Cẩm nang dưỡng sinh 4 mùa: Nếu biết và làm đủ, cả năm không sợ sinh bệnh

Trần Quỳnh |

Nắm rõ những nguyên tắc dưỡng sinh theo 4 mùa trong năm, bạn sẽ không lo bị bệnh, từ đó sức khỏe và tuổi thọ được cải thiện đáng kể.

1. Mùa xuân

- Sinh dương khí:

Trung y quan niệm, mùa xuân là thời điểm dương khí sản sinh. Nhưng đây cũng là lúc khí lạnh chưa hết, nhiều gió độc, dễ làm hao tổn dương khí. Để nuôi dưỡng và bồi bổ dương khí vào mùa xuân, có 2 phương pháp đơn giản:

- Thứ 1: Ăn nhiều các thực phẩm bổ dương khí như hành, gừng, thịt nạc, các loại trứng, đậu, các loại rau có tác dụng khư hàn, tán tà, trợ dương khí.

- Thứ 2: Thường xuyên xoa bóp huyệt Đại Chùy để phòng ngừa phong hàn. Trước khi ra ngoài, dùng tay xoa nóng huyệt Đại Chùy sau gáy. Huyệt vị này được coi là điểm tụ của dương khí, khi kích thích vào đây có thể bảo vệ cơ thể tránh khỏi phong hàn.

Cẩm nang dưỡng sinh 4 mùa: Nếu biết và làm đủ, cả năm không sợ sinh bệnh - Ảnh 1.

Bạn nên bổ sung trứng, hành lá, thịt nạc, rau.... vào bữa ăn trong mùa xuân.

- Bổ can khí

Mùa xuân cũng là mùa sản sinh can khí. Bởi vậy, bên cạnh bồi bổ dương khí, việc dưỡng gan vào khoảng thời gian này cũng cần được coi trọng.

Ba phương pháp dưỡng gan hiệu quả được các thầy thuốc Trung y khuyến khích trong mùa xuân:

- Thứ 1: Xoa bóp huyệt Đại Đôn. Huyệt vị này nằm trên ngón chân cái, thường xuyên xoa bóp sẽ giúp thanh gan, sáng mắt, đầu óc tỉnh táo, tính thần sảng khoái.

- Thứ 2: Massage huyệt Hành Gian. Đây là huyệt vị nằm giữa ngón tay cái và ngón thứ hai. Thường xuyên xoa bóp sẽ giúp cơ thể "hạ hỏa", giảm nóng trong.

Thứ ba, kích thích huyệt Thái Xung. Huyệt vị Thái Xung nằm dưới ngón chân cái hoảng 4cm, hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan tới khí gan.

- Phòng gió độc

Mùa xuân là khoảng thời gian còn không khí lạnh và có nhiều gió độc. Để tránh gió độc xâm nhập cơ thể, bạn nên thường xuyên vận động, tiêm vắc-xin phòng bệnh, giữ vệ sinh môi trường sống, bổ sung protein và chú ý giữ ấm.

Cẩm nang dưỡng sinh 4 mùa: Nếu biết và làm đủ, cả năm không sợ sinh bệnh - Ảnh 2.

Cổ nhân Trung Hoa từ sớm đã rất coi trọng việc giữ ấm. Đội mũ vào buổi sáng sớm là một trong mười nguyên tắc "bất di bất dịch" của người xưa. (Tranh minh họa).

2. Mùa hè

- Dưỡng tâm

Trung y cho rằng mùa hè thuộc hỏa, khiến cơ thể dễ bực dọc, cáu kỉnh, ảnh hưởng trực tiếp tới tâm trạng và gây những tác hại gián tiếp với sức khỏe.

Bởi vậy, việc dưỡng tâm vào mùa này đặc biệt quan trọng. Trong những yếu tố cần cho dưỡng tâm, giấc ngủ chính là yếu tố quan trọng hàng đầu. Đảm bảo ngủ trước 11h đêm, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày sẽ giúp bạn trải qua mùa hè một cách khỏe mạnh.

- Khư ẩm

Thời tiết nóng nực của những ngày hè khiến cơ thể đổ rất nhiều mồ hôi, dễ hao khí, thương âm. Ngoại trừ việc bổ sung nước thường xuyên, bạn còn cần ăn nhiều các loại thực phẩm tăng cường thể chất như sơn dược, trứng gà, sữa tươi, mật ong, ngó sen, mộc nhĩ, sữa đậu nành, cháo hoa cúc…

Chế độ ẩm thực vào mùa này nên bớt mặn, bớt ngọt. Khi chế biến thức ăn có thể cho thêm chút hành, gừng, tỏi hoặc giấm, đồng thời tăng cường ăn các thực phẩm mềm, ấm.

- Hộ tỳ vị

Mùa hè là thời điểm tỳ vị thích nhất. Nguyên nhân là bởi khi thời tiết nóng nực, nhiều người có sở thích uống đồ lạnh vào mùa này, gây tổn thương tới tỳ vị.

Do đó, để bảo vệ tỳ vị trong khoảng thời gian này, bạn nên hạn chế ăn lạnh, uống lạnh. Bên cạnh đó, vào mùa hè, phụ nữ nên ăn nhiều các thực phẩm bổ tỳ vị như hạt ý dĩ, phục linh, đậu ván, đậu đỏ, mướp…

3. Mùa thu

- Tư âm nhuận phế

Đặc điểm nổi bật của khí hậu mùa thu là tiết trời mát mẻ nhưng hanh khô, dễ dẫn tới tình trạng khô môi, khô mũi, nẻ da, táo bón…

Vào giai đoạn này, bên cạnh việc uống nhiều nước, bạn còn nên chú ý thay đổi chế độ ẩm thực bằng cách ăn nhiều các loại thực phẩm ích vị, dưỡng khí, sinh tân như hạt mè, mật ong, sơn tra, cà chua, bách hợp, ô mai…

Không chỉ vậy, bạn còn nên thường xuyên xoa bóp mũi để đạt được công dụng dưỡng âm, nhuận phế.

Cách xoa bóp cũng rất đơn giản: Đặt ngón trỏ phải ở chóp mũi rồi xoa theo chiều kim đồng hồ và ngược lại, xoa từ chóp mũi cho đến gốc mũi, liên tục từ 20~30 lần.

Cẩm nang dưỡng sinh 4 mùa: Nếu biết và làm đủ, cả năm không sợ sinh bệnh - Ảnh 3.

Massage mũi đúng cách vừa mang lại cho bạn một chiếc mũi đẹp, vừa có công dụng tốt cho sức khỏe. (Ảnh minh họa).

- Phòng lạnh

Mùa thu cần chú ý phòng việc nhiễm lạnh, lúc ngủ không nên cởi trần, mặc quần áo dài tay đi ngủ, chuẩn bị chăn nệm đủ ấm.

Đặc biệt, việc chống nhiễm lạnh càng cần được chú ý đối với bệnh nhân có tiền sử bị bệnh tim mạch, người mắc viêm phế quản mãn tính, người cao và trẻ em.

- Thải độc

3 tháng mùa thu là khoảng thời gian tốt nhất để thanh lọc giải độc, bồi bổ cơ thể. Để thải độc, thanh lọc, bạn cần chú ý duy trì nguyên tắc "ba thông" . Đó là đại tiện thông, tiểu thiện thông, mồ hôi thông.

Mỗi ngày nên ăn khoảng 500gr rau cùng với lượng lương thực phụ thích hợp, hình thành thói quen đi vệ sinh đúng giờ sẽ giúp hệ bài tiết được lưu thông.

Cẩm nang dưỡng sinh 4 mùa: Nếu biết và làm đủ, cả năm không sợ sinh bệnh - Ảnh 4.

Việc đi vệ sinh đúng giờ nhất định trong ngày sẽ giúp tránh tình trạng hấp thu chất độc vào cơ thể. (Ảnh minh họa).

4. Mùa đông

- Dưỡng thận

Mùa đông là khoảng thời gian thích hợp nhất cho việc dưỡng thận. Trung y khẳng định: "Thận thông với tai". Vì vậy, thường xuyên xoa bóp hai tai trong mùa đông sẽ giúp bạn bảo vệ thận, tăng cường lưu thông khí huyết.

Ba bài tập thường xuyên được sử dụng để xoa tai – dưỡng thận là kéo dái tái, xách tai và xoa tai.

- Dưỡng thần

Trung y có câu: "Dưỡng sinh cốt ở dưỡng thần". Mà thời gian dưỡng thần tốt nhất lại chính là ba tháng mùa đông.

"Chìa khóa" của việc dưỡng thân chính là giữ tâm bình thản. Vào khoảng thời gian này, bạn có thể đọc báo, nghe nhạc, phơi nắng, du lịch… để giữ tâm trạng thanh thản và duy trì những cảm xúc tích cực.

Cẩm nang dưỡng sinh 4 mùa: Nếu biết và làm đủ, cả năm không sợ sinh bệnh - Ảnh 5.

Giữ tâm bình thản chính là điều tối quan trọng trong việc dưỡng thần. (Ảnh minh họa).

- Dưỡng vị

Thời tiết lạnh lẽo của mùa đông khiến chúng ta chuộng những loại thức ăn nóng. Nhưng ít ai biết rằng đồ ăn quá nóng sẽ gây thương tổn dạ dày.

Bên cạnh đó, vào mùa đông, người cao tuổi nên ít ăn mặn và tăng cường ăn các thực phẩm đắng, ăn thành nhiều bữa và bổ sung các thực phẩm kháng khuẩn, tiêu viêm, thanh tỉnh đầu óc như rau xà lách, rau cần, rau diếp ngồng…

*Theo Health Huanqiu

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại