Bộ ba vũ khí tuyệt đỉnh Nga sở hữu trong 2019

Danh Tuyên |

Bộ ba vũ khí này đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biên giới nước Nga, đồng thời là nỗi sợ hãi đối với những kẻ khủng bố ở Trung Đông.

Năm 2019, Nga và Mỹ vẫn là những quốc gia có công nghệ dẫn đầu trong thị trường vũ khí toàn cầu. Mỗi quốc gia có những con át chủ bài riêng, nhưng đối với Nga thì những "khẩu súng lớn" là vũ khí ấn tượng nhất. Dưới đây là 3 vũ khí trong số đó.

Tên lửa hạt nhân mới của ông Putin

Vào cuối năm 2018, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã trực tiếp theo dõi các cuộc thử nghiệm đạn đạo của loại tên lửa liên lục địa mới, Avangard, dự kiến được lực lượng quân đội nước này sử dụng trong năm nay.

Avangard đánh dấu một giai đoạn mới của ngành khoa học tên lửa Nga. Không giống như những phiên bản tiền nhiệm cũng như các loại tên lửa của nước ngoài, loại tên lửa mới này có khả năng đạt được độ cao đáng kể hơn rất nhiều và bay với tốc độ siêu âm, bỏ xa những chiếc ô phòng thủ tên lửa hiện tại. Hiện vẫn chưa có loại tên lửa nào khác trên thế giới có khả năng tương tự.

Tên lửa này mạnh hơn gấp 130 lần so với vụ nổ tàn phá thành phố Hiroshima của Nhật vào năm 1945 và có thể bay tới mục tiêu với tốc độ khoảng 24.000km/h.

"Với sự xuất hiện của loại tên lửa mới này, Nga đảm bảo sự an toàn cho biên giới của mình trong nhiều thập kỷ tới", Dmitry Safonov, nhà phân tích quân sự của tờ Izvestia cho hay.

Avangard là một phần trong bộ ba hạt nhân của Nga, được thiết kế với mục đích phòng thủ.

Hệ thống phòng không S-400 Triumph

Một vũ khí khác của Nga được giới quân sự toàn thế giới đánh giá cao là hệ thống phòng không S-400 Triumph (định danh NATO là Growler).

Nó có thể phát hiện các mục tiêu trên không trong bán kính lên tới 600km và bắn hạ chúng trong cự ly 400km. Là tên lửa hành trình có tốc độ bay cực nhanh hay tên lửa đạn đạo liên lục địa có khả năng làm rung chuyển Trái đất thì S-400 cũng sẽ phát hiện và hạ gục chúng, tờ RBTH cho hay.

Điểm khác biệt quan trọng của S-400 và đối thủ lớn nhất từ Mỹ MIM-104 Patriot là khả năng nhìn thấy và bắn hạ mục tiêu từ mọi hướng. Hệ thống phòng thủ của Mỹ chỉ có thể "quét" bầu trời trong khoảng 180 độ.

Hơn nữa, bệ phóng Patriot mất tới 30 phút để triển khai. Trong thời gian đó, tên lửa của đối phương đã bắn tới mục tiêu và trận chiến sẽ kết thúc.

Patriot có tầm bắn 180km, bằng một nửa so với hệ thống của Nga (400km). Điều đó đóng vai trò quan trọng trong việc đối phó với không chỉ tên lửa mà còn cả máy bay chiến đấu và máy bay ném bom. Máy bay ném bom thậm chí không có cơ hội nhả đạn trong khoảng cách chiến đấu khi đối đầu với S-400.

Đây là những yếu tố khiến cho Thổ Nhĩ Kỳ - một thành viên của khối liên minh quân sự NATO – lựa chọn hệ thống S-400 của Nga, bất chấp những nguy cơ bị Mỹ và đồng minh trừng phạt kinh tế.

Xe tăng T-14 Armata thế hệ mới

Dựa trên nền tảng Armata, xe tăng T-14 đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình phát triển công nghệ bọc thép hạng nặng của thế kỷ 21.

Bộ ba vũ khí tuyệt đỉnh Nga sở hữu trong 2019 - Ảnh 1.

Tăng T-14

T-14 là xe tăng thế hệ thứ ba đầu tiên trên thế giới. Nó được trang bị pháo nòng trơn 2A82 125mm (với tùy chọn lắp đặt pháo 2A83 152mm) với điều khiển từ xa kỹ thuật số. Đây là chiếc xe tăng duy nhất trên thế giới có tháp pháo không người lái – toàn bộ tổ lái ở trong một khoang bọc thép được cô lập với phần giáp cực mạnh phía trước.

Từ đây, họ hoàn toàn yên tâm điều khiển phương tiện cùng các hệ thống liên quan. Giải pháp công nghệ này cho phép tổ lái sống sót ngay cả khi tháp pháo bị trúng đạn trực tiếp hoặc đạn bắt lửa.

Hơn nữa, phần giáp xe tăng có thể chịu được pháo kích bằng đạn pháo và tên lửa chống tăng.

Về phần giáp, T-14 có hệ thống bảo vệ chủ động gọi là Afganit, có năng lực vật lý trong cả việc tiêu diệt và vô hiệu hóa các mục tiêu. Tăng có 4 ăng-ten "bắt" đạn của kẻ thù khi tiếp cận và đánh bật nó khỏi đường bay với sự trợ giúp của laser, radar và màn khói.

Nếu tên lửa thoát khỏi radar và tia laser, lá chắn động lực Malakhit sẽ phát huy tác dụng, bắn trúng tên lửa khi chúng tiếp cận xe tăng.

"Đối thủ gần đây nhất của Armata là xe tăng Abrams của Mỹ. Nó có khả năng bảo vệ động năng tốt, nhưng không có khoang bọc thép cho tổ lái. Đó là lý do trong trường hợp trực tiếp bị trúng đạn xuyên giáp, tổ lái sẽ có khả năng sống sót thấp hơn", ông Safonov nói.

Một sự khác biệt đáng kể giữa hai loại tăng này còn nằm ở các khẩu pháo và tốc độ bắn của chúng.

"Tăng T-14 có khả năng bắn tới mười viên đạn mỗi phút, bắn trúng mục tiêu ở cự ly tới 7km. Trong khi đó, Abrams có tốc độ bắn chỉ 3 viên mỗi phút trong phạm vi 4.600m. Với các trận chiến ở Trung Đông, chỉ 2km thôi cũng tạo ra sự khác biệt lớn", Safonov kết luận.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại