Brexit: Khi bóng đá Anh cũng trở nên phân cực

Hà Quang Minh |

Không quá khó để tìm hiểu lực lượng ủng hộ Brexit là ai, lực lượng ủng hộ Bremain là ai, nhất là ở giai đoạn thông tin thế giới được cập nhật từng phút hiện nay...

1. Lực lượng ủng hộ Brexit chủ yếu là người cần lao, những người sống dựa vào an sinh xã hội, không có một việc làm ổn định chắc chắn, trình độ thấp.

Họ quy tội cho những công dân đến từ EU như Ba Lan, Bulgaria, Slovenia… đã giành hết cơ hội sinh tồn của mình. Và kết cục là khi trưng cầu dân ý về Brexit đúng theo ý họ, họ mới bắt đầu tìm hiểu về EU, để từ khóa được tìm nhiều thứ nhì trên google ở UK trong ngày hôm qua là "EU là cái quái gì?".

Lực lượng ủng hộ Bremain chủ yếu là những người có học, có công ăn việc làm ổn định, sống ở đô thị, nhận được những lợi ích từ toàn cầu hóa và không ngại các tác động chính trị lên đời sống của mình. Họ nhìn thấy EU là một cơ hội, kể cả là cơ hội kiếm tìm một cô gái nào đó, để yêu, và để cưới.

Và khi kết quả trưng cầu cho thấy Vương quốc Anh sẽ lựa chọn việc rời bỏ EU (trừ phi người kế nhiệm David Cameron có những nước cờ xuất sắc để thuyết phục đám đông cần lao), những tác động của nó tới Vương quốc Anh cũng bắt đầu được bàn tới, mà trong đó, một thứ rất cụ thể, mang tính bộ mặt văn hoá, như một dạng sức mạnh mềm của Anh quốc, chính là bóng đá Anh.

Và chính những tranh luận xoay quanh tác động tích cực hay tiêu cực của Brexit lên bóng đá Anh cũng cho thấy, ngay trong nội bộ nền bóng đá ấy cũng đã phân cực, với những người ủng hộ chống lại những người không ủng hộ rời khỏi EU.

2. Greg Dike, chủ tịch FA cho rằng việc rời EU sẽ khiến ĐTQG Anh trở nên mạnh mẽ hơn, khi nhiều cầu thủ nội địa có cơ hội ra sân hơn nữa.

Ông thừa nhận, việc có những thay đổi trong chính sách lao động sẽ khiến các CLB không thể nhập khẩu các cầu thủ từ EU một cách ồ ạt.

Nhưng sự khôn ngoan trong chuyển nhượng, theo kiểu ngôi sao tốt thì mang về Premier League còn cầu thủ không có tên tuổi thì không được nhập khẩu về sẽ vẫn khiến Premier League hấp dẫn và cơ hội cho cầu thủ Anh thì cao hơn rất nhiều.

Brexit: Khi bóng đá Anh cũng trở nên phân cực - Ảnh 1.

Brexit sẽ làm đội tuyển Anh trở nên hùng mạnh hơn?

Lập luận của Dike nghe rất có lý, nhưng nó là lý thuyết. Một ví dụ đơn giản thôi, ở mùa Hè 2015, ai biết Kante và Mahrez có thể sẽ trở thành ngôi sao?

Chính nhờ sự vô danh của họ mà Leicester đã tạo ra được kỳ tích như chuyện thần thoại. Nếu bóng đá Anh bắt đầu chắt lọc theo "mô hình Dike" thì chắc chắn, trong tương lai gần, sẽ không có những viên ngọc thô bừng sáng ở Premier League và biến giải đấu ấy thành nơi tiềm ẩn bất ngờ.

Thêm vào đó, cũng như bất kỳ lĩnh vực nào khác, sự phát triển trong bóng đá phần lớn nhờ cọ xát và học hỏi. Cầu thủ Anh có nhiều cơ hội hơn nhưng cơ hội để cọ xát với nhau không thể quý giá bằng cơ hội chơi với những cầu thủ chất lượng nhất của châu lục.

Bóng đá Anh có thể sẽ cho ra lò nhiều cầu thủ hạng B, nhưng để có những ngôi sao hạng A như Kane, Alli thì chắc chắn là rất khó.

3. Năm 1985, sau thảm hoạ Heysel, bóng đá Anh bị cấm ra châu Âu 5 năm. Có thể người Anh nhìn vào cúp C2 của Man United hồi 1991, ngay mùa đầu tiên trở lại châu Âu, đã kích thích Greg Dike và khiến ông nghĩ các CLB Anh vẫn có thể giành thành tích tốt ở các cúp châu Âu.

Nhưng có lẽ ông nhầm. Bóng đá 20 năm trước khác bây giờ nhiều. Để đoạt danh hiệu châu Âu hiện nay rất khó, nhất là khi số cúp châu Âu chỉ còn có 2 thay vì 3 như xưa.

Bởi thế, Greg Dike cũng phải do dự khi cho rằng "Nhưng tôi nghĩ, cũng phải mất ít nhất 2 năm nữa để đánh giá thực sự tác động là thế nào". Song thực tế, tác động có thể ngay bây giờ.

Đồng bảng đang bắt đầu mất giá bởi ảnh hưởng từ Brexit. Và nếu Ibramovic từ chối Man United vì mức lương anh ta nhận được bằng đồng bảng bỗng đột ngột ít đi khi quy đổi về giá trị đồng euro thì sao nhỉ?

Bản thân Premier League hiện thời đang rất hấp dẫn, khi khoảng cách trình độ giữa các đội một gần nhau hơn. Điều đó nhờ vào thị trường chuyển nhượng, nơi các CLB Anh mua được nhiều cầu thủ tốt từ EU sau khi họ nhận được rất nhiều phần chia từ bản quyền truyền hình.

4. Nhắc đến đây, chúng ta thấy rõ ràng rằng nếu ít cầu thủ tốt tham gia Premier League để nhường sân cho cầu thủ Anh, bản quyền truyền hình Premier League sẽ ảnh hưởng thế nào? Kinh tế của các CLB sẽ bị tác động ra sao?

Trong khi đó, lực lượng chủ đầu tư, chủ tịch các CLB lại đang lo ngại rằng Brexit sẽ tàn phá Premier League thực sự. Peter Coates, chủ tịch Stoke City tuyên bố rằng "Có một số lượng lớn các cầu thủ đang chơi bóng ở Anh sẽ không thể đạt yêu cầu để được cấp giấy phép lao động theo đúng trình tự đơn giản nhất".

Còn nữ Nam tước Karren Brady, phó chủ tịch West Ham thì cho rằng "sẽ có một tác động thảm họa cho sức mạnh kinh tế và sức cạnh tranh thể thao đối với các CLB Anh".

Brexit: Khi bóng đá Anh cũng trở nên phân cực - Ảnh 2.

Brexit sẽ là kích lực để những ngôi sao như De Gea rời bỏ Rremier League?

Hầu hết các ý kiến của giới chủ CLB đều dẫn tới điểm chung: "Bóng đá Anh sẽ không thể cạnh tranh nổi với trình độ của châu lục". Theo tính toán, hiện có tới 105 cầu thủ EU đang chơi bóng tại Anh, với 5 CLB có tới 9 cầu thủ thuộc EU, Bao nhiêu trong số 105 cầu thủ ấy sẽ đủ tiêu chuẩn để được cấp giấy phép lao động đây?

Và chính Brexit sẽ là lực kích để có một Prexit thực sự, tức các cầu thủ như Kante, Fabregas, Payet, Schneiderlin, De Gea… rời bỏ Premier League để kiếm tìm cơ hội ở Bundesliga, Liga, Serie A hay Ligue 1.

Khi đó, như một sự phân phối lại, Premier League sẽ kém sức mạnh đi, trong khi Liga, Bundesliga, Serie A, Ligue 1 sẽ trở nên mạnh hơn.

Tất nhiên, vẫn có một giải pháp cụ thể cho bóng đá Anh thời hậu Brexit. Đó là nếu Anh chọn lựa vẫn là thành viên của EEA (Khu vực kinh tế chung Âu châu) như Na Uy hay Thụy Sỹ. Lựa chọn đó sẽ dẫn tới một số rào cản được mở mà một trong số đó là thừa nhận tự do đi lại và cư trú. Lúc ấy, vấn đề cầu thủ EU không còn đáng lo ngại nữa.

Song, người Anh đấu tranh để được Brexit vì lý do gì? Chẳng phải họ chống lại nguy cơ mất việc từ các công dân EU đó ư? Và trong số các cầu thủ Anh, nhất là những cầu thủ trẻ, bao nhiêu phần trăm trong số họ ủng hộ Brexit?

Trong khi đó, Greg Dike vẫn mơ mộng, cho rằng mô hình của mình sẽ vận hành, Anh sẽ có một ĐTQG mạnh mẽ.

Nhưng chính những người chủ CLB sẽ chống lại ông. Vì thành tích, vì doanh thu, họ phải tìm cách để các cầu thủ chất lượng của EU chơi bóng được ở Anh, một cách hợp pháp. Lúc ấy, mô hình Dike cũng đổ vỡ và mâu thuẫn giữa các CLB, giữa Premier League với FA sẽ ngày một dày thêm.

Còn lúc này, chúng ta hãy chờ xem. Biết đâu Brexit là cái điềm để các đội bóng thuộc Liên hiệp Vương quốc Anh đồng loạt chia tay EURO ở ngay vòng 1/8 bởi những thất bại đau đớn?

Nhắc đến đây, chúng ta thấy rõ ràng rằng nếu ít cầu thủ tốt tham gia Premier League để nhường sân cho cầu thủ Anh, bản quyền truyền hình Premier League sẽ ảnh hưởng thế nào? Kinh tế của các CLB sẽ bị tác động ra sao?

Trong khi đó, lực lượng chủ đầu tư, chủ tịch các CLB lại đang lo ngại rằng Brexit sẽ tàn phá Premier League thực sự. Peter Coates, chủ tịch Stoke City tuyên bố rằng "Có một số lượng lớn các cầu thủ đang chơi bóng ở Anh sẽ không thể đạt yêu cầu để được cấp giấy phép lao động theo đúng trình tự đơn giản nhất".

Còn nữ Nam tước Karren Brady, phó chủ tịch West Ham thì cho rằng "sẽ có một tác động thảm họa cho sức mạnh kinh tế và sức cạnh tranh thể thao đối với các CLB Anh".

Hầu hết các ý kiến của giới chủ CLB đều dẫn tới điểm chung: "Bóng đá Anh sẽ không thể cạnh tranh nổi với trình độ của châu lục". Theo tính toán, hiện có tới 105 cầu thủ EU đang chơi bóng tại Anh, với 5 CLB có tới 9 cầu thủ thuộc EU, Bao nhiêu trong số 105 cầu thủ ấy sẽ đủ tiêu chuẩn để được cấp giấy phép lao động đây?

Và chính Brexit sẽ là lực kích để có một Prexit thực sự, tức các cầu thủ như Kante, Fabregas, Payet, Schneiderlin, De Gea… rời bỏ Premier League để kiếm tìm cơ hội ở Bundesliga, Liga, Serie A hay Ligue 1.

Khi đó, như một sự phân phối lại, Premier League sẽ kém sức mạnh đi, trong khi Liga, Bundesliga, Serie A, Ligue 1 sẽ trở nên mạnh hơn.

Tất nhiên, vẫn có một giải pháp cụ thể cho bóng đá Anh thời hậu Brexit. Đó là nếu Anh chọn lựa vẫn là thành viên của EEA (Khu vực kinh tế chung Âu châu) như Na Uy hay Thụy Sỹ. Lựa chọn đó sẽ dẫn tới một số rào cản được mở mà một trong số đó là thừa nhận tự do đi lại và cư trú. Lúc ấy, vấn đề cầu thủ EU không còn đáng lo ngại nữa.

Song, người Anh đấu tranh để được Brexit vì lý do gì? Chẳng phải họ chống lại nguy cơ mất việc từ các công dân EU đó ư? Và trong số các cầu thủ Anh, nhất là những cầu thủ trẻ, bao nhiêu phần trăm trong số họ ủng hộ Brexit?

Trong khi đó, Greg Dike vẫn mơ mộng, cho rằng mô hình của mình sẽ vận hành, Anh sẽ có một ĐTQG mạnh mẽ.

Nhưng chính những người chủ CLB sẽ chống lại ông. Vì thành tích, vì doanh thu, họ phải tìm cách để các cầu thủ chất lượng của EU chơi bóng được ở Anh, một cách hợp pháp. Lúc ấy, mô hình Dike cũng đổ vỡ và mâu thuẫn giữa các CLB, giữa Premier League với FA sẽ ngày một dày thêm.

Còn lúc này, chúng ta hãy chờ xem. Biết đâu Brexit là cái điềm để các đội bóng thuộc Liên hiệp Vương quốc Anh đồng loạt chia tay EURO ở ngay vòng 1/8 bởi những thất bại đau đớn?

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại