Câu chuyện về chiếc xe lăn diệu kỳ của huyền thoại Stephen Hawking: người kết nối vũ trụ trên từng vòng xoay

GIANG SPIDERUM |

Do mắc phải hội chứng xơ cứng teo cơ một bên từ năm 21 tuổi, Stephen Hawking dần mất đi khả năng nói và cử động. Từ đó, ông gắn bó với chiếc xe lăn đặc biệt và giao tiếp với thế giới bên ngoài chủ yếu nhờ vào công nghệ máy tính được xây dựng trong chiếc xe lăn của ông.

Có lẽ, Stephen Hawking có một cuộc sống cá nhân đặc biệt. Ông đã được chẩn đoán là mắc chứng xơ cứng teo cơ. Hầu hết bệnh nhân đều bị liệt dẫn đến tử vong trong thời gian ngắn, nhưng may mắn thay cho nền vật lý đương đại, bệnh của Hawking tiến triển rất chậm. 

Ông dần dần mất khả năng cử động, và theo thời gian, ông không còn khả năng nói chuyện bình thường. Từ đó, ông gắn bó với một chiếc xe lăn đặc biệt.

Những hỗ trợ giao tiếp của ông được trợ giúp bởi công nghệ máy tính được xây dựng trong chiếc xe lăn của ông. Chiếc xe lăn như cánh cửa thông ra thế giới của ông. Qua cánh cửa đặc biệt này, một chân trời mới của ngành Vật lý thế giới dần được hé lộ. 

Chiếc máy tính đầu tiên hỗ trợ Stephen Hawking giao tiếp

Năm 1985 Stephen Hawking đi thăm Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu và không may bị viêm phổi nặng. Để duy trì sự sống của ông, các bác sĩ đã tiến hành một ca phẫu thuật mở khí quản đặc biệt. Hawking sống sót nhưng mất khả năng nói.

Để giao tiếp, ban đầu Hawking dùng lông mày chọn chữ cái trên một bảng thẻ mà nhân viên y tế giơ trước mặt ông. Về sau, ông nhận được chiếc máy tính đầu tiên và sử dụng một chương trình trong máy tính có tên là "Equalizer" để hỗ trợ giao tiếp. Màn hình sẽ chạy các cụm từ, từ và chữ cái trong bộ nhớ khoảng 3.000 từ và ông sẽ sử dụng một công tắc đặc biệt cần tay để lựa chọn.

Câu chuyện về chiếc xe lăn diệu kỳ của huyền thoại Stephen Hawking: người kết nối vũ trụ trên từng vòng xoay - Ảnh 1.

Stephen Hawking bên bục giảng

Tuy không phụ thuộc vào người khác và tốc độ truyền tải nhanh hơn nhưng nhược điểm của việc này là bị cố định vào một chiếc máy tính để bàn. 

Một kĩ sư máy tính tên là David, chồng của nữ y tá Elaine Mason (người về sau thành vợ hai của ông) thường đến chăm sóc ông đã giúp ông giải quyết vấn đề này. David đã lắp một máy tính nhỏ chạy chương trình "Equalizer" và gắn nó vào xe lăn cho Hawking. 

Vốn không muốn phụ thuộc vào ai đó, Hawking đã bình luận sự kiện này một cách hóm hỉnh rằng: "Giờ tôi có thể giao tiếp tốt hơn cả lúc trước khi mất giọng nói".

Với phương pháp giao tiếp mới, Hawking có thể tạo ra 15 từ/phút. Do chương trình được phát triển bởi một công ty Mỹ nên giọng nói nhân tạo của ông là giọng Mỹ. Hawking tỏ ra đặc biệt yêu thích chất giọng này và cho rằng ông thấy gần gũi với nó.

Câu chuyện về chiếc xe lăn diệu kỳ của huyền thoại Stephen Hawking: người kết nối vũ trụ trên từng vòng xoay - Ảnh 2.

Stephen Hawking thời trẻ

Công ty Intel trở thành đơn vị hỗ trợ kỹ thuật cho cuộc sống của Stephen Hawking

Stephen Hawking gặp Gordon Moore, đồng sáng lập của Intel tại một hội nghị năm 1997. Ông Moore nhận thấy, Hawking đang phải sử dụng một chiếc máy tính để trò chuyện với mọi người xung quanh. Moore liền đề nghị rằng, Hawking có muốn một chiếc máy tính thực thụ với những công nghệ đặc biệt của Intel dành riêng cho mình không. Tất nhiên Hawking đồng ý.

Và từ thời điểm đó nay, Intel trở thành nhà cung cấp máy tính và nhận trách nhiệm hỗ trợ kỹ thuật cho cuộc sống của Hawking. Hai năm một lần, họ thay hệ thống máy tính cho nhà vật lý vĩ đại Stephen Hawking. Intel cũng là người mang hệ thống trợ lực bánh xe và tiến tới tự động hóa chiếc xe lăn đặc biệt này nhằm giúp việc di chuyển của ông được thuận tiện nhất.

Câu chuyện về chiếc xe lăn diệu kỳ của huyền thoại Stephen Hawking: người kết nối vũ trụ trên từng vòng xoay - Ảnh 3.

Chiếc xe của Hawking với những công nghệ hiện đại nhất

Lúc ấy, giao diện máy tính của Hawking là một chương trình có tên EZ Keys, một phiên bản cải tiến từ phần mềm "Equalizer". Nó có một bàn phím ảo và một thuật toán đoán từ ngữ cơ bản. EZ Keys cũng cho phép Hawking dùng chuột để thao tác trên Windows, để lướt web trên Firefox và để soạn bài giảng trên màn hình máy tính. Ông cũng có một webcam để dùng Skype.

Nhưng bệnh tình của Hawking ngày một nặng thêm. Năm 2008, tay ông mất hoàn toàn cảm giác. Trợ lý của ông tạo ra một thiết bị có tên là "nút má", gắn lên kính của Hawking. Dùng tia hồng ngoai, nó theo dõi cử chỉ cơ má của Hawking, thay cho công tắc cầm tay của ông.

Lúc này, Hawking kiểm soát tất cả các chức năng của máy tính bằng cách sử dụng một công tắc đơn đặt trên má. Phiên bản EZ Keys mới có tên gọi ACAT sẽ quét qua từng chữ trên màn hình, mỗi chữ một lần. 

Khi Hawking di chuyển má, một cảm biến phát hiện chuyển động và máy tính dừng máy quét và chọn từ đó. Một phần mềm thông minh đến từ SwiftKey sẽ lựa sẵn những từ thích hợp tiếp theo để tiết kiệm thời gian cho ông. Bằng cách này, ông có thể kiểm soát chương trình email của mình và thậm chí thực hiện cuộc gọi qua Skype.

Câu chuyện về chiếc xe lăn diệu kỳ của huyền thoại Stephen Hawking: người kết nối vũ trụ trên từng vòng xoay - Ảnh 4.

Chiếc xe của Hawking với những công nghệ hiện đại nhất

Tuy nhiên, khả năng điều khiển cơ của Hawking ngày một giảm, đến năm 2011 thì Hawking chỉ còn nói được 2 từ/phút. Ông gửi một là thư tới Gordon Moore, hỏi rằng liệu Intel có thể giúp mình lần này không.

Gordon Morre đã tập hợp những người giỏi nhất của Intel và tới gặp trực tiếp Hawking. Những giải pháp liên tục được đề ra nhưng đều vất phải trở ngại sức khỏe của Hawking. Những giải pháp thông thường dành cho người có vấn đề giao tiếp đều không áp dụng được trong trường hợp này. 

Phần mềm theo dõi ánh mắt không hoạt động được vì không thể bắt lấy ánh mắt của Hawking khi mí mắt của ông sụp xuống. Điện não đồ không bắt được một tín hiệu đủ mạnh từ não của Hawking để dựa vào đó điều khiển máy tính.

Hawking luôn tò mò với công nghệ mới. Tuy nhiên vốn tự nhận mình là nhà khoa học "lý thuyết và cổ điển", ông mất nhiều thời gian để làm quen với công nghệ mới. Cùng với sức khỏe ngày càng đi xuống của bản thân, các phương pháp thử nghiệm mới đều không có hiệu quả.

Câu chuyện về chiếc xe lăn diệu kỳ của huyền thoại Stephen Hawking: người kết nối vũ trụ trên từng vòng xoay - Ảnh 5.

Hawking và bạn bè

Gordon Morre và đồng nghiệp cuối cùng chấp nhận việc cải thiện hệ thống ACAT. Thay vì mang đến cho Hawking một công nghệ, Morre muốn làm những thứ cũ tốt hơn. Bằng cách quan sát những biểu lộ riêng trên nét mặt của ông, Morre đã nâng cấp hệ thống ACAT cũ thành một hệ thống chuyên biệt hơn dành riêng cho Hawking. 

Thay vì phụ thuộc vào công tắc trên má thì hệ thống giờ đây tập trung vào nét mặt của Hawking, điều này giúp Hawking có thể trả lời và nói chuyện với bạn bè của ông một cách thoải mái và chính xác.

Stephen Hawking đã mất vào sáng ngày 14 tháng 3 năm 2018 theo giờ Việt Nam. Tuy tàn tật nhưng trí tuệ và trên hết là nghị lực vươn lên của ông sẽ luôn là tấm gương sáng cho tất cả mọi người, là ngọn đèn dẫn đường cho tri thức nhân loại.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại