Các tên lửa chống tăng hiện đại có thể tiêu diệt T-14 Armata?

Hiện nay gần như tất cả các loại tên lửa chống tăng hiện đại nhất của Mỹ đều bất lực trước sức mạnh của xe tăng T-14 Armata của Nga.

Tạp chí National Interest của Mỹ đã công bố bài báo, trong đó tác giả phân tích mức độ hiệu quả của các hệ thống tên lửa chống tăng hạng nặng (ATGM) BGM-71 TOW đối với xe tăng mới nhất của Nga T-14 Armata.

Các tên lửa chống tăng hiện đại có thể tiêu diệt T-14 Armata?  - Ảnh 1.

Bài viết đã mô tả chi tiết đầy đủ các đặc tính hiệu suất của cả hai phiên bản của hệ thống tên lửa chống tăng có điều khiển của Mỹ - TOW-2A và TOW-2B, phân tích tiêu diệt xe tăng Nga T-14 Armata của Nga, và cuối cùng tác giả đã kết luận rằng hệ thống TOW chỉ có thể làm hỏng một phần xe tăng Nga những không đảm bảo rằng sẽ phá hủy được nó.

Theo các chuyên gia, không nên vội vàng đánh giá và kết luận về vấn đề này, cần phải tìm hiểu một cách sâu rộng và chi tiết hơn.

Hầu như mọi người đều biết rằng xe tăng đó là một phương tiện chiến đấu và yểm trợ cho bộ binh, được dùng để tiêu diệt binh lính và trang thiết bị của đối phương.

Đặc biệt xe tăng T-14 “Armata” xuất hiện với tư cách là chiếc xe hiện đại nhất, khả năng chiến đấu cũng như bảo vệ tiên tiến nhất, nó được xem là một pháo đài bất khả xâm phạm, vượt trội hơn so với T-90MS bội phần.

Hệ thống tên lửa chống tăng TOW, đây được coi là một loại tên lửa có điều khiển chống tăng (ATGM) hiện đại và đạt hiệu quả cao của Mỹ.

Tổ hợp ATGM được thiết kế để chống lại xe tăng của đối phương, ngoài ra chúng được sử dụng khá thành công để phá hủy công sự và tiêu diệt địch. Tổ hợp tên lửa chống tăng đã được trang bị cho quân đội của các cường quốc hàng đầu thế giới trong những năm 60 của thể kỷ XX.

Hiện nay, hệ thống tên lửa chống tăng khá đa dạng, chúng có thể trang bị trên tàu sân bay, máy bay chiến đấu, trên xe chiến đấu hạng nhẹ…

Ưu điểm chính của ATGM là có thể bắn kiểm soát, điều khiển được đường đạn bay đến mục tiêu.

Đạn được điều khiển bởi người ngắm thông qua dây dẫn, bằng tín hiệu radar, tên lửa tự dẫn đường chủ động phản xạ từ chùm laser hoặc nguồn nhiệt của mục tiêu, kính ngắm quang học thông qua camera gắn trên nó.

Những khuyết điểm của ATGM: tốc độ bay thấp khi tiếp cận mục tiêu, đối phương có thời gian chuẩn bị các biện pháp bảo vệ, năng lượng tập trung ở đầu đạn không lớn. Do đó đầu đạn ATGM thường là đâm xuyên lõm, phả huỷ mục tiêu tập trung chủ yếu ở điểm nổ.

Hệ thống tên lửa chống tăng có  điều khiển TOW-2A sử dụng một hệ thống dây dẫn để dẫn đường và tiêu diệt xe tăng sát mặt đất còn với TOW-2B được trang bị với một hệ thống dẫn đương không dây (tín hiệu vô tuyến) để tấn công xe tăng từ trên cao ở vị trí gần cửa và tháp pháo, nơi bộ giáp của xe tăng là mỏng nhất.

Tên lửa điều khiển bằng vô tuyến không được xem là đáng tin cậy vì nó có thể dễ dàng bị hóa giải bởi các phương tiện tác chiến điện tử (EW).

Cả hai phiên bản ATGM đều sử dụng tên lửa với đầu đạn kép, lần phát nổ đầu tiên phá hủy các khiên bảo vệ động học của xe tăng, và lần thứ hai là phá huỷ áo giáp cuối cùng của xe.

Tác giả đã phân tích hệ thống bảo vệ của T-14 Armata thấy rằng, có khả năng làm tê liệt hệ thống điện tử hoặc tiêu diệt chúng khi tới gần. Từ các thông tin về hệ thống bảo vệ chủ động (KAZ) “Afghanistan”, tác giả đã khẳng định rằng hệ thống KAZ trên chiếc xe tăng của Nga không có khả năng chống được tên lửa khi tấn công xe tăng từ phía trên xuống.

Trên cơ sở đó có thể kết luận rằng, tổ hợp TOW-2B có cơ hội để làm tổn thương T-14 ở cửa vào trên xe và tháp pháo.

Nếu bị trúng đạn tháp pháo sẽ không thể chiến đấu được nữa còn kíp chiến đấu vẫn có cơ hội sống sót và rút khỏi xe tăng.

Còn tổ hợp TOW-2A tác giả đã không đưa ra nhận xét nào về khả năng tiêu diệt được T-14 hay không vì ngay cả đầu đạn có thể bay qua hệ thống bảo vệ chủ động KAZ “Afghanistan” thì tên lửa cũng sẽ không thể thâm nhập qua lớp giáp của xe tăng.

Hệ thống bảo vệ động năng “Malachite” với tổ hợp mô-đun “Relikt”, đặc điểm của nó chỉ được biết đơn giản là chia mảnh.

Những điểm chưa phân tích

Tuy phần lớn đều đồng ý với nhận xét trên nhưng còn một số điểm cần lưu ý mà tác giả chưa đề cập.

Thứ nhất, một số ý kiến cho rằng việc so sánh này hơi khập khiễng, hệ thống tên lửa chống tăng TOW được phát triển trong những năm 80 của thế kỷ XX, trong khi đó với các tính năng bảo mật của xe tăng thế hệ sau 3 và tạo ra 30 sau năm.

Vì vậy cho dù chúng có được cải tiến đi nữa thì vẫn phải dựa trên nền tảng cũ nên hiệu suất của nó cũng chỉ đạt hiệu quả trung bình.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại