Bệnh gan rất khó phát hiện, nếu thấy 4 dấu hiệu sau thì nên đi khám ngay!

Nguyễn Trinh |

Nhiều người mắc bệnh gan từ 3-5 năm mới phát hiện, thậm chí trên 10 năm mới được chẩn đoán chính xác. Khi đã muộn, khó điều trị và dễ gây biến chứng.

Hiện nay, trường hợp mắc các chứng bệnh về gan khá phổ biến, đặc biệt là sự thay đổi về thói quen ăn uống, số người mắc bệnh viêm gan B, gan nhiễm mỡ, xơ gan ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa.

Bệnh khó phát hiện sớm

Do giai đoạn đầu của bệnh gan không có biểu hiện đau nhức khác thường, nhất là nhiễm vi rút viêm gan B tiềm ẩn, nên người bệnh không biết mình bị nhiễm bệnh.

Nhiều người mắc bệnh gan từ 3-5 năm mới phát hiện, thậm chí trên 10 năm mới được chẩn đoán chính xác, một số ít do quá trình hoại tử gan diễn ra nhanh, từ 3-6 tháng đã chuyển sang xơ gan, thậm chí là ung thư gan.

Bệnh gan rất khó phát hiện, nếu thấy 4 dấu hiệu sau thì nên đi khám ngay! - Ảnh 1.

Viêm gan virut là một trong những sát thủ thầm lặng phá hủy gan

Vậy có cách nào để bản thân sớm phát hiện bệnh gan hay không?

Thực ra, trên cơ thể sẽ có một số biểu hiện cho thấy gan đang cầu cứu khi bạn bị nhiễm bệnh. Nếu xuất hiện 4 dấu hiệu sau, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra chức năng gan, phát hiện bệnh gan sớm, từ đó có cách dự phòng và điều trị hiệu quả.

1. Bề mặt móng tay có biểu hiện lồi lõm gợn sóng

Theo Đông y cho rằng, khi độc tố tích tụ trong gan, trên móng tay sẽ có biểu hiện rõ ràng.

Nếu móng tay màu trắng bạc, có thể bạn đang bị thiếu máu mãn tính, hoặc có vấn đề về gan, thận.

Nếu bề mặt móng tay lồi lõm, hoặc có các đường vân dọc theo móng tay, có thể đó là dấu hiệu gan không tốt.

Bệnh gan rất khó phát hiện, nếu thấy 4 dấu hiệu sau thì nên đi khám ngay! - Ảnh 2.

Móng tay màu trắng bạc, có thể bạn đang bị thiếu máu mãn tính, hoặc có vấn đề về gan, thận

2. Biểu hiện trên mặt

Trên mặt của người bị bệnh gan sẽ có sự thay đổi, sắc mặt u ám, không tươi tắn, xuất hiện các vết nám trên gò má, hai bên cánh mũi… khi đó có thể bạn đang bị mắc bệnh gan mãn tính.

Nếu sắc mặt vàng như nghệ, da sần sùi cũng có thể là biểu hiện của bệnh gan.

3. Đỏ ở vùng mũi

Trường hợp vùng đỉnh mũi có màu đỏ xuất hiện ở người bị bệnh gan thường là nữ giới, do chức năng gan giảm sút, có thể dẫn đến rối loạn nội tiết tố, gây ra hiện tượng vùng mũi có màu đỏ, thậm chí một số người có biểu hiện đỏ khắp vùng mặt.

4. Đau phần bên phải hoặc toàn bộ vùng bụng, khi nhấn tay vào càng đau hơn

Biểu hiện trên có thể bạn đang bị viêm phúc mạc tiên phát do vi khuẩn (spontaneous bacterial peritonitis - SBP), đó là một trong những biến chứng nguy hiểm.

Độc tố do vi khuẩn sinh ra vừa phá hoại tế bào gan, vừa làm tiêu hao năng lượng của người bệnh.

3 loại thực phẩm giúp gan giải độc tốt nhất, phục hồi chức năng gan

1. Sắn dây

Theo Đông y, sắn dây là một trong những loại thực phẩm bảo vệ gan tốt nhất.

Sắn dây chứa hàm lượng saponins và isoflavones rất cao, có thể phân hủy độc tính của acetaldehyd trong rượu bia, thúc đẩy trao đổi chất và bài tiết cồn trong máu, giảm thiểu sự nguy hại của rượu đối với gan.

Ngoài ra, sắn dây còn có tác dụng bảo vệ niêm mạc đường ruột, ngăn chặn sự hấp thụ cồn của ruột và dạ dày.

Đối với những người uống rượu, nên thường xuyên uống bột sắn dây giúp thải độc tố trong gan, thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể, loại bỏ cồn trong máu.

Bệnh gan rất khó phát hiện, nếu thấy 4 dấu hiệu sau thì nên đi khám ngay! - Ảnh 3.

(Ảnh minh họa)

2. Câu kỉ tử

Hàm lượng đường trong câu kỉ tử đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ gan không bị tổn thương, giảm nồng độ alanine aminotransferase (ALT) trong máu, phục hồi chức năng gan, duy trì khả năng tái sinh của tế bào gan.

Tuy nhiên, đối với người bị bệnh tiểu đường cũng cần chú ý khi sử dụng câu kỉ tử.

3. Bột kiều mạch

Bột kiều mạch có tính hàn, vị ngọt, là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, dược liệu cao trong nhóm ngũ cốc nguyên hạt.

Kiều mạch có thành phần Niacin thúc đẩy trao đổi chất trong cơ thể, tăng cường khả năng giải độc, ăn nhiều kiều mạch giúp gan giải độc rất tốt.

Cách dùng thường thấy ở 3 loại thực phẩm nói trên là pha với nước sôi để uống hoặc nấu cháo, chẳng hạn như trà sắn dây, trà kỉ tử, cháo kiều mạch. Tuy nhiên việc sử dụng các thực phẩm nói trên đòi hỏi người bệnh phải kiên trì sử dụng lâu dài mới có hiệu quả.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần duy trì 2 việc sau:

Một là, không nên thức quá khuya, khiến thời gian nghỉ ngơi của gan không đảm bảo, khả năng tái sinh và phục hồi của tế bào gan chưa trở về trạng thái bình thường.

Hai là, tăng cường vận động, đề phòng sự "tấn công" của bệnh gan.

* Tìm hiểu thêm về bệnh ung thư gan

*Theo Yangsheng, V.qq

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại