nước/ngày, trên 30kg thì cần 2 lít nước/ngày.

Nguồn: Sina, Kknews

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại