Bạn có tin mình đang "má ấp môi kề" thứ này lên mặt mỗi ngày?

Vyka |

Bạn cho rằng chỉ có ga giường mới bẩn ư, bạn nhầm to rồi bởi còn có ổ vi khuẩn khác còn kinh hoàng hơn nữa mà bạn vẫn úp mặt vào mỗi ngày cơ!

Sau 1 ngày làm việc mệt mỏi, bạn chỉ muốn lăn ngay lên giường, vùi mặt vào gối, cuộn tròn trong chăn và ngủ phải không?

Nhưng bạn biết đấy, ga giường lâu ngày chưa thay vốn là nơi cư trú của ti tỉ con vi khuẩn, của mồ hôi, dầu, bụi bẩn, tế bào chết và cả nước miếng... nữa.

Nhưng ga giường chưa thấm tháp gì so với ổ vi khuẩn mà bạn "má ấp môi kề" mỗi ngày này đâu. Bạn có đoán được nó là vật dụng gì không? Chính là chiếc gối đấy!

Bạn có tin đây là những gì diễn ra trên chiếc gối bạn úp mặt ngủ mỗi ngày không?

Bạn có tin mình đang má ấp môi kề thứ này lên mặt mỗi ngày? - Ảnh 1.

Nhưng sự thật thì đúng là như vậy đó!

Gối, ga giường - môi trường lý tưởng để phát triển các loại nấm

Một nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà khoa học thuộc ĐH Manchester đã cho thấy, một người có thể sản xuất tới 100 lít mồ hôi trên giường mỗi năm. Mà đó là chỉ tính trung bình bạn ngủ có 8h/24 mỗi ngày thôi đấy nhé!

Trong nền nhiệt độ phòng là khoảng 30 độ C, cùng độ ẩm cao - đây quả là môi trường lý tưởng để cho nấm mốc phát triển. Và rồi khi đã có cây nấm nhỏ, qua vài đêm, vài đêm, chúng sẽ phát triển rực rỡ như thế này này!

Bạn có tin mình đang má ấp môi kề thứ này lên mặt mỗi ngày? - Ảnh 2.

Thế còn tính riêng ở gối thì sao? Nghiên cứu tại Đại học Manchester (Anh) sẽ cho bạn câu trả lời - có tới 50 loại nấm được tìm thấy trên gối của bạn.

Phổ biến nhất là 3 loại nấm - Aspergillus fumigatus (thường gây hen suyễn, khó thở, ảnh hưởng đến phổi), Aureobasidium Pullulans và Rhodotorula mucilaginosa (loại nấm men phát triển nhanh).

Bạn có tin mình đang má ấp môi kề thứ này lên mặt mỗi ngày? - Ảnh 3.

Những loại vi trùng và nấm này sẽ tác động trực tiếp tới đường hô hấp gây khó thở. Về lâu dài, nó sẽ gây bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm khí quản, viêm hô hấp mãn tính…

Nhưng đây mới kinh dị này, chúng sẽ biến mặt bạn dễ bị nổi mụn nữa cơ! Mồ hôi, dầu, tế bào chết... tiết ra từ cơ thể hay cả chất bẩn ở tóc... sẽ "ngấm" vào gối rồi từ đó tiếp xúc với mặt bạn suốt cả đêm...

Bảo sao mà mụn không ngày một phát triển cho được.

Bạn có tin mình đang má ấp môi kề thứ này lên mặt mỗi ngày? - Ảnh 4.

Vậy gối sợi bông tổng hợp và gối lông vũ - gối nào sạch hơn?

Bông tổng hợp là chất liệu ít gây dị ứng nhưng hai chất liệu này phải vệ sinh thường xuyên bởi chúng rất dễ ngả màu.

Bạn có tin mình đang má ấp môi kề thứ này lên mặt mỗi ngày? - Ảnh 5.

Hơn nữa, sau mỗi lần giặt, chúng thường trở nên khô cứng và dễ bị vón cục hơn so với ban đầu - đây cũng là nguyên nhân khiến bọ, bụi, nấm lẩn khuất sâu hơn trong ruột gối.

Chưa hết, nhiều loại ruột gối giá rẻ không rõ nhãn mác có thể còn mang mầm bệnh và chất độc công nghiệp như chất tẩy màu, chất bảo quản formaldehyde...

Bởi vậy, nếu bạn thích có thể chọn gối lông vũ để sử dụng. Bởi nhà sản xuất cũng đã xử lý phần lông vũ để chúng chống được nấm mốc, rận rệp và hạn chế việc gây ra dị ứng.

Bạn có tin mình đang má ấp môi kề thứ này lên mặt mỗi ngày? - Ảnh 6.

Tuy nhiên, theo thời gian sử dụng, 1/3 trọng lượng của gối của bạn có thể sẽ là da chết, vi khuẩn, dịch cơ thể… cùng hàng nghìn con bọ ve "ăn ngủ nghỉ" trong đó.

Việc giặt rửa cũng khó làm sạch hết các vi khuẩn ẩn sâu trong ruột gối. Do đó, biện pháp tốt nhất bạn nên làm là...

Phơi ruột gối hàng tuần

Bên cạnh việc thay vỏ gối, ga trải giường mỗi tuần một lần thì bạn cũng nên phơi ruột gối ra nắng nhé!

Việc này tuy không thể loại bỏ hết các vi khuẩn tồn tại trên gối nhưng sẽ khiến phần ruột gối khô thoáng hơn. Đồng thời, ánh nắng Mặt trời sẽ phần nào làm chết bớt vi khuẩn, mầm mống đang lẩn trốn trong gối.

Giặt ruột gối 3 - 6 tháng/ lần

Verity Mann thuộc Viện nghiên cứu Good Housekeeping chia sẻ rằng: "Hãy giặt ruột gối của bạn 6 tháng/ lần để có thể làm sạch sâu cũng như loại bỏ các chất bẩn, bọ mạt, vi khuẩn... đang ngủ đông trong gối.

Bạn có tin mình đang má ấp môi kề thứ này lên mặt mỗi ngày? - Ảnh 7.

Bạn có thể giặt ướt, giặt khô (tùy loại ruột) nhưng cần sấy khô để đảm bảo chúng không bị mốc ẩm, bẩn hơn sau khi giặt".

Cần lưu ý là, giặt bằng tay hay bằng máy bạn đều cần sử dụng nước nóng giúp loại bỏ bụi bẩn, tiêu diệt vi trùng nhanh chóng mà không cần đến thuốc tẩy.

Bạn không cần vò quá mạnh tay nhưng nên bóp nhẹ ruột gối để nước nóng, xà bông có thể thấm và tẩy rửa bụi bẩn. Xả lại với nước nhiều lần cho đến khi sạch xà phòng, dùng nước xả vải (nếu muốn) và phơi khô nhé!

Và thay gối 1 - 2 năm/lần

Gối có nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng đỡ phần đầu, cổ, cột sống của bạn khi ngủ. Theo ghời gian, chất lượng của chúng sẽ giảm dần. Vì thế, ngoài việc đảm bảo vệ sinh thì hình dáng gối chuẩn cũng cần phải được đảm bảo.

Bạn có tin mình đang má ấp môi kề thứ này lên mặt mỗi ngày? - Ảnh 8.

Để quyết định sẽ làm gì với chiếc gối của mình, Nancy Rothstein - nhà tư vấn và giáo dục tự gọi mình là "Đại sứ giấc ngủ" cho biết: "Nếu bạn có một chiếc gối nệm cao su, hãy gấp đôi nó. Nếu gối không thể trở lại hình dạng lúc ban đầu thì đã đến lúc bạn nên bỏ nó đi."

Ngay cả những chiếc gối không bị biến dạng khi gấp đôi hay nhìn vẫn sạch sẽ, không có vết ố vàng thì chúng vẫn chứa mối nguy hại đến cơ thể bạn mà.

Vì thế, hãy thay gối 1 - 2 năm/lần để có thể đảm bảo tối ưu cho sức khỏe của bạn.

Nguồn: Buzzfeed

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại