Bí ẩn xác ướp tồn tại cả nghìn năm bỗng nhiên... hóa lỏng

Diệp Trần |

Sự kỳ bí về xác ướp hóa lỏng này thực sự khiến giới khoa học đau đầu tìm kiếm lời giải.

Năm 2016, những xác ướp ở Bắc Chile bdần hóa lỏng không rõ nguyên nhân, giới nghiên cứu lúc đó đau đầu tìm cách ngăn chặn.

Cụ thể, hơn 100 xác ướp có niên đại ít nhất là 7.000 năm bỗng hóa lỏng thành dạng chất sệt màu đen (black goo).

Hồi năm 2015 các nhà chức trách địa phương đã đệ đơn lên Cơ quan Văn hóa của UNESCO để công nhận các xác ướp này là di sản văn hóa thế giới trước khi chúng bị phá hủy.

Bí ẩn xác ướp tồn tại cả nghìn năm bỗng nhiên... hóa lỏng - Ảnh 1.

Một xác ướp nguyên vẹn tại bảo tàng San Miguel de Azapa

Thế nhưng, việc được UNESCO công nhận thì cũng không thể cứu vãn tình trạng của các xác ướp này. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu muốn thông qua việc này kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, từ đó giúp họ tìm ra giải pháp.

Kể từ đầu những năm 1900, gần 300 xác ướp của con người đã được phát hiện dọc theo bờ biển phía Nam Peru và miền Bắc Chile, bao gồm cả người lớn, trẻ em, trẻ sơ sinh và cả các thai nhi nữa.

Với niên đại 5050 TCN, đây được cho là những xác ướp cổ nhất trên thế giới tính đến nay.

Theo nghiên cứu, những xác ướp này do nhóm người săn bắn - hái lượm người Chinchorro thực hiện, họ sử dụng kỹ thuật ướp xác trước người cả Ai Cập cổ đại khoảng 2.000 năm.

Bí ẩn xác ướp tồn tại cả nghìn năm bỗng nhiên... hóa lỏng - Ảnh 2.

Tại Ai Cập, các xác ướp được tìm thấy trong các lăng mộ của Pharaoh

Trong khi những xác ướp Ai Cập cổ đại đại đa số đều là Pharaoh hoặc những người thuộc tấng lớp thượng lưu trong xã hội thì xác ướp Chinchorro có thể là mọi đối tượng, từ dân thường cho đến quý tộc, điều này cho thấy xã hội Chinchorro lúc bấy giờ khá bình đẳng

Tại sao các xác ướp bỗng nhiên hóa lỏng?

Lý do các xác ướp được bảo tồn nguyên vẹn một cách đáng kinh ngạc như vậy là do trong suốt hàng ngàn năm chúng được chôn vùi dưới lớp cát sâu ở sa mạc Atacama - một nơi trên Trái đất không bị ảnh hưởng bởi các trận mưa trong hơn 400 năm.

Trong thế kỷ qua, các xác ướp này đã được khai quật và di dời đến các viện nghiên cứu địa phương để bảo quản.

Bí ẩn xác ướp tồn tại cả nghìn năm bỗng nhiên... hóa lỏng - Ảnh 3.

Một xác ướp tại bảo tàng San Miguel de Azapa

Đầu năm 2015, mọi chuyện bắt đầu trở nên tồi tệ, các nhà bảo tồn Chile đã phải nhờ đến sự giúp đỡ của các nhà khoa học của trường Đại học Harvard.

Ralph Mitchell - nhà sinh học đến từ trường Đại học Harvard lúc đó cho hay: "Chúng tôi biết các xác ướp đang xuống cấp nhưng không ai biết tại sao. Chúng tôi chưa từng thấy kiểu phân hủy nào như vậy trước đây".

Tuy nhiên việc nghiên cứu các mẫu mô của xác ướp đã cho thấy rất nhiều vi khuẩn đang bò bên dưới - nhưng chúng không phải vi khuẩn cổ đại, chúng là loại vi khuẩn thường sống trên da người. Chúng đẩy nhanh quá trình phân hủy của các xác ướp. Bởi vậy loại chất nhầy khi xác ướp hóa lỏng bước đầu được cho là do sự phát triển mạnh mẽ của vi khuẩn bên trong xác ướp.

Mitchell phát biểu trên trang Live Science: "Ngay sau khi nhiệt độ và độ ẩm phù hợp xuất hiện, chúng bắt đầu sử dụng lớp da như một loại thức ăn". Mitchell cho biết thêm trừ khi các nhà nghiên cứu địa phương có thể giữ xác ướp Chinchorros dưới điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, nếu không các con vi sinh vật bản địa này sẽ xơi tái xác ướp ngay lập tức.

Hiện nay vẫn chưa có thông báo UNESCO sẽ chấp nhận đề nghị nhưng vẫn hy vọng, các nhà nghiên cứu địa phương sẽ tìm thấy sự giúp đỡ họ cần để bảo quản xác ướp này.

Bởi kỹ thuật ướp xác của người Chinchorro có trước người Ai Cập cổ đại những 2.000 năm là một điều quá phi thường và giờ đây chúng ta không thể để chúng bị phá hủy như vậy được.

Tham khảo: Sciencealert

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại