[ẢNH] Ukraine từng sở hữu và có thể tái sản xuất "đoàn tàu tử thần"?

Việt Hùng |

Ukraine từng sở hữu 46 tên lửa đạn đạo hạt nhân lắp đặt trên tàu hỏa RT-23 Molodets (NATO gọi là SS-24 Scalpel, tầm bắn 10.000km). Loại vũ khí này còn được biết đến với tên gọi "đoàn tàu tử thần". Với trình độ kỹ thuật cao thừa hưởng từ Liên Xô, việc tái khởi động sản xuất vũ khí hạt nhân không phải là quá khó đối với Ukraine.

[ẢNH] Ukraine từng sở hữu và có thể tái sản xuất đoàn tàu tử thần? - Ảnh 1.

Căng thẳng giữa Nga và Ukraine tiếp tục gia tăng khi các bên liên tiếp điều các loại khí tài của mình tới biên giới hai nước. Không những vậy, Ukraine còn đe dọa sẽ tái trang bị vũ khí hạt nhân.

[ẢNH] Ukraine từng sở hữu và có thể tái sản xuất đoàn tàu tử thần? - Ảnh 2.

Từng là một thế lực hạt nhân đứng thứ 3 thế giới chỉ sau Mỹ và Nga, việc Ukraine phát triển vũ khí hạt nhân không phải vấn đề quá khó đối với họ.

[ẢNH] Ukraine từng sở hữu và có thể tái sản xuất đoàn tàu tử thần? - Ảnh 3.

Ukraine từng sở hữu các loại tên lửa hạt nhân với tổng số đầu đạn lên tới 1900. Đây là con số cực lớn vượt xa Trung Quốc, Anh, Pháp...

[ẢNH] Ukraine từng sở hữu và có thể tái sản xuất đoàn tàu tử thần? - Ảnh 4.

Một khi cuộc chạy đua vũ trang tái khởi động, nhiều vũ khí hủy diệt sẽ được tái sinh trong đó có đoàn tàu hạt nhân hay còn gọi là "đoàn tàu tử thần".

[ẢNH] Ukraine từng sở hữu và có thể tái sản xuất đoàn tàu tử thần? - Ảnh 5.

Trong quá khứ Ukraine từng sở hữu 46 tên lửa đạn đạo hạt nhân lắp đặt trên tàu hỏa RT-23 Molodets (NATO gọi là SS-24 Scalpel, tầm bắn 10.000km).

[ẢNH] Ukraine từng sở hữu và có thể tái sản xuất đoàn tàu tử thần? - Ảnh 6.

Việc ngụy trang và phóng tên lửa hạt nhân từ những tàu hỏa của Liên Xô từng trở thành nỗi ác mộng cho Mỹ và NATO.

[ẢNH] Ukraine từng sở hữu và có thể tái sản xuất đoàn tàu tử thần? - Ảnh 7.

Với sự cơ động, linh hoạt và ẩn hiện đoàn tàu hạt nhân còn được cho là nguy hiểm hơn cả tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.

[ẢNH] Ukraine từng sở hữu và có thể tái sản xuất đoàn tàu tử thần? - Ảnh 8.

Đoàn tàu hạt nhân Barguzin có nguồn gốc từ Tổ hợp Tên lửa Tác chiến trên Đường sắt (BZhRK) được Liên Xô chế tạo vào năm 1969 nhằm vận chuyển và phóng các tên lửa hạt nhân chiến lược đối phó với các hạm đội tàu ngầm hạt nhân uy lực của Mỹ.

[ẢNH] Ukraine từng sở hữu và có thể tái sản xuất đoàn tàu tử thần? - Ảnh 9.

Một đoàn tàu hạt nhân thường có 11 toa, trong đó có 7 toa dành cho trung tâm chỉ huy, ba toa để điều khiển và phóng tên lửa, còn một toa chứa nhiên liệu và động cơ.

[ẢNH] Ukraine từng sở hữu và có thể tái sản xuất đoàn tàu tử thần? - Ảnh 10.

Bên trong toa phóng là các tên lửa RT-23 Molodets (NATO định danh SS-24 Scalpel), có trọng lượng 126 tấn, dài 23m, đường kính 2,4m.

[ẢNH] Ukraine từng sở hữu và có thể tái sản xuất đoàn tàu tử thần? - Ảnh 11.

Mỗi tên lửa này chứa 10 đầu đạn hạt nhân với tầm bắn hơn 10.000 km, được thiết kế để vượt qua các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo dày đặc của đối phương.

[ẢNH] Ukraine từng sở hữu và có thể tái sản xuất đoàn tàu tử thần? - Ảnh 12.

Liên Xô có 12 đoàn tàu hạt nhân như vậy và chúng phân bố rải rác trên các nước cộng hòa trực thuộc.

[ẢNH] Ukraine từng sở hữu và có thể tái sản xuất đoàn tàu tử thần? - Ảnh 13.

Khi Nga và Mỹ ký hiệp ước START-2, các đoàn tàu này được cho về hưu vào năm 1983.

[ẢNH] Ukraine từng sở hữu và có thể tái sản xuất đoàn tàu tử thần? - Ảnh 14.

Thông thường các căn cứ quân sự được trang bị tên lửa đạn đạo chiến lược hoặc những tàu ngầm hạt nhân chiến lược tuy khó nhưng vẫn có thể được đối phương phát hiện.

[ẢNH] Ukraine từng sở hữu và có thể tái sản xuất đoàn tàu tử thần? - Ảnh 15.

Việc phát hiện cho phép họ có thể đề ra các phương cách đối phó ngay khi chúng vừa được phóng đi.

[ẢNH] Ukraine từng sở hữu và có thể tái sản xuất đoàn tàu tử thần? - Ảnh 16.

Tuy nhiên với đoàn tàu hạt nhân lại là chuyện khác. Chúng được ngụy trang như những tàu hàng và có thể chạy khắp vùng lãnh thổ lớn mà không hề bị phát hiện.

[ẢNH] Ukraine từng sở hữu và có thể tái sản xuất đoàn tàu tử thần? - Ảnh 17.

Khi kịp phát hiện ra tên lửa được phóng đi thì cũng là lúc tên lửa ở vào giai đoạn cuối của hành trình, ở giai đoạn này tên lửa bay với tốc độ cực cao và hầu như không thể đánh chặn. Nếu Ukraine hồi sinh loại vũ khí này, thì đây sẽ là một trong những loại vũ khí khiến các đối thủ phải đau đầu tìm cách đối phó.

https://anninhthudo.vn/quan-su/anh-ukraine-tung-so-huu-va-co-the-tai-san-xuat-doan-tau-tu-than/793539.antd

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại