7 trò lừa đảo tinh vi phổ biến nhất Trung Quốc năm 2018

Chan |

Những kẻ lừa đảo tiếp cận mọi người từ ngoài đời thực cho đến thế giới trên MXH bằng những chiêu trò tinh vi đến mức các nạn nhân không thể nào ngờ được, cho đến khi phát hiện tiền đã không còn trong túi mình nữa.

Việc phát triển hệ thống giao dịch trực tuyến, thanh toán điện tử trong những năm gần đây tại Trung Quốc không những giúp người dân thuận tiện hơn trong việc chi tiêu mà còn hạn chế được tình trạng lưu hành tiền giả. 

Nhưng những kẻ lừa đảo luôn có đủ chiêu trò mới để thực hiện âm mưu của mình như tập trung vào các ví điện tử như: Wechat, Alipay...

Không chỉ vậy, những chiêu lừa này còn phát triển từ việc hack cả điện thoại thông minh cho đến khiến mọi người có thể tự nguyện chia sẻ thông tin cá nhân của họ và người dân ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp trong xã hội đều không thể thoát khỏi tầm ngắm của chúng.

Dưới đây là tổng hợp những chiêu trò lừa đảo quen thuộc nhất mà người Trung Quốc và thậm chí là cả nhiều nước khác thường xuyên gặp phải trong năm qua:

1. Hack tài khoản Wechat

Có thể nói, Wechat là một trong những ứng dụng phổ biến và được ưa chuộng nhất ở đất nước tỉ dân. 

Vừa có thể dùng để liên lạc, nhắn tin với bạn bè; vừa là mạng xã hội, cập nhật tin tức nhanh chóng và đặc biệt là tích hợp luôn cả ví điện tử để thanh toán. 

Với hơn 800 triệu người dùng Wechat Pay tại Trung Quốc, đây cũng là mảnh đất trở thành mục tiêu béo bở cho những kẻ lừa đảo.

Trong những năm gần đây, đã có nhiều vụ lừa đảo Wechat khác nhau bị phát hiện, trong đó, hacker giả vờ là bạn bè hoặc thành viên gia đình và thuyết phục người khác gửi tiền cho chúng. 

Hoặc các đối tượng này gửi liên kết để người dùng xem, thông qua đó để xâm nhập vào toàn bộ ví Wechat của họ.

7 trò lừa đảo tinh vi phổ biến nhất Trung Quốc năm 2018 - Ảnh 1.

2. Giả giọng

Đây có thể coi là chiêu trò tinh vi nhất khi người bị hại khó có thể nhận ra được rằng mình đang bị lừa. Những kẻ lừa đảo thu thập tin nhắn thoại của một người thông qua Wechat, 

tạo một tài khoản giả y hệt, sau đó bắt chước giọng nói của họ để hỏi vay tiền những bạn bè, người thân trong danh bạ. 

Bởi vì giọng nói được giả quá giống, chiêu trò này thường dễ chiếm được lòng tin của mọi người và khiến họ gửi tiền cho kẻ lừa đảo.

Trong mọi trường hợp, cảnh sát khuyên mọi người luôn xác nhận trực tiếp với người kia trước khi gửi tiền. 

Ngoài ra, họ cũng cảnh báo mọi người nên cảnh giác khi chia sẻ tin nhắn thoại hoặc bất kỳ hình thức thông tin cá nhân nào khác với người lạ thông qua MXH.

7 trò lừa đảo tinh vi phổ biến nhất Trung Quốc năm 2018 - Ảnh 2.

3. Lừa giao hàng

Việc mua sắm trực tuyến trên các kênh bán hàng online ở Trung Quốc hiện nay như: taobao, JD.com, 1688... đã quá dễ dàng và thuận tiện. 

Nhiều người "nghiện" đặt hàng đặt hàng online vì chỉ cần ngồi nhà, ôm máy tính nhấn nút là đã cả ngay thứ mình thích. 

Có những trường hợp người mua hàng đặt nhiều đến họ không thể nhớ được mình đã đặt gì, cho đến khi nhận được cuộc gọi từ người chuyển phát.

Lừa đảo mua hàng online phổ biến nhất liên quan đến việc ship COD (nhận hàng mới thanh toán tiền). 

Sau khi thanh toán tiền hàng và mở túi đồ ra, mọi người mới phát hiện ra gói hàng của họ hoàn toàn trống rỗng. 

Hoặc những kẻ lừa đảo trước tiên sẽ gọi nạn nhân giả vờ là hàng xóm hoặc người quen của họ, nhờ nhận hàng thay vì họ không thể ở nhà đúng giờ lúc đó.

Cũng có trường hợp, những kẻ lừa đảo đã gọi điện cho khách hàng và giả làm nhân viên của một công ty giao hàng. 

Trên điện thoại, họ sẽ nói rằng một trong những nhà mạng của họ đã vô tình làm mất hoặc làm hỏng sản phẩm được đặt hàng và họ muốn bù đắp cho sự mất mát. 

Điều duy nhất nạn nhân phải làm là điền vào biểu mẫu bồi thường trực tuyến trên phạm vi trực tuyến, trong đó thông tin cá nhân và thông tin ngân hàng là bắt buộc. 

Với thông tin này, những kẻ lừa đảo có thể dễ dàng xâm nhập vào tài khoản ngân hàng của nạn nhân.

7 trò lừa đảo tinh vi phổ biến nhất Trung Quốc năm 2018 - Ảnh 3.

4. Trúng xổ số

Thủ thuật này nghe có vẻ quá bình thường và lộ liễu, nhưng trên toàn thế giới vẫn luôn có những người nhẹ dạ bị mắc phải cú lừa này. 

Vụ lừa đảo bắt đầu với việc nạn nhân tìm thấy một vé số đã cố tình được đặt ở đâu đó. 

Người tìm thấy vé thường sẽ gọi thử hotline trên vé để tìm hiểu xem vé có trúng thưởng hay không. Và, đương nhiên họ sẽ được thông báo rằng vé tìm thấy thực sự là một tấm vé trúng độc đắc.

Kẻ lừa đảo sẽ thông báo qua điện thoại cho "người may mắn" rằng họ chỉ cần trả phí xử lý trước khi họ có thể nhận được tiền thưởng.

Hoặc trong một vài trường hợp, chúng thậm chí còn thuyết phục người bị hại nộp thuế thu nhập trước rồi mới trao thưởng. 

Do quá phấn khích, nhiều người đã không còn suy tính và cảnh giác trước những chiêu lừa này.

7 trò lừa đảo tinh vi phổ biến nhất Trung Quốc năm 2018 - Ảnh 4.

5. Nhặt được của rơi

Bạn đang đi bộ trên đường thì bất ngờ nhìn thấy người đi trước đánh rơi ví. 

Tuy nhiên, chưa kịp đuổi theo trả lại thì một người đi đường khác đã nhanh chóng bước đến và buộc tội bạn là kẻ ăn cắp chiếc ví đó. 

Người bắt quả tang thậm chí còn doạ sẽ hô hoán lên cho tất cả mọi người biết về sự việc, trừ khi bạn chia một ít tiền trong ví để làm phí "bịt miệng". 

Cũng không lâu sau đó, chủ chiếc ví sẽ quay lại đòi ví của mình và bắt bạn phải hoàn trả đủ số tiền bên trong cho họ.

Đây là một trò lừa đảo thường xuyên xảy ra ở Trung Quốc, hai kẻ "người đi đường" và "chủ chiếc ví" ở trên thực tế đã thông đồng với nhau. 

Vì thế, cảnh sát khuyến cáo mọi người nếu nhặt được của rơi thì hãy nhanh chóng đưa nó đến đồn cảnh sát gần nhất.

6. Đóng giả người tuyển dụng

Những kẻ lừa đảo sẽ đăng tin tuyển dụng và hẹn gặp những ứng viên bên ngoài văn phòng công ty để "phỏng vấn xin việc". 

Phần lớn họ sẽ được nhận ngay lập tức, nhưng phải vượt qua bài kiểm tra y tế tại một trung tâm nghiên cứu được công ty chỉ định. 

Sau đó, ứng viên sẽ được thông báo phải trả trước phí đi lại và phí y tế, số tiền này sẽ được hoàn trả vào cuối tháng làm việc đầu tiên.

Trong nhiều trường hợp, người bị hại còn phải trả thêm chi phí dịch vụ và đặt cọc tiền làm thẻ vào văn phòng... Khi tất cả các khoản phí này được thanh toán, họ sẽ bị mất liên lạc với "công ty".

7 trò lừa đảo tinh vi phổ biến nhất Trung Quốc năm 2018 - Ảnh 5.

7. Cho vay tiền

Những kẻ lừa đảo đặc biệt nhắm vào những người đang cần vay một khoản tiền gấp. 

Họ sẽ được đưa cho một hợp đồng có khoảng trống trong đó, bản hợp đồng thường quá dài và phức tạp nên ít ai đọc kĩ và phát hiện ra sơ hở. 

Khi hợp đồng được ký kết, công ty cho vay sẽ chèn thêm thông tin vào chỗ trống của hợp đồng đã ký. Ví dụ: Thay đổi thời gian được phép vay tiền, lãi suất hoặc tên của người cho vay... 

Tiếp theo, công ty cho vay sẽ tìm cách làm cho người vay vi phạm hợp đồng, không thể trả hết nợ như đã ghi trong thỏa thuận. Sau đó, họ sẽ phải đối mặt với số tiền lãi cùng tiền phạt lớn cho khoản vay của mình.

Trong khoảng thời gian này, công ty trên sẽ giới thiệu người vay tiền cho một công ty cho vay khác, để họ có thể vay thêm tiền trả các khoản nợ của hợp đồng đầu tiên. 

Mọi chuyện bắt đầu lặp lại theo vòng tuần hoàn, nợ chồng nợ và người vay sẽ không thể nào trả nổi toàn bộ số tiền vay khổng lồ cộng thêm lãi, phạt của mình. 

Nhiều người đã quá túng quẫn dẫn đến trầm cảm và tự tìm đến cái chết vì ngập trong nợ nần.

7 trò lừa đảo tinh vi phổ biến nhất Trung Quốc năm 2018 - Ảnh 6.

(Theo Weibo)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại