Ba năm sau “Cách mạng Maidan”, cái giá Ukraine phải trả là cuộc sống cực tồi tệ

Anh Tuấn |

Theo nhà phân tích người Ukraine, chính phủ Ukraine đã thất bại trong việc cứu lấy nền kinh tế, giải quyết tình trang tham nhũng và cải thiện đời sống cho người dần kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2014.

Hãng tin Sputnik đưa tin, ông Dennis Schedrivy, một nhà phân tích người Ukraine, nhận định rằng tình hình ở quốc gia này “đã xấu đi trông thấy do chi phí sinh hoạt đã cao hơn nhiều so với trước đây. Người dân đang phải chi trả nhiều hơn để có điện, nước và khí đốt để sưởi ấm.

Rất khó để tìm việc làm ở Ukraine, và cho dù có cũng không có lương bổng cao. Các cuộc cải cách được đề xuất từ năm ngoái giờ đây đã thất bại”.

Cũng theo nhà phân tích người Ukraine, tình trạng tham nhũng vẫn là một trong những vấn đề nhức nhối trong hệ thống chính trị và kinh tế của Ukraine hiện nay, và đang ngày càng trở nên trầm trọng.

Ví dụ, những nhân vật có quyền lực trong chính phủ Ukraine giờ đây đã trở nên rất giàu có, và dẫn ra các bản kê khai tài sản của những người này. Những con số trong đó đã khiến người dân Ukraine cảm thấy cực kỳ sốc.

“Có rất nhiều kẻ tự gọi mình là người yêu nước và người hoạt động chính trị, trước năm 2013 không sở hữu tài sản nào lớn, nhưng chỉ trong vòng 2 năm rưỡi trở lại đây đã rất giàu”, ông Schedrivy cho biết.

Ông cũng nói thêm, những người này đang tỏ ra mập mờ trong việc giải thích nguồn thu nhập của mình. Trong khi đó, chính phủ Ukraine vẫn chưa thể thực hiện lời hứa hợp tác kinh tế sâu rộng với châu Âu.

“Ba năm trước, nhiều chuyên gia đã nhận định rằng bước đi chính trị này sẽ không có lợi cho kinh tế Ukraine, và thực tế là chúng ta đã mở cửa thị trường cho châu Âu mà chẳng nhận được lại gì.

Ví dụ, ngành khai thác gỗ đang gặp vấn đề lớn. Châu Âu đã tuyên bố thẳng thừng rằng Ukraine phải cung cấp gỗ cho họ với chi phí thấp để có được khoản vay hỗ trợ kinh tế. Song những gì mà Ukraine có được lại không đáng kể”, ông Schedrivy giải thích.

Theo chuyên gia người Ukraine, tình hình kinh tế tại quốc gia này sẽ càng trở nên phức tạp, bởi chính phủ mới ở Mỹ tỏ ra không mặn mà với việc cứu lấy Ukraine. “Kiev sẽ nhận được ít sự trợ giúp về tài chính hơn từ Mỹ”, ông nói.

Vào cuối năm 2013, Tổng thống Ukraine khi đó là Viktor Yanukovych đã công bố quyết định hoãn ký kết Thỏa thuận Hợp tác Ukraine – EU do không chấp thuận những điều kiện trong văn bản này.

Vài tháng sau đó, một cuộc biểu tình nổ ra và ông Yanukovych đã bị lật đổ vào tháng 2/2014. Từ đó đến nay, Ukraine vẫn chìm trong sự bất ổn và xung đột kéo dài ở miền Đông đất nước.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại