Cập nhật lúc

TP.HCM phát hiện 1 trường hợp tái dương tính sau khi xuất viện từ HN trở về; HN sẽ có nơi thực hiện giãn cách xã hội

Tối 6/8, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống COVID-19 thông báo 30 ca mắc Covid-19 mới. Trong đó có 20 ca ở Đà Nẵng, 6 ca ở Quảng Nam, 1 ca ở Bắc Giang, có liên quan đến Đà Nẵng và 3 ca nhập cảnh tại Bà Rịa - Vũng Tàu.

Chiều 6/8, Thường trực Thành uỷ Hà Nội có cuộc họp với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 TP và lãnh đạo các, quận, huyện, thị xã. Tại cuộc họp, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đánh giá, ca bệnh 714 mới công bố tại Bắc Từ Liêm có lịch trình di chuyển, thăm khám phức tạp nên sẽ có nguy cơ lây nhiễm cao tại nhiều khu vực, cho nhiều người.

 

"Bệnh nhân 714 đi Đà Nẵng về Hà Nội ngày 19/7 đã xuất hiện ho, nhưng vẫn đi nhiều nơi, vẫn vào bệnh viện. Đấy có phải là chủ quan không? Chúng ta đã kích hoạt toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc chống dịch chưa? Tại sao lại để trường hợp này trong nhiều ngày đi 4 quận nội thành, về Nam Định, Thái Bình?", ông Huệ đặt câu hỏi.

 Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng đề nghị người dân đeo khẩu trang để bảo vệ sức khỏe lâu dài: "Đợt này tôi thấy người dân tự tin, tin tưởng vào Trung ương và Thành phố, đây là điều rất đáng quý nhưng chúng ta không được chủ quan. Tất cả mọi người nên đeo khẩu trang nơi công cộng và khi tham gia giao thông. UBND TP cũng nên xem xét đưa việc này thành quy tắc chung, kể cả khi hết dịch. Đây là vấn đề bảo vệ sức khỏe nhân dân lâu dài".

38
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Bí thư Hà Nội: Để BN714 đi nhiều nơi, có phải chủ quan không?

    Chiều 6/8, Thường trực Thành uỷ Hà Nội có cuộc họp với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 TP và lãnh đạo các, quận, huyện, thị xã. Tại cuộc họp, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đánh giá, ca bệnh 714 mới công bố tại Bắc Từ Liêm có lịch trình di chuyển, thăm khám phức tạp nên sẽ có nguy cơ lây nhiễm cao tại nhiều khu vực, cho nhiều người.

     

    "Bệnh nhân 714 đi Đà Nẵng về Hà Nội ngày 19/7 đã xuất hiện ho, nhưng vẫn đi nhiều nơi, vẫn vào bệnh viện. Đấy có phải là chủ quan không? Chúng ta đã kích hoạt toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc chống dịch chưa? Tại sao lại để trường hợp này trong nhiều ngày đi 4 quận nội thành, về Nam Định, Thái Bình?", ông Huệ đặt câu hỏi.

     Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng đề nghị người dân đeo khẩu trang để bảo vệ sức khỏe lâu dài: "Đợt này tôi thấy người dân tự tin, tin tưởng vào Trung ương và Thành phố, đây là điều rất đáng quý nhưng chúng ta không được chủ quan. Tất cả mọi người nên đeo khẩu trang nơi công cộng và khi tham gia giao thông. UBND TP cũng nên xem xét đưa việc này thành quy tắc chung, kể cả khi hết dịch. Đây là vấn đề bảo vệ sức khỏe nhân dân lâu dài".

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    TP.HCM phát hiện 1 trường hợp tái dương tính SARS-CoV-2 sau khi xuất viện từ Hà Nội trở về

    Cụ thể theo Sở Y tế TP.HCM, bệnh nhân 368 được cách ly điều trị tại Bệnh viện (BV) Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội), xuất viện ngày 30/7/2020.

    Ngày 31/7/2020 bệnh nhân về TP.HCM được cách ly và lấy mẫu xét nghiệm.

    Ngày 2/8 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính, được chuyển đến BV Dã chiến Củ Chi để cách ly điều trị. Hiện bệnh nhân không sốt, không ho, không khó thở.

    Người sống cùng toà nhà với BN714 ở Hà Nội bỏ đi khỏi khu cách ly; Hà Nội sẽ có nơi thực hiện giãn cách xã hội - Ảnh 1.
    TP.HCM phát hiện 1 trường hợp tái dương tính SARS-CoV-2 sau khi xuất viện từ Hà Nội trở vềafamily.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    2 người đầu tiên đủ điều kiện hiến huyết tương điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng

    Tiến sĩ Văn Đình Tráng, Phụ trách Khoa Vi sinh - Sinh học phân tử, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương - điều phối chính của dự án chia sẻ, sau 2 ngày triển khai, đến hết ngày 5/8, đã có 5 bệnh nhân Covid-19 khỏi bệnh tình nguyện cho huyết tương.

    Trong đó, bác sĩ N.X.T, Khoa Cấp cứu của bệnh viện là trường hợp rất đặc biệt. Nam bác sĩ từng lây nhiễm SARS-CoV-2 trong quá trình điều trị bệnh nhân Covid-19. Sau khi khỏi bệnh, anh cũng là người đầu tiên xin hiến huyết tương để thêm hy vọng giúp đỡ các bệnh nhân nguy kịch.

    Tiến sĩ Tráng thông tin, qua các sàng lọc bước đầu, hiện có 2 người đủ điều kiện tham gia hiến, là bác sĩ T. và 1 phụ nữ 39 tuổi.

    2 người đầu tiên đủ điều kiện hiến huyết tương điều trị bệnh nhân Covid-19 nặngvietnamnet.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Người đứng đầu cấp ủy chịu trách nhiệm nếu không phát hiện ra F1, F2 trên địa bàn

    Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ nhấn mạnh như vậy tại cuộc họp của thường trực Thành ủy Hà Nội với Ban chỉ đạo phòng chống, dịch COVID-19 thành phố và các quận, huyện vào chiều 6-8.

     

    "Rà soát chặt chẽ người nhập cảnh. Những địa bàn nào có người nhập cảnh trái phép, có F1, F2, người có dấu hiệu nghi ngờ mà không phát hiện được thì người đứng đầu cấp ủy phải chịu trách nhiệm. Tôi nhấn mạnh điều đó".

    Bí thư Hà Nội Vương Đình Huệ

     

    Người đứng đầu cấp ủy chịu trách nhiệm nếu không phát hiện ra F1, F2 trên địa bàntuoitre.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hà Nội sẽ có nơi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 để chống COVID-19

    Chiều 6/8, Thường trực Thành ủy Hà Nội đã có buổi làm việc với Ban chỉ đạo thành phố về phòng chống dịch COVID-19.

    Tại cuộc họp, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ yêu cầu Hà Nội kích hoạt lại hệ thống phòng dịch trên toàn thành phố, cá biệt có nơi sẽ thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 để hạn chế dịch bệnh COVID-19 lây lan.

    Thêm 1 khu phố ở Sầm Sơn bị phong tỏa; 1 người sống cùng toà nhà với BN714 ở Hà Nội bỏ đi, vẫn chưa tìm được - Ảnh 1.

    Toàn cảnh buổi làm việc chiều 6/8. Ảnh: TTXVN.

    Hà Nội sẽ có nơi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 để chống COVID-19vtv.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    3 nhân viên y tế BV Đa khoa Hà Đông là F1 của BN714 ở Hà Nội

    Liên quan ca mắc COVID-19 thứ 714 (nam, 42 tuổi, ở Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội), chiều 6/8, đại diện Bệnh viện Đa khoa Hà Đông thông tin, tại đây, 3 nhân viên y tế được xác định có tiếp xúc bệnh nhân này. Đây là 3 nhân viên của phòng Khám sàng lọc - nơi bệnh nhân 714 đến khám bệnh.

    Trong quá trình thăm khám, họ đều trang bị phòng hộ.

    Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã phun khử khuẩn toàn bộ khu vực BN714 tới khám.

    Thêm 1 khu phố ở Sầm Sơn bị phong tỏa; 1 người sống cùng toà nhà với BN714 ở Hà Nội bỏ đi  - Ảnh 1.

    Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đo nhiệt độ cho người tới đây thăm khám. (Ảnh: BVCC)

    3 nhân viên y tế BV Đa khoa Hà Đông là F1 của BN714 ở Hà Nộivtc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thêm một khu phố ở Sầm Sơn bị phong tỏa

    Chiều ngày 6/8, thông tin từ TP Sầm Sơn (Thanh Hóa) cho biết, liên quan đến một nữ bệnh nhân nghi nhiễm Covid-19, UBND phường Quảng Vinh, TP Sầm Sơn đã tiến hành phong tỏa thêm khu phố Tây Nam với 284 hộ dân để phòng chống dịch bệnh Covid-19.

    Thêm 1 khu phố ở Sầm Sơn bị phong tỏa; 1 người sống cùng toà nhà với BN714 ở Hà Nội bỏ đi  - Ảnh 1.

    Lực lượng chức năng TP Sầm Sơn phong tỏa thêm khu phố Tây Nam để phòng chống dịch Covid-19

    Trước đó, UBND TP Sầm Sơn cũng đã tiến hành phong tỏa cụm dân cư nơi có bệnh nhân nghi nhiễm Covid-19 và toàn bộ khu phố Nam Bắc với 309 hộ dân để thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

    Bước đầu xác định có 13 trường hợp tiếp xúc F1 với ca nghi nhiễm Covid-19 đã được cách ly tập trung và lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2. Hơn 40 trường hợp F2 (tiếp xúc với các trường hợp F1) được giám sát, cách ly tại hộ gia đình.

    Thêm một khu phố ở Sầm Sơn bị phong tỏawww.baogiaothong.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hà Nội: 1 người sống cùng toà nhà với nhân viên điều hành xe buýt bỏ đi

    Chiều 6.8, tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 thàng phố Hà Nội, ông Trần Thế Cương - Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm cho biết, 15h hôm nay, qua rà soát đến bệnh nhân 714, F1 có 14 trường hợp, riêng toà nhà chung cư mini này có 6 F1 và 80 F2, đã được đưa đi cách ly.

    Thêm 1 khu phố ở Sầm Sơn bị phong tỏa; 1 người sống cùng toà nhà với BN714 ở Hà Nội bỏ đi, vẫn chưa tìm được - Ảnh 1.

    Ngõ 4, phố Kiều Mai - là nơi ở của bệnh nhân 714 được cách ly phòng dịch. Ảnh: Phạm Đông

     Có trường hợp F1 ở Cổ Nhuế 1, hiện là lái xe xe bus 10/10, tiếp xúc gần với BN 5-7 phút, không đeo khẩu trang, trưa nay mới liên lạc được, đã đưa đi cách ly.

    "Có 102 F2 ở quận quận Bắc Từ Liêm được cách ly theo dõi tại nhà, tuy nhiên có 1 trường hợp  nam giới SN 1960 làm tại BV Medlatec sinh sống cùng toà nhà với bệnh nhân, đi làm về lúc 5h30 sáng nay khi thấy các lực lượng phong toả tại đây thì không phối hợp khai báo và lên xe máy bỏ đi. Chúng tôi đã liên lạc với BV Medlactec để gọi nam giới quay trở lại cách ly, hiện chưa tìm được" - Chủ tịch quận Bắc Từ Liêm cho biết.

    Hà Nội: 1 người sống cùng toà nhà với nhân viên điều hành xe buýt bỏ trốnlaodong.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thêm 30 ca mắc COVID-19 mới: 27 ca liên quan Đà Nẵng, 3 ca nhập cảnh

    Tối 6.8, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống COVID-19 thông báo 30 ca mắc Covid-19 mới. Trong đó có 20 ca ở Đà Nẵng, 6 ca ở Quảng Nam, 1 ca ở Bắc Giang, có liên quan đến Đà Nẵng và 3 ca nhập cảnh tại Bà Rịa - Vũng Tàu. 

    CA BỆNH 718 (BN718)

    Nữ, 67 tuổi, quê quán: Đà Nẵng, đã tử vong tối 5.8, được xét nghiệm khẳng định dương tính với Sars-CoV-2 cuối giờ sáng 6.8.

    CA BỆNH 724-729, 731-743 (BN724-729 và BN731-743):

    Tại Đà Nẵng, tuổi từ 1-69, gồm: 9 F1, 5 bệnh nhân, 3 người chăm sóc, 1 nhân viên y tế, 1 tại quận Thanh Khê, Đà Nẵng (đang tiếp tục điều tra).

    CA BỆNH 719-723 VÀ 730 (BN719 -723 và BN730):

    Tại Quảng Nam độ tuổi từ 30-51, liên quan Đà Nẵng, gồm 2 bệnh nhân, 3 F1 (BN562, BN456, BN592), 1 người chăm sóc tại Bệnh viện Đà Nẵng. Hiện các bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam.

    CA BỆNH 744 (BN744):

    Tại Bắc Giang, nữ, 7 tuổi, F1 của BN673, BN674, cùng nhóm du lịch tại Đà Nẵng với BN675-678 tại Lạng Sơn. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

    CA BỆNH 745-747 (BN745-747):

    Tại Bà Rịa - Vũng Tàu, liên quan chuyến Tàu chở gas Texiana từ Qatar về Cảng Vũng Tàu ngày 28.7, cách ly, lấy mẫu ngay trên tàu sau nhập cảnh.

    Kết quả xét nghiệm lần 2 phát hiện thêm 3 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 (trước đó đã có 6 ca dương tính).

    Hiện bệnh nhân cách ly, điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

    Tổng số ca mắc: 747 ca

    - Tính đến 18h ngày 6.8: Việt Nam, có tổng cộng 747 ca mắc COVID-19, trong đó 312 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.

    - Số lượng ca mắc mới trong cộng đồng tính từ ngày 25.7 đến nay: 295 ca.

    - Tính từ 6h đến 18h ngày 6.8: 30 ca mắc mới.

    Số người cách ly:

    Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 170.457, trong đó:

    - Cách ly tập trung tại bệnh viện: 6.717

    - Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 23.356

    - Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 140.384

    Tình hình điều trị:

    Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19:

    - 11 ca được công bố khỏi bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa - Vũng Tàu: BN374 (nam, 35 tuổi), BN376 (nam, 35 tuổi), BN377 (nam, 32 tuổi), BN378 (nam, 35 tuổi), BN379 (nam, 31 tuổi), BN380 (nam, 30 tuổi), BN381 (nam, 55 tuổi), BN382 (nam, 64 tuổi), BN384 (nam, 27 tuổi), BN403 (nam, 55 tuổi), BN408 (nam, 42 tuổi).

    - Số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2: 22 ca.

    - Số ca âm tính lần 2 trở lên với SARS-CoV-2: 11 ca.

    - Số ca tử vong: 8 ca.

    - Số ca điều trị khỏi: 392 ca.

    COVID-19

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bác sĩ nhiễm Covid-19 ở Đồng Nai từng có 2 lần xét nghiệm âm tính

    Trước khi được xác định nhiễm Covid-19, nam bác sĩ ở Đồng Nai có 2 lần xét nghiệm cho ra kết quả âm tính.

    Bệnh nhân số 669 - bác sĩ L.Đ.N. (50 tuổi), đang công tác tại Khoa Ung bướu Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, là chồng của bệnh nhân 595.

    BN COVID-19 thứ 10 tử vong; Người thân ùn ùn mang nhu yếu phẩm đến tòa nhà nơi ca mắc mới ở Hà Nội sinh sống - Ảnh 1.

    Phòng khám của vợ chồng bệnh nhân 669 ở TP Biên Hòa

    Trước đó, chính quyền TP Biên Hòa đã phải phong tỏa toàn bộ đường Hồ Văn Đại (phường Quang Vinh, TP Biên Hòa) do có nhà của các bệnh nhân này.

    Trong thông báo của Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, trước khi được xác định dương tính với nCoV, ông N. có 2 lần xét nghiệm nCoV đều cho ra kết quả âm tính.

    Theo kết quả điều tra dịch tễ, bệnh nhân này có lộ trình di chuyển trước và sau khi nhiễm bệnh tới khá nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người.


    Bác sĩ nhiễm Covid-19 ở Đồng Nai từng có 2 lần xét nghiệm âm tínhvietnamnet.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thái Bình phong tỏa khu vực nhà bố vợ BN714 ở Hà Nội có lịch trình phức tạp

    Ngày 6/8, ông Ngô Đông Hải, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình chỉ đạo huyện Tiền Hải phải phong tỏa khu vực nhà bố vợ bệnh nhân 714 thuộc cụm dân cư số 7, thôn Lạc Thành Nam, xã Tây Ninh, huyện Tiền Hải. Đến nay, khu vực này đã được phong tỏa để phòng chống dịch bệnh. Toàn bộ người dân được cách ly và hoạt động tiếp tế đều phải thông qua cơ quan chức năng chốt chặn bên ngoài.

    BN COVID-19 thứ 10 tử vong; Người thân ùn ùn mang nhu yếu phẩm đến tòa nhà nơi ca mắc mới ở Hà Nội sinh sống - Ảnh 1.

    Khu vực nhà bố vợ bệnh nhân 714 thuộc Cụm dân cư số 7 xóm, thôn, xã Tây Ninh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình được phong tỏa để phòng chống dịch bệnh. Ảnh: TTXVN.

    BN COVID-19 thứ 10 tử vong; Người thân ùn ùn mang nhu yếu phẩm đến tòa nhà nơi ca mắc mới ở Hà Nội sinh sống - Ảnh 2.

    Khu vực nhà bố vợ bệnh nhân 714. Ảnh: TTXVN.

    Thái Bình phong tỏa khu vực nhà bố vợ BN714 ở Hà Nội có lịch trình phức tạpvtv.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đình chỉ công tác Phó Chủ tịch xã vì không phối hợp phòng chống dịch COVID-19

    Ngày 6/8, UBND thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa ban hành quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông Viên Đình Nam, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Hùng, TP Sầm Sơn vì không phối hợp trong công tác phòng chống dịch COVID-19, thời gian tạm đình chỉ công tác là 15 ngày kể từ ngày ra quyết định.

    Bệnh nhân COVID-19 thứ 10 tử vong; Cận cảnh cây ATM khẩu trang miễn phí đầu tiên ở TP.HCM - Ảnh 1.

    Khu phố Nam Bắc (nơi có bệnh nhân nghi nhiễm COVID-19) đã được phong tỏa, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. (Ảnh: TTXVN)

    Bệnh nhân COVID-19 thứ 10 tử vong; Cận cảnh cây ATM khẩu trang miễn phí đầu tiên ở TP.HCM - Ảnh 2.

    Giám đốc Sở Y tế Thanh Hóa Trịnh Hữu Hùng kiểm tra công tác triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại thành phố Sầm Sơn. (Ảnh: TTXVN)

    Trong đêm 5/8, khi UBND TP Sầm Sơn tiếp nhận thông tin có bệnh nhân nữ (54 tuổi) ở khu phố Nam Bắc, phường Quảng Vinh, TP Sầm Sơn trở về từ Đà Nẵng đi trên chuyến xe khách của nhà xe Kim Chi (cùng xe với bệnh nhân 620 ở tỉnh Hà Nam) nên đã chỉ đạo địa phương chuẩn bị các phương án phòng, chống dịch.

    Qua nắm bắt xác định có 13 người tiếp xúc gần (F1) với trường hợp nghi nhiễm này (gồm có 11 người ở khu phố Nam Bắc và 2 người ở xã Quảng Hùng) nên đã chỉ đạo ngành y tế xuống địa phương thực hiện rà soát cách ly y tế những trường hợp này.

    Tuy nhiên, khi gọi điện cho Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Hùng là ông Viên Đình Nam thì ông này nêu lý do trời mưa nên không cùng đoàn tới gia đình có người tiếp xúc gần với trường hợp nghi nhiễm.

    Đình chỉ công tác Phó Chủ tịch xã vì không phối hợp phòng chống dịch COVID-19vtv.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Người thân ùn ùn mang nhu yếu phẩm đến tòa nhà nơi BN714 sinh sống

    Sau khi nhân viên điều hành xe buýt ở Hà Nội dương tính với Covid-19, tòa nhà nơi BN714 ở (Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã bị phong tỏa.

    BN COVID-19 thứ 10 tử vong; Người thân ùn ùn mang nhu yếu phẩm đến tòa nhà nơi ca mắc mới ở Hà Nội sinh sống - Ảnh 1.

    Từ 17h ngày 5/6, khi kết quả xét nghiệm lần một của anh B.Đ.Tr (42 tuổi), trú tại số 5/4 đường Kiều Mai, Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, nhân viên điều hành của công ty xe bus 10-10 có kết quả dương tính thì toàn bộ khu vực đã bị phong tỏa tạm thời chờ đến khi có kết quả chính thức từ Bộ Y tế.

    BN COVID-19 thứ 10 tử vong; Người thân ùn ùn mang nhu yếu phẩm đến tòa nhà nơi ca mắc mới ở Hà Nội sinh sống - Ảnh 2.

    Đến 6h ngày 6/8, Bộ Y tế chính thức công bố Việt Nam có thêm 4 ca mắc Covid-19, trong đó có anh B.Đ.Tr. Ngay sau đó, toàn bộ các trường hợp F1, F2, F3 đã được rà soát đưa đi cách ly theo quy định. Đặc biệt toàn bộ tòa nhà nơi BN714 này ở đã bị phong tỏa, những người dân trong ngõ bị hạn chế đi lại, dưới sự kiểm soát chặt chẽ của lực lượng chức năng.

    BN COVID-19 thứ 10 tử vong; Người thân ùn ùn mang nhu yếu phẩm đến tòa nhà nơi ca mắc mới ở Hà Nội sinh sống - Ảnh 3.

    Như vậy, tính từ 6h sáng ngày 6/8, khu vực này sẽ bị cách ly 14 ngày. Lực lượng Y tế đến lấy thông tin dịch tễ, kiểm tra sức khỏe toàn bộ người dân trong ngõ.

    BN COVID-19 thứ 10 tử vong; Người thân ùn ùn mang nhu yếu phẩm đến tòa nhà nơi ca mắc mới ở Hà Nội sinh sống - Ảnh 4.

    Tòa nhà nơi BN714 đang ở bị phong tỏa 14 ngày. Ở đây có rất nhiều cặp đôi còn trẻ. Đến trưa 6/8 đã có nhiều phụ huynh, người thân của họ đến rất đông để hỗ trợ nhu yếu phẩm trong đó thứ không thể thiếu là gạo.

    BN COVID-19 thứ 10 tử vong; Người thân ùn ùn mang nhu yếu phẩm đến tòa nhà nơi ca mắc mới ở Hà Nội sinh sống - Ảnh 5.

    Tất cả những người mang nhu yếu phẩm đều phải khai báo y tế, thông tin người nhận và gửi lại ở đầu ngõ. Sau đó nhân viên y tế làm công tác khử trùng với nhu yếu phẩm và giúp mang vào tận tòa nhà nơi các trường hợp cách ly sinh sống.

    BN COVID-19 thứ 10 tử vong; Người thân ùn ùn mang nhu yếu phẩm đến tòa nhà nơi ca mắc mới ở Hà Nội sinh sống - Ảnh 6.

    Nhiều nhu yếu phẩm tươi sống được người nhà mang đến cho các trường hợp cách ly.

    BN COVID-19 thứ 10 tử vong; Người thân ùn ùn mang nhu yếu phẩm đến tòa nhà nơi ca mắc mới ở Hà Nội sinh sống - Ảnh 7.

    Nhiều người trong khu cách ly còn nhờ lực lượng chức năng mang tiền ra nhận hàng ship đến. Theo cơ quan chức năng, tất cả những đồ đạc trong khu cách ly di chuyển ra đều được khử trùng, trong đó có cả tiền.

    BN COVID-19 thứ 10 tử vong; Người thân ùn ùn mang nhu yếu phẩm đến tòa nhà nơi ca mắc mới ở Hà Nội sinh sống - Ảnh 8.

    Người dân đến đăng ký gửi đồ đạc vào bên trong khu cách ly.

    BN COVID-19 thứ 10 tử vong; Người thân ùn ùn mang nhu yếu phẩm đến tòa nhà nơi ca mắc mới ở Hà Nội sinh sống - Ảnh 9.

    Ngoài ra những hàng hóa, vật dụng của người dân trong khu cách ly cũng được lực lượng chức năng hỗ trợ chuyển ra ngoài.

    BN COVID-19 thứ 10 tử vong; Người thân ùn ùn mang nhu yếu phẩm đến tòa nhà nơi ca mắc mới ở Hà Nội sinh sống - Ảnh 10.

    Lực lượng chức năng vận chuyển nhu yếu phẩm vào bên trong khu cách ly.

    Người thân ùn ùn mang nhu yếu phẩm đến tòa nhà nơi BN714 sinh sốngvov.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    136 người liên quan đến 2 ca bệnh COVID-19 tại Bắc Giang đều âm tính

     Ông Từ Quốc Hiệu, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bắc Giang thông tin, đến thời điểm này, cơ quan chức năng tỉnh này rà soát được 136 người có liên quan đến 2 ca nhiễm COVID – 19 đầu tiên ở tỉnh Bắc Giang, trong đó có 20 trường hợp F1.

     

    "Tất cả các trường hợp F1 và F2 này được cách ly và tiến hành xét nghiệm ngay. Kết quả xết nghiệm lần đầu các trường hợp này đều âm tính", ông Hiệu nói.


    Bệnh nhân COVID-19 thứ 10 tử vong; Cận cảnh cây ATM khẩu trang miễn phí đầu tiên ở TP.HCM - Ảnh 2.

    Cán bộ y tế kiểm soát dịch ở các thôn bị phong tỏa tại xã Yên Định, huyện Sơn Động (Bắc Giang)

    136 người liên quan đến 2 ca bệnh COVID-19 tại Bắc Giang đều âm tínhwww.tienphong.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    BN Covid-19 thứ 10 tử vong

    Đầu giờ chiều 06/8, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại Thành phố Đà Nẵng thông tin về trường hợp tử vong của bệnh nhân COVID-19. 

    Bệnh nhân 718 (BN 718): nữ, 67 tuổi, quê quán: Cẩm Lệ, Đà Nẵng. Tiền sử: Đau tủy tương bào ác tính, đái tháo đường type 2, nhiễm trùng huyết. 

    19h00 ngày 03/8, bệnh nhân được đưa đến cấp cứu tại khoa Nội Thần kinh, Bệnh viện Đà Nẵng và cách ly theo đúng quy trình phòng chống dịch; 21h00, BN được chuyển đến cách ly tại khoa Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Đà Nẵng. 

    Ngày 04/8, bệnh nhân tỉnh, chỉ định đặt ống nội khí quản, lọc máu tĩnh mạch liên tục. Ngày 05/8, 18h00: nổi vân tím toàn thân, nhịp tim rời rạc, huyết áp tụt dài; 18h50, BN hồi sức tim phổi không hiệu quả, bệnh nhân tử vong. Khi bệnh nhân nhập viện với chẩn đoán nghi nhiễm SARS-CoV-2 ngày 3/8, bệnh nhân đã được điều trị cách ly như ca bệnh Covid-19. 

    Mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân xét nghiệm tại Bệnh viện Đà Nẵng ngày 4/8 cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Kết quả xét nghiệm khẳng định của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Đà Nẵng cuối giờ sáng 6/8 đối với mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân xác định bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. 

    Chẩn đoán tử vong: Đau tủy tương bào ác tính, đái tháo đường type 2, nhiễm trùng huyết và COVID-19.


    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cách ly giám đốc xí nghiệp xe buýt 10-10 và 35 nhân viên tiếp xúc trực tiếp bệnh nhân COVID-19

    Theo Tổng công ty Vận tải Hà Nội, sau khi nhân viên phòng điều độ Xí nghiệp xe buýt 10-10 có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19, 36 cán bộ, nhân viên tiếp xúc trực tiếp với người này đã được cách ly tập trung.

    Tổng công ty Vận tải Hà Nội và Xí nghiệp xe buýt 10-10 đang tiếp tục truy vết để xác định các trường hợp thuộc diện tiếp xúc F2, F3.

    Được biết, trong số 36 người cách ly tập trung có giám đốc và phó giám đốc của Xí nghiệp xe buýt 10-10 và 1 tài xế, 1 nhân viên bán vé của tuyến xe buýt 53B (Bến xe Mỹ Đình - khu công nghiệp Quang Minh).

    Cách ly giám đốc xí nghiệp xe buýt và 35 nhân viên tiếp xúc trực tiếp bệnh nhân COVID-19tuoitre.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thần tốc truy vết F1 để dập dịch

    Ngay sau khi có ca bệnh trong cộng đồng ngày 26-7, tỉnh Quảng Ngãi kích hoạt hàng loạt phương án chống dịch như không tụ tập quá 30 người tại nơi công cộng; dừng các lễ hội, giải đấu thể thao, dịch vụ không thiết yếu... phun thuốc tiêu độc khử trùng, nhanh chóng truy vết F1, F2 liên quan đến các ca bệnh tại Quảng Ngãi và những ca bệnh đã được Bộ Y tế công bố.

    Hiện tỉnh Quảng Ngãi đã truy vết được 879 trường hợp F1, 6.230 trường hợp F2, 15.293 người đi từ vùng dịch về cần theo dõi. Tỉnh đã lấy mẫu xét nghiệm 3.149 lượt, cách ly 9.780 người, trong đó cách ly tại cơ sở y tế 475 người, tại khu cách ly tập trung gần 1.200 người...

    Sáng 6/8, dẫn đầu đoàn công tác phòng chống dịch của Bộ Y tế làm việc với Quảng Ngãi, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho rằng sau khi dịch bệnh bùng phát tại Đà Nẵng, số bệnh nhân tăng và lây nhiễm rất nhanh ra cộng đồng. Trong khi Quảng Ngãi có rất nhiều người dân đi khám chữa bệnh, du lịch, làm ăn, học tập... tại Đà Nẵng trở về Quảng Ngãi.

     

    "Vì vậy cần thần tốc truy vết cho bằng hết những người liên quan, nhất là trường hợp F1 phải đưa đi cách ly tập trung. Đây là yếu tố quyết định trong công tác dập dịch", ông Sơn nói.

     


    Thần tốc truy vết F1 để dập dịchtuoitre.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    TP.HCM chạy đua xét nghiệm Covid-19

    Tình hình Covid-19 tại TP.HCM sáng 6.8, theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh Covid-19, đến 7 giờ ngày 6.8, đã có 43.898 trường hợp từ Đà Nẵng đến TP.HCM từ ngày 1.7 thực hiện khai báo y tế phòng Covid-19. Trong số này có 30.581 trường hợp đã được lấy mẫu xét nghiệm, trong đó 17.365 mẫu có kết quả âm tính, 6 dương tính (đã công bố), các mẫu còn lại đang đợi kết quả.

    Tình hình Covid-19 tại TP.HCM sáng 6.8: Chạy đua xét nghiệm thanhnien.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Người trốn khỏi khu cách ly ở Quảng Nam bị tạm giam 2 tháng vì trộm cắp

    Sáng 6.8, thiếu tướng Nguyễn Đức Dũng, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam, cho biết liên quan vụ người đàn ông trốn khỏi khu cách ly tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam, đơn vị vừa tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 2 tháng đối với Phan Quang Hùng (31 tuổi, ở P.Bình Thuận, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng) về hành vi "Trộm cắp tài sản".


    Người trốn khỏi khu cách ly ở Quảng Nam bị tạm giam 2 tháng vì trộm cắpthanhnien.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bộ Y tế tìm người từng đến 3 trung tâm tiệc cưới ở Đà Nẵng

    Theo thông báo khẩn số 24, những người từng có mặt tại 3 trung tâm tiệc cưới ở Đà Nẵng phải liên hệ với cơ quan y tế gần nhất để được tư vấn, hỗ trợ.

    Cận cảnh cây ATM khẩu trang đầu tiên ở TP.HCM; Ca mắc mới từng âm tính khi test nhanh, Sở Y tế Hà Nội lên tiếng - Ảnh 1.
    Bộ Y tế tìm người từng đến 3 trung tâm tiệc cưới ở Đà Nẵngzingnews.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Các bước cần làm khi đi khám bệnh để không lây nhiễm virus SARS-CoV-2

    Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID - 19, theo các chuyên gia y tế của Bệnh viện Bạch Mai, khi đến bệnh viện khám trong giai đoạn này cần thực hiện các bước sau đây.

    1. Tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn phân luồng của bệnh viện.Thực hiện kiểm tra thân nhiệt và sát khuẩn tay ngay tại cửa vào.

    Cận cảnh cây ATM khẩu trang đầu tiên ở TP.HCM; Ca mắc mới từng âm tính khi test nhanh, Sở Y tế Hà Nội lên tiếng - Ảnh 1.

     2. Mỗi người bệnh chỉ có 1 người nhà đi cùng trong trường hợp cần thiết. Thực hiện việc khai báo y tế trung thực.

    Cận cảnh cây ATM khẩu trang đầu tiên ở TP.HCM; Ca mắc mới từng âm tính khi test nhanh, Sở Y tế Hà Nội lên tiếng - Ảnh 2.

    3. Luôn luôn đeo khẩu trang che kín mũi, miệng. Che miệng, mũi bằng khăn giấy hoặc tay áo khi ho, hắt hơi.

    Cận cảnh cây ATM khẩu trang đầu tiên ở TP.HCM; Ca mắc mới từng âm tính khi test nhanh, Sở Y tế Hà Nội lên tiếng - Ảnh 3.

    4. Không tập trung đông người. Giữ khoảng cách tối thiểu 2m với người bên cạnh. Hạn chế giao tiếp khi không thực sự cần thiết.

    Cận cảnh cây ATM khẩu trang đầu tiên ở TP.HCM; Ca mắc mới từng âm tính khi test nhanh, Sở Y tế Hà Nội lên tiếng - Ảnh 4.

    5. Thực hiện vệ sinh tay mỗi khi vào tòa nhà, khoa phòng, buồng bệnh thang máy và sau khi tiếp xúc với các bề mặt.

    Cận cảnh cây ATM khẩu trang đầu tiên ở TP.HCM; Ca mắc mới từng âm tính khi test nhanh, Sở Y tế Hà Nội lên tiếng - Ảnh 5.
    Các bước cần làm khi đi khám bệnh để không lây nhiễm virus SARS-CoV-2giadinhvietnam.com
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cách ly hơn 100 trường hợp liên quan đến bệnh nhân Covid-19 ở quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội)

    Liên quan đến bệnh nhân số 714 tại phường Phúc Diễn (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội),  tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an trên địa bàn phường Trung Văn, đã xác định 11 trường hợp thuộc diện tiếp xúc F1. Những trường hợp này đang được cách ly tại bệnh viện và đã lấy mẫu xét nghiệm chờ kết quả.

    Cận cảnh cây ATM khẩu trang đầu tiên ở TP.HCM; Ca mắc mới từng âm tính khi test nhanh, Sở Y tế Hà Nội lên tiếng - Ảnh 1.

    Cơ quan chức năng phong tỏa khu vực nhà bệnh nhân tại ngõ 5/4 phố Kiều Mai, Phúc Diễn (quận Bắc Từ Liêm) từ chiều 5-8.

     Tại quán karaoke A99 đường Lê Đức Thọ, đã xác định 10 trường hợp là F1, trong đó 8 trường hợp đã được xét nghiệm và đưa đi cách ly tập trung; 1 trường hợp về quê ở Phú Thọ, cơ quan chức năng của quận đã thông tin về địa phương; 1 trường hợp chưa xác minh được, đang tổ chức tìm.

    Tại quận Bắc Từ Liêm, Phó Chủ tịch UBND quận Lưu Ngọc Hà cho biết, từ 16h30 ngày 5-8, quận đã phong tỏa nơi cư trú của bệnh nhân, đồng thời rà soát, cách ly tại gia đình 83 công dân.

    Quận Bắc Từ Liêm đang tiếp tục rà soát 13/13 phường để tìm các trường hợp liên quan đến bệnh nhân, đưa đi cách ly tập trung.

    Đến sáng nay (6-8), quận đã xét nghiệm PCR cho 5 trường hợp.

    Cách ly hơn 100 trường hợp liên quan đến bệnh nhân Covid-19 ở quận Bắc Từ Liêmhanoimoi.com.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    14 chiếc xe cứu thương ở Đà Nẵng xuyên ngày đêm 'sơ tán' người bệnh giữa tâm dịch

    Ở thời điểm hiện tại, nhân viên của Trung tâm cấp cứu 115 TP Đà Nẵng đang phải làm việc xuyên ngày đêm, gần như ngày nào cũng có trường hợp bị kiệt sức, để vận chuyển các bệnh nhân mắc COVID-19, các ca cấp cứu, chuyển người là F1 đi cách ly.

    Cận cảnh cây ATM khẩu trang đầu tiên ở TP.HCM; Ca mắc mới từng âm tính khi test nhanh, Sở Y tế Hà Nội lên tiếng - Ảnh 1.

    Khẩn trương đưa người bệnh đi cách ly. Ảnh: TTXVN

    Giám đốc Trung tâm cấp cứu 115 TP Đà Nẵng cho biết, đơn vị hiện có 91 cán bộ, nhân viên trực tiếp làm việc với 14 xe cứu thương.

     

    "Trung tâm cấp cứu Đà Nẵng là đơn vị duy nhất được UBND Thành phố giao vận chuyển các ca bị COVID-19 và các trường hợp nghi ngờ. Công việc hiện tại vượt quá sức anh em trong đơn vị".

     

    Theo lãnh đạo Trung tâm cấp cứu Đà Nẵng, hiện đơn vị tăng thêm thêm 5 kíp trực nhưng do lượng công việc quá lớn nên phải xoay vòng nhân viên.

    Với 14 chiếc xe cứu thương, trong ngày 4/8, Trung tâm cấp cứu 115 TP Đà Nẵng thực hiện gần 150 chuyến chở các bệnh nhân bị COVID-19 và "sơ tán" các bệnh nhân từ Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng sang các bệnh viện khác.

    Từ 10 ngày nay, hơn 90 cán bộ, nhân viên Trung tâm cấp cứu 115 TP Đà Nẵng không về nhà, phân công nhau tranh thủ ăn uống và nghỉ ngơi tạm ở phòng làm việc hoặc hội trường rồi tiếp tục lên đường.

    14 chiếc xe cứu thương ở Đà Nẵng xuyên ngày đêm 'sơ tán' người bệnh giữa tâm dịchbaotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Test nhanh COVID-19 âm tính, xét nghiệm lại dương tính: Sở Y tế Hà Nội nói gì?

    Theo đại diện Sở Y tế Hà Nội, test nhanh COVID-19 mang ý nghĩa sàng lọc sớm ca bệnh, nên vẫn rất cần thiết dù độ chính xác không cao như xét nghiệm bằng PCR.

    Dư luận những ngày qua xôn xao về trường hợp bệnh nhân COVID-19 là BN714. Bệnh nhân này có tiền sử dịch tễ trở về từ vùng dịch Đà Nẵng. Khi test nhanh COVID-19 cho kết quả âm tính, nhưng xét nghiệm lại bằng Realtime RT-PCR lại khẳng định bệnh nhân dương tính với virus SAR-CoV-2.

    Cận cảnh cây ATM khẩu trang đầu tiên ở TP.HCM; Ca mắc mới từng âm tính khi test nhanh, Sở Y tế Hà Nội lên tiếng - Ảnh 1.

    Test nhanh COVID-19 chỉ mang ý nghĩa sàng lọc, không có giá trị khẳng định.

    Vụ việc khiến nhiều người dân đặt câu hỏi về độ chính xác của bộ test nhanh COVID-19.

    Về vấn đề này, ông Nguyễn Khắc Hiền - Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, test nhanh COVID-19 mang ý nghĩa sàng lọc sớm các ca bệnh nên vẫn rất cần thiết. Tuy nhiên, test nhanh có độ đặc hiệu nhất định và độ chính xác không cao như xét nghiệm bằng phương pháp Realtime RT-PCR. Vì vậy vẫn xảy ra tình huống test lần 1 âm tính, lần 2 làm lại dương tính.

     

    "Sở vẫn khuyến cáo người dân dù test nhanh có kết quả âm tính nhưng những ai có tiền sử dịch tễ trở về từ Đà Nẵng thì vẫn cần phải cách ly 14 ngày", ông Hiền nói.

     

    Test nhanh COVID-19 âm tính, xét nghiệm lại dương tính: Sở Y tế Hà Nội nói gì?vtc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    TP.HCM khởi động cây ATM khẩu trang đầu tiên

    Chỉ cần làm một thao tác là nhấn nút, đứng yên để bộ cảm ứng nhận diện là người dân có thể nhận lại được một gói khẩu trang y tế gồm 3 cái. Đây là chiếc máy có tên "ATM khẩu trang" được phát minh chỉ trong vòng 4 tiếng đồng hồ, dựa trên mô hình máy ATM gạo trước đây, được đặt tại đại chỉ 204B Vườn Lài, quận Tân Phú, TP. HCM.

    Cận cảnh cây ATM khẩu trang đầu tiên ở TP.HCM; Ca mắc mới từng âm tính khi test nhanh, Sở Y tế Hà Nội lên tiếng - Ảnh 1.

    Ngày 6/8, cây "ATM khẩu trang" đầu tiên tại Việt Nam bắt đầu hoạt động, cung cấp khẩu trang miễn phí cho người dân để phòng chống dịch Covid-19. Địa điểm đặt cây "ATM khẩu trang" này nằm ở 208B Vườn Lài, quận Tân Phú, TP.HCM.

    Cận cảnh cây ATM khẩu trang đầu tiên ở TP.HCM; Ca mắc mới từng âm tính khi test nhanh, Sở Y tế Hà Nội lên tiếng - Ảnh 2.

    Anh Hoàng Tuấn Anh, "cha đẻ" của cây "ATM khẩu trang" miễn phí, cho biết đơn vị của anh đã vận hành thử thành công "ATM khẩu trang" và bắt đầu đưa vào hoạt động vào sáng nay (6/8) để phục vụ khẩu trang miễn phí cho người dân, chung tay với người dân phòng chống dịch bệnh COVID-19.

    Cận cảnh cây ATM khẩu trang đầu tiên ở TP.HCM; Ca mắc mới từng âm tính khi test nhanh, Sở Y tế Hà Nội lên tiếng - Ảnh 3.

    Ý tưởng máy ATM khẩu trang được lấy từ chuông cửa màn hình của đơn vị mình đang sử dụng. Với các bộ phận chính như một camera nhận diện khuôn mặt, một cửa phát khẩu trang ra, và bộ điều khiển bên trong máy do người điều khiển. Khi có người tới trước camera nhất nút chuông, bên trong người điều khiển sẽ quan sát được vào bấm nút để khẩu trang tự động tuồn ra cho người nhận trước cây ATM.

    Cận cảnh cây ATM khẩu trang đầu tiên ở TP.HCM; Ca mắc mới từng âm tính khi test nhanh, Sở Y tế Hà Nội lên tiếng - Ảnh 4.

    Tại cây ATM này cũng được chuẩn bị sẵn nước rửa tay sát khuẩn cho người dân khi tới nhận khẩu trang.

    Công suất hoạt động trong ngày đầu tiên là sẽ phát 8000 chiếc khẩu trang miễn phí cho tất cả những ai có nhu cầu sử dụng. Đối với khẩu trang vải kháng khuẩn dùng được 20-30 lần thì người dân sẽ nhận được 1 cái, đối với loại dùng được 3-4 lần người dân sẽ nhận được số lượng nhiều hơn.

    Việc phát khẩu trang sẽ đảm bảo khoảng cách an toàn tối thiểu 2m giữa mỗi người đến nhận để tránh lây lan dịch bệnh.

    Ngoài người dân đến nhận khẩu trang về dùng, thì trong sáng nay các mạnh thường quân khác cũng đến để ủng hộ thêm khẩu trang để giúp đỡ bà con trong giai đoạn hiện tại.

    "ATM khẩu trang" đầu tiên ở TP. HCM bắt đầu được khởi động


    Cận cảnh cây 'ATM khẩu trang' phát miễn phí cho người nghèo ở Sài Gònsoha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ảnh: Phun khử khuẩn các điểm thi tại Hà Nội để chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT giữa tâm dịch Covid-19

    Trong sáng nay, nhiều trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tổ chức phun khử khuẩn phòng dịch Covid-19 tại khuôn viên trường, phòng học để chuẩn bị tốt cho kỳ thi tốt nghiệp diễn ra từ ngày 8/8 tới đây.

    Thứ trưởng Bộ Y tế thông tin về BN thứ 9 tử vong; ca mắc mới ở Hà Nội từng âm tính, đi nhiều nơi, gặp nhiều người - Ảnh 1.

    Để chuẩn bị tốt cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 diễn ra vào cuối tuần này, nhiều trường trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tổ chức dọn dẹp, phun khử khuẩn toàn bộ trường, để đảm bảo an toàn trong thời điểm dịch Covid-19 đang diễn ra phức tạp.

    Thứ trưởng Bộ Y tế thông tin về BN thứ 9 tử vong; ca mắc mới ở Hà Nội từng âm tính, đi nhiều nơi, gặp nhiều người - Ảnh 2.

    Trường THPT Phan Đình Phùng sáng nay đã tiêu độc khử trùng toàn bộ phòng học.

    Thứ trưởng Bộ Y tế thông tin về BN thứ 9 tử vong; ca mắc mới ở Hà Nội từng âm tính, đi nhiều nơi, gặp nhiều người - Ảnh 3.

    Các khu vực khuôn viên hành lang, sân trường cũng được đảm bảo tuyệt đối an toàn.

    Thứ trưởng Bộ Y tế thông tin về BN thứ 9 tử vong; ca mắc mới ở Hà Nội từng âm tính, đi nhiều nơi, gặp nhiều người - Ảnh 4.

    Phun khử khuẩn tại THPT Kim Liên.

    Thứ trưởng Bộ Y tế thông tin về BN thứ 9 tử vong; ca mắc mới ở Hà Nội từng âm tính, đi nhiều nơi, gặp nhiều người - Ảnh 5.

    Dung dịch khử khuẩn được sử dụng là CloraminB theo chuẩn của Bộ Y tế.

    Thứ trưởng Bộ Y tế thông tin về BN thứ 9 tử vong; ca mắc mới ở Hà Nội từng âm tính, đi nhiều nơi, gặp nhiều người - Ảnh 6.

    Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 sẽ được chia làm 2 đợt. Toàn quốc sẽ thi đợt một, riêng thí sinh Đà Nẵng và một số địa phương tỉnh Quảng Nam sẽ phải thi đợt 2.

    Hà Nội: Phun khử khuẩn các điểm thi tốt nghiệp THPT 2020

    Phun khử khuẩn các điểm thi tại Hà Nội để chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT giữa tâm dịch Covid-19soha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Không dùng test nhanh, Quảng Nam kiểm soát dịch Covid-19 bằng cách nào?

    Sở Y tế tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản đề nghị các địa phương, cơ sở y tế trong tỉnh không sử dụng test nhanh phát hiện Covid-19 trong cộng đồng.

    Lý do, vì kết quả xét nghiệm có trường hợp âm tính (-) giả hoặc dương tính (+) giả. Điều này tránh làm cho người dân lo lắng, hoang mang hoặc dễ tạo tâm lý chủ quan, gây ảnh hưởng đến các hoạt động phòng chống dịch Covid-19.

     

    “Quảng Nam không cho dùng và về mặt khoa học cũng không dùng. Ngay trong tình hình dịch hiện nay, sử dụng test nhanh là không phù hợp, dễ gây ra những kết quả không khoa học và không chính xác, không dự đoán được tình hình và không kiểm soát được tình hình”.

    Bác sĩ Nguyễn Văn Hai, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam giải thích, nếu test nhanh cho kết quả âm giả, để lọt bệnh nhân ra cộng đồng trong tình hình hiện nay là cực kỳ nguy hiểm


    Thứ trưởng Bộ Y tế thông tin về BN thứ 9 tử vong; ca mắc mới ở Hà Nội từng âm tính, đi nhiều nơi, gặp nhiều người - Ảnh 2.

    Truyền thanh lưu động tuyên truyền người dân nâng cao ý thức phòng chống dịch Covid-19 tại Quảng Nam.

    Thay vì sử dụng test nhanh, tỉnh Quảng Nam tăng cường truy vết người tiếp xúc F1 và F2. Tất cả F1 phải cách ly, lấy mẫu và tăng cường năng lực xét nghiệm. Hiện tỉnh này có 3 cơ sở xét nghiệm RT-PCR là Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam và Trường Đại học Phan Châu Trinh.


    Không dùng test nhanh, Quảng Nam kiểm soát dịch Covid-19 bằng cách nào?vov.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Toàn bộ người Quảng Ninh đi qua vùng dịch âm tính với Covid-19

    Hơn 3.000 trường hợp người ở Quảng Ninh đi qua các vùng dịch, chủ yếu là Quảng Nam, Đà Nẵng đã được xét nghiệm Covid-19 và cho kết quả âm tính.

    Sáng 6.8, thông tin từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh cho biết, tính đến thời điểm này, đơn vị đã xét nghiệm cho 3.269 trường hợp người ở Quảng Ninh đến, đi qua vùng dịch, chủ yếu là Quảng Ninh và Đà Nẵng, đều cho kết quả âm tính.

    Ngoài ra, Quảng Ninh cũng đã thực hiện xét nghiệm 193 ca nghi nhiễm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR, tất cả đều âm tính với virus này.


    Toàn bộ người Quảng Ninh đi qua vùng dịch âm tính với Covid-19thanhnien.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Phát hiện 4 người nhiễm Covid-19, Lạng Sơn lập 3 chốt kiểm soát khẩn

    Liên quan đến 4 trường hợp đầu tiên ở Lạng Sơn được xác định mắc Covid-19, UBND tỉnh Lạng Sơn đã thực hiện nhiều biện pháp khẩn cấp.

    Một lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, ngay sau khi Bộ Y tế xác định 4 trường hợp ở H.Đình Lập, Lạng Sơn mắc Covid-19, chiều hôm qua Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành quyết định thành lập 3 chốt kiểm dịch y tế liên ngành tại các cửa ngõ vào H.Đình Lập bằng đường bộ gồm: quốc lộ 4B có 2 chốt số 1 tại km 42 xã Đình Lập và chốt số 2 tại km76 xã Bắc Lãng; quốc lộ 31 có chốt số 3 tại địa điểm km104+700 xã Lâm Ca.

    Thời gian hoạt động của các chốt kiểm dịch y tế kể từ ngày 5.8.2020. Mỗi chốt bố trí lực lượng y tế, công an, quân đội, dân quân và các đơn vị liên quan do Chủ tịch UBND H.Đình Lập điều động hoặc phối hợp với Giám đốc các sở, ngành chức năng điều động theo thẩm quyền phân cấp quản lý cán bộ.


    Phát hiện 4 người nhiễm Covid-19, Lạng Sơn lập 3 chốt kiểm soát khẩnthanhnien.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Phong tỏa ngõ nơi bệnh nhân 714 sinh sống ở Hà Nội

    Sáng nay (6/8), Bộ Y tế đã công bố bệnh nhân mắc Covid-19 số 714 là bệnh nhân nam, 42 tuổi (địa chỉ tại Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội), nhân viên điều hành xe buýt.

    Ngay sau cuộc họp Ban chỉ đạo chống dịch Covid-19 TP Hà Nội, chiều tối qua quận Bắc Từ Liêm đã cử lực lượng chức năng lập chốt cách ly, phong tỏa ngõ 4, phố Kiều Mai (phường Phúc Diễn), nơi bệnh nhân 714 sinh sống.

    Phong tỏa ngõ nơi bệnh nhân 714 sinh sống

    Cận cảnh cây ATM khẩu trang đầu tiên ở TP.HCM; Ca mắc mới từng âm tính khi test nhanh, Sở Y tế Hà Nội lên tiếng - Ảnh 2.

    Con ngõ số 4 phố Kiều Mai sáng nay

    Cận cảnh cây ATM khẩu trang đầu tiên ở TP.HCM; Ca mắc mới từng âm tính khi test nhanh, Sở Y tế Hà Nội lên tiếng - Ảnh 3.

    Chốt chặn kiểm soát người ra vào được lập đầu ngõ. Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý nhận định ca bệnh này có lộ trình rất phức tạp, đặc biệt từ ngày 9/7 đến 3/8

    Cận cảnh cây ATM khẩu trang đầu tiên ở TP.HCM; Ca mắc mới từng âm tính khi test nhanh, Sở Y tế Hà Nội lên tiếng - Ảnh 4.

    Còn Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung nhận định, ca bệnh này đã ủ bệnh, đi xét nghiệm phát hiện có những nốt trong phổi thì lượng virus trong người đã nhiều, nên khả năng lây lan càng dễ và càng nguy hiểm

    Nhiều người vẫn tụ tập hút thuốc lào ở quán nước vỉa hè, bất chấp yêu cầu về phòng dịch Covid-19

    Phong tỏa ngõ nơi bệnh nhân 714 sinh sống ở Hà Nộivietnamnet.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đà Nẵng xét nghiệm gộp để tìm nhanh COVID-19

    Trước yêu cầu phải thực hiện xét nghiệm diện rộng, vừa phải đẩy nhanh tiến độ để truy vết người bệnh, ngành y tế TP Đà Nẵng đã tính tới phương án lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 theo nhóm.

    Theo bác sĩ Tôn Thất Thạnh - giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng (CDC Đà Nẵng), dự tính việc xét nghiệm này được thực hiện theo nhóm 3-5 người. Các mẫu được lấy chung một ống để xét nghiệm, trường hợp có kết quả dương tính thì xét nghiệm lại từng mẫu để tìm người nhiễm COVID-19.

    TS Lê Thị Quỳnh Mai, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương cho rằng nếu xét nghiệm quá nhiều mẫu đơn lẻ mà tỉ lệ bắt được ca dương tính bằng 0 thì sẽ khá tốn kém.

     

    "Khi xét nghiệm gộp sẽ tiết kiệm được sinh phẩm, vật lực, nhưng trong trường hợp mẫu cho dương tính sẽ tốn thêm khá nhiều thời gian bởi phải tách rời các mẫu đó ra để tìm từng người dương tính trong nhóm này. Vì thế phương pháp này chỉ nên xem xét áp dụng ở các nhóm đối tượng ở cộng đồng dân cư, thôn xóm đang bị phong tỏa vì có trường hợp dương tính với COVID-19. Còn với những trường hợp bệnh nhân nghi ngờ, cần thiết phải cách ly ngay thì test đơn lẻ để cho kết quả sớm nhất" - TS Mai phân tích.

     


    Đà Nẵng xét nghiệm gộp để tìm nhanh COVID-19tuoitre.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chuyên gia lý giải về test nhanh, khuyến cáo âm tính vẫn phải cách ly

    Tại sao nhiều test nhanh lại cho kết quả trái ngược với xét nghiệm khẳng định sau đó? Nếu test nhanh âm tính người dân phải làm gì?

    Theo BS Đồng Phú Khiêm, Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, để phát hiện một người có bị nhiễm virus SARS-CoV- 2 hay không hiện nay có 2 nhóm xét nghiệm trực tiếp và gián tiếp. Các xét nghiệm trực tiếp là các xét nghiệm các thành phần của cấu tạo của virus ở trong cơ thể (hiện nay xét nghiệm phổ biến nhất là xét nghiệm tìm kiếm các đoạn gen của virus bằng kỹ thuật PCR, ngoài ra còn có xét nghiệm nuôi cấy phân lập virus).

    "Ưu điểm của xét nghiệm này là có thể phát hiện người nhiễm virus ở những giai đoạn rất sớm kể từ khi người bệnh chưa biểu hiện bệnh. Vì thế đây là xét nghiệm rất có giá trị được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo thực hiện để chẩn đoán một người có đang bị nhiễm bệnh hay không. Nhưng nhược điểm của xét nghiệm này là đòi hỏi phải có phòng xét nghiệm được trang bị đủ phương tiện cần thiết, nhân viên được đào tạo chuyên sâu và xét nghiệm này thường tốn kém và mất nhiều thời gian", BS Khiêm nói.

    Thứ trưởng Bộ Y tế thông tin về BN COVID-19 thứ 9 tử vong; ca nhiễm mới công bố ở Hà Nội từng đi liên hoan, karaoke  - Ảnh 1.

    Còn gián tiếp là xét nghiệm nhằm tìm kiếm các dấu vết của virus để lại trong cơ thể nhiễm. Cụ thể là làm các xét nghiệm tìm kháng thể mà cơ thể người bệnh sinh ra khi bị nhiễm virus SARS-CoV-2 và đây là xét nghiệm mà TP Hà Nội đang thực hiện. Có điều hết sức lưu ý là người nhiễm virus SARS-CoV-2 không phải ai cũng sinh ra kháng thể, kháng thể cũng không phải được tạo ra ngay sau khi người bị nhiễm virus. Do đó, xét nghiệm test nhanh tìm kháng thể dương tính chỉ thể hiện rằng người đó đã từng bị nhiễm virus trong quá khứ, chứ không thể khẳng định người đó có đang bị bệnh, có khả năng lây bệnh hay không. Ngược lại, xét nghiệm test nhanh tìm kháng thể âm tính không có nghĩa là người đó không bị nhiễm và không lây cho người khác.

     

    "Như vậy người đi từ vùng dịch về dù có xét nghiệm test nhanh tìm kháng thể âm tính vẫn có thể là người đang nhiễm bệnh, vẫn có thể lây nhiễm bệnh cho cộng đồng", bác sĩ Đồng Sỹ Khiêm nhấn mạnh.

     

    Chuyên gia lý giải về test nhanh, khuyến cáo âm tính vẫn phải cách lyvov.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bệnh nhân COVID-19 thứ 9 chết trên nền bệnh lý suy thượng thận mạn tính

    Sáng 6/8, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại Thành phố Đà Nẵng thông tin về trường hợp tử vong của bệnh nhân mắc COVID-19.

    Bệnh nhân 651 (BN651) là nữ, 67 tuổi, quê quán ở Duy Xuyên, Quảng Nam.

    Bệnh nhân có tiền sử, suy thận mạn tính, Lupus ban đỏ, tiểu đường type 2, nhiễm nấm máu.

    Ngày 18/7, bệnh nhân được đưa đến cấp cứu tại Khoa Nội Thận, Bệnh viện Đà Nẵng. Sau đó bệnh nhân tiếp tục được chuyển đến Bệnh viện Gia đình và điều trị tại đây đến ngày 31/7.

    Thứ trưởng Bộ Y tế thông tin về BN COVID-19 thứ 9 tử vong; ca nhiễm mới công bố ở Hà Nội từng đi liên hoan, karaoke  - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa: VGP.

    Ngày 2/8, bệnh nhân có kết quả dương tính với viru corona, được chuyển ngay vào Khoa Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Đà Nẵng.

    Ngày 3/8, bệnh nhân lâm tình trạng lơ mơ, thể trạng suy kiệt, loét vùng cẳng tay và cẳng bàn chân, xuất huyết dưới da cẳng tay hai bên, khó thở nhẹ.

    Ngày 4/8, bệnh nhân suy hô hấp, được đặt nội khí quản, thở máy.

    0h45 ngày 6/8, bệnh nhân hôn mê sâu, suy hô hấp, tím da đầu chi, nhịp tim chậm dần rồi ngưng, không đo được huyết áp, hồi sinh tim, phổi không hiệu quả.

    Tới 1h30 cùng ngày bệnh nhân qua đời.

    Bệnh nhân được kết luận chết do viêm phổi, suy hô hấp trên bệnh nhân suy thượng thận mạn tính, tiểu đường type 2 và COVID-19.

    Như vậy, đây là bệnh nhân mắc COVID-19 thứ 9 tại Việt Nam thiệt mạng.

    Bệnh nhân COVID-19 thứ 9 chết trên nền bệnh lý suy thượng thận mạn tínhvtc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    3 ca Covid-19 ở Quảng Nam: Dự đám tang, buôn bán, có người âm rồi dương tính

    Sáng 6-8, Bộ Y tế ghi nhận tại tỉnh Quảng Nam có 3 ca mắc Covid-19 mới, tăng số ca bệnh ở tỉnh này lên 48 ca (tính riêng mẫu xét nghiệm ở Quảng Nam). Trong sáng cùng ngày, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam đã công bố lịch trình của 3 ca bệnh mới này.

    Lịch trình di chuyển phức tạp, đi ăn liên hoan, hát karaoke của nhân viên xe buýt vừa công bố mắc Covid-19 ở Hà Nội - Ảnh 1.

    3 ca mắc Covid-19 mới ở tỉnh Quảng Nam có lịch trình khá phức tạp

    Cả 3 ca Covid-19 mới ở tỉnh Quảng Nam đều là nữ, địa chỉ khác nhau nhưng đều có đi dự đám tang, 2 người làm nghề buôn bán, đi, tiếp xúc nhiều.


    3 ca Covid-19 ở Quảng Nam: Dự đám tang, buôn bán, có người âm rồi dương tínhnld.com.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Lịch trình di chuyển dày đặc của 4 người trong gia đình mắc Covid-19 ở Lạng Sơn

    Chiều 5/8, Bộ Y tế đã công bố 4 ca bệnh mắc Covid-19 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn là bệnh nhân từ 675 đến 678, từng đi du lịch ở Đà Nẵng về.

    Lịch trình di chuyển phức tạp, đi ăn liên hoan, hát karaoke của nhân viên xe buýt vừa công bố mắc Covid-19 ở Hà Nội - Ảnh 1.

    Lực lượng chức năng làm nhiệm vụ kiểm dịch y tế tại các chốt kiểm dịch y tế liên ngành trên địa bàn huyện Đình Lập. Ảnh: Báo Lạng Sơn.

    Hiện các bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

    Liên quan đến các trường hợp này, ngay sau khi nhận được thông tin, Sở Y tế Lạng Sơn, CDC Lạng Sơn và các địa phương đã tiến hành điều tra dịch tễ cụ thể. Theo đó, đây là 4 thành viên gồm bố mẹ và 2 con trong một gia đình ở khu 7, thị trấn Đình Lập, huyện Đình Lập.

    Trong đó, chồng là ông V.H.L (BN 675) và vợ là bà H.T.H (BN 678) cùng 2 con.

    Lạng Sơn: Lịch trình di chuyển dày đặc của 4 người trong gia đình mắc Covid-19soha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Lịch trình di chuyển phức tạp, từng đi hát karaoke của nhân viên điều hành xe buýt mắc Covid-19 ở Hà Nội

    Sáng 6/8, Bộ Y tế đã công bố bệnh nhân mắc Covid-19 số 714 là bệnh nhân nam, 42 tuổi, có địa chỉ tại Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, nhân viên điều hành xe buýt. 

     - Ảnh 1.

    Ngõ vào nhà ca nhiễm Covid-19 đã được lực lượng chức năng quận Bắc Từ Liêm phong tỏa tạm thời trong tối 5/8. Ảnh: Hiền Phương.

    Anh T. đi Đà Nẵng từ ngày 14 - 17/7 cùng vợ con. Tại Đà Nẵng, gia đình ở khách sạn Hidden (120 Bạch Đằng, P.Bắc Phú Mỹ, Q.Ngũ Hành Sơn). Khoảng 18h30 17/7, anh T. hạ cánh tại sân bay Nội Bài và đi taxi người quen về nhà.

    Ngày 18/7, anh T. đi làm tại Văn phòng Xí nghiệp xe buýt 10/10 (phố Trần Vỹ, P.Mai Dịch, Q.Cầu Giấy). Tại văn phòng, anh T. tiếp xúc với khoảng 10 người và đến 10 giờ thì họp điều hành với 12 người khác.

    Khoảng 17h, anh T. về cửa hàng của gia đình tại 39 Nguyễn Quý Đức (P.Thanh Xuân Bắc, Q.Thanh Xuân) trông cửa hàng cho vợ, sau đó về nhà.

    Sáng 19/7, anh T. đưa con về quê tại xóm Cầu (xã Yên Phúc, Ý Yên, Nam Định). 16h cùng ngày, gia đình quay trở lại Hà Nội. Cũng hôm 19/7, anh T. sốt nhẹ, viêm họng, tự uống thuốc tại nhà.

    Ngày 20/7 – 3/8, lịch trình cơ bản giống nhau, sáng bệnh nhân đi làm tại cơ quan, chiều về cửa hàng tại Nguyễn Quý Đức đón vợ về nhà.

    Ngày 22/7, bệnh nhân có đi liên hoan cùng đồng nghiệp tại 168 Trần Vỹ, Mai Dịch, sau đó đi hát karaoke tại A99 Lê Đức Thọ, Nam Từ Liêm.

    Ngày 25/7 (10 ngày sau khi trở về Hà Nội và 7 ngày sau khi sốt), bệnh nhân về quê vợ tại thôn Lạc Thành Bắc (xã Tây Ninh, Tiền Hải, Thái Bình). Đến ngày 26/7, bệnh nhân lên Hà Nội khai báo y tế và bắt đầu đeo khẩu trang.

    Ngày 31/7, bệnh nhân làm test nhanh tại Trung tâm Y tế phường Phúc Diễn (Bắc Từ Liêm), có kết quả âm tính IgM, IgG.

    Lịch trình di chuyển phức tạp, từng đi hát karaoke của nhân viên điều hành xe buýt mắc Covid-19 ở Hà Nộisoha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Dịch COVID-19 có thể đạt đỉnh trong 10 ngày tới?

    PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết: Số lượng bệnh nhân sẽ còn tăng lên và đến đỉnh dịch trong vòng 10 ngày tới. Hiện tại, không thể chủ quan, mặc dù công tác truy vết, khoanh vùng dập dịch đã được thực hiện hết sức quyết liệt.

     - Ảnh 1.

    Qua phân tích sự lây nhiễm của virus, ngành y tế khuyến cáo trong 10 ngày tới, người dân cần hết sức cẩn thận và thực hiện nghiêm những khuyến cáo phòng bệnh; việc truy vết, điều trị bệnh nhân nặng và các khuyến cáo đến với người dân tuân thủ Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ tại TP Đà Nẵng vẫn phải được thực hiện một cách quyết liệt.

    Dịch COVID-19 có thể đạt đỉnh trong 10 ngày tới?vtv.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thêm 4 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có nhân viên điều hành xe buýt Hà Nội

    Sáng 6/8, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết đã ghi nhận thêm 4 ca mắc mới đều liên quan đến Đà Nẵng, trong đó tại Quảng Nam 3 ca, Hà Nội 1 ca.

    Việt Nam hiện có 717 bệnh nhân COVID-19.

    Ca bệnh 714 (BN714): Bệnh nhân nam, 42 tuổi, có địa chỉ tại Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, là nhân viên điều hành xe buýt. Bệnh nhân có lịch trình di chuyển hết sức phức tạp tại Hà Nội từ khi trở về cùng gia đình sau chuyến du lịch Đà Nẵng từ 14-17/7.

    Ngày 19/7, bệnh nhân khởi phát với sốt nhẹ, viêm họng.

    Ngày 4/8, bệnh nhân nhập Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 và được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả xét nghiệm của bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. 2.

    Ca bệnh 715-717 (BN715-717): tại Quảng Nam, độ tuổi từ 42-45, trong đó:

    - 1 bệnh nhân là F1 (con gái) của BN593, (em) của BN547, BN625

    - 2 bệnh nhân là F1 của BN456

    Hiện 3 bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam.

    Tổng số ca mắc: 717 ca

    - Tính đến 6h ngày 6/8: Việt Nam, có tổng cộng 717 ca mắc COVID-19, trong đó 309 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.

    - Số lượng ca mắc mới trong cộng đồng tính từ ngày 25/7 đến nay: ghi nhận 268 ca.

    - Tính từ 18h ngày 05/8 đến 6h ngày 06/8: ghi nhận 4 ca mắc mới.

    Lịch trình di chuyển phức tạp, đi ăn liên hoan, hát karaoke của nhân viên xe buýt vừa công bố mắc Covid-19 ở Hà Nội  - Ảnh 1.

    Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 170.457, trong đó:

    - Cách ly tập trung tại bệnh viện: 6.717

    - Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 23.356

    - Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 140.384

    Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị - Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19: đến thời điểm này đã có 381/717 ca bệnh COVID-19 của nước ta được công bố khỏi bệnh, chiếm 53,1% tổng số ca bệnh COVID-19 trong cả nước.

    Riêng đối với bệnh nhân người nước ngoài, đến nay có 50 bệnh nhân mang quốc tịch nước ngoài đã được Việt Nam điều trị khỏi.

    Tính đến sáng ngày 6/8, trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, theo dõi sức khoẻ tại các cơ sở y tế, hiện có 33 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính từ 1- 2 lần với virus SARS-CoV-2. Hiện còn 295 bệnh nhân dương tính với virus gây COVID-19.

    Số trường hợp tử vong: 08 ca

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại