7 máy bay ném bom lừng danh nhất thế giới

Khắc Nam |

Đây là những máy bay ném bom hiệu quả từng được con người chế tạo và sử dụng thành công sau Thế chiến thứ I.

1. Handley Page Type O 400

Handley Page Type O 400 (gọi ngắn Type O 400) là loại máy bay ném bom hai tầng cánh, do hãng Handley Page của Anh chế tạo dùng cho Thế chiến I. Do trọng lượng nhẹ nên Type O 400 có khả năng bay cao hơn so với máy bay đánh chặn cùng thời, giúp Đức tấn công thành công nhiều mục tiêu của đối phương.

Type O 400 có tốc độ nhanh, mang được nhiều bom hơn các máy bay ném bom cùng thời như Gotha IV hoặc Caproni Ca.3, có sải cánh gần giống Avro Lancaster nên có thể đạt tốc độ gần 97 dặm/giờ (khoảng 156 km/giờ), phụ tải 2000lbs (900 kg).

Ngoài ra, Type O 400 còn được trang bị súng máy Lewis cỡ nòng 7,7 mm, mang gần 1 tấn bom với thời gian bay dài 8 giờ.

Có khoảng 600 chiếc Type O 400 được sản xuất trong Thế chiến I, chiếc cuối cùng nghỉ hưu năm 1922. Một lượng nhỏ Type O 400 vẫn được không quân các nước như Mỹ, Trung Quốc và Australia sử dụng sau khi chiến tranh kết thúc.

7 máy bay ném bom lừng danh nhất thế giới - Ảnh 1.

Handley Page Type O 400

2. Junkers Ju 88

Junkers Ju 88 là loại máy bay ném bom do tập đoàn Junkers chế tạo, được đánh giá là vũ khí tốt nhất trong Thế chiến II. Junkers Ju 88 thường được biết đến bằng tên gọi máy bay đa năng vì thể hiện rất tốt chức năng ném bom ban đêm, đánh bom bổ nhào, oanh tạc phóng ngư lôi, do thám và đánh bom hạng nặng.

Thực tế, Junkers Ju 88 là vũ khí chủ lực của Luftwaffe, có khoảng 15.000 chiếc Junkers Ju 88 được sản xuất trong thế chiến II, nhiều hơn bất kì loại máy bay bổ nhào nào khác của Đức. Junkers Ju 88 được trang bị động cơ kép bổ nhào và với hỏa lực mạnh, đặc biệt là trên mặt trận phía Đông và Địa Trung Hải.

3. Boeing B-52 Stratofortress

Boeing B-52 Stratofortress hay còn gọi là pháo đài bay B52, máy bay ném bom chiến lược phản lực được Không quân Mỹ (UAF) sử dụng từ năm 1955, thay cho các dòng máy bay Convair B-36 và Boeing B-47

B-52 cũng có vai trò quan trọng trong chiến dịch Bão táp Sa mạc trong chiến tranh Iraq (1999), Chiến dịch Thực thi Tự do tại Afghanistan (2001), Chiến dịch Iraq Tự do (2003) khi được dùng hỗ trợ mặt đất và ném bom.

Gần đây nhất, hai chiếc B-52 của Mỹ đã cố tình đi vào Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) mà Trung Quốc vừa thiết lập trên biển Hoa Đông trong một động thái ngoại giao ám chỉ sự phản đối với tuyên bố này của Bắc Kinh.

Boeing B-52 Stratofortress có tầm bay xa không cần tiếp nhiên liệu dài nhất, mang được tới 27 tấn vũ khí tốc độ cao nhất 650 dặm/giờ (1.040 km/h). Đây là loại máy bay ném bom nguy hiểm nhất xưa và nay, có thể sử dụng được cả vũ hạt nhân, tên lửa hành trình và bom chính xác.

Ngoài vai trò đánh chặn, trong thời gian Chiến tranh lạnh, máy bay này đã từng được Mỹ sử dụng ném bom miền Bắc Việt Nam nhưng đã bị bắn rơi nhiều chiếc.

Riêng tại chiến tranh ở Afghanistan và Iraq, B-52 lại phát huy tác dụng, đã nhằm trúng nhiều mục tiêu của đối phương. Mặc dù được chế tạo dựa trên công nghệ có từ thập niên 50 ở thế kỷ trước, nhưng B-52 vẫn là máy bay "dùng tốt" cho đến tận năm 2045.

4. Nothrup Grumman B-2

Nothrup Grumman B-2 là máy bay tàng hình hiện đại nhất hiện nay, được sản xuất từ vật liệu composite siêu bền và được phủ lớp sơn có bí quyết công nghệ đặc biệt chưa tiết lộ bí mật.

Hầu hết các dòng máy bay B-2 đều có tính năng tàng hình, phong bế tất cả các loại radar, thậm chí nó còn được ví như UFO (vật thể bay không xác định). B-2 là sản phẩm của Mỹ, có thể tấn công bất cứ mục tiêu nào trên thế giới, tuy nhiên giá chẳng rẻ chút nào, 2,2 tỷ USD/chiếc

Theo trang tin WP, B-2 Spirit do Northrop Grumman sản xuất, sản phẩm quan trọng trong chương trình hiện đại hóa máy bay ném bom của Mỹ, đồng thời giữ nhiều kỷ lục hiếm thấy như đắt nhất, ước tính chi phí cho mỗi chiếc từ khoảng 1,157 tỷ tới 2,2 tỷ $.

Kỹ thuật tàng hình thế hệ 2 của nó được áp dụng nhằm giúp máy bay có thể thâm nhập qua các hàng rào phòng không dày đặc mà máy bay chiến đấu trước đây không thể vượt qua. Số lượng đặt hàng dự tính 135 chiếc ban đầu đã được giảm xuống còn 75 vào cuối thập niên 1980.

Trong Thông điệp liên bang năm 1992, Tổng thống George H.W. Bush thông báo tổng số B-2 chế tạo sẽ hạn chế ở mức 20 chiếc, sau tăng lên 21 nhờ việc tân trang lại một chiếc thử nghiệm. Hiện tại có 20 chiếc phục vụ trong lực lượng UFA sau khi một chiếc bị rơi.

5. Boeing B-29 Super Fortress

Siêu pháo đài B-29 có tầm hoạt động 3.500 dặm (5.600 km), độ bay cao nhất 31.850 feet (gần 10.000 mét) và tốc độ tối đa 358 dặm/giờ (573 km/h). Có thể mang một lượng bom tới 20.000 pound (9.000 kg) và được trang bị súng máy cỡ nòng 12,5 ly và một khẩu đại bác 20 ly. B-29 có thiết kế rất hiện đại, thân khí động học, khoang lái kiểu tăng áp, được trang bị kính chống đạn.

Đây là loại máy bay đã được sử dụng trong các phi vụ ném bom chống lại Nhật Bản hồi Thế chiến II và là máy bay đã từng thả hai quả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki hồi tháng 8/1945 trước khi chấm Thế chiến II kết thúc.

Boeing B-29 Superfortress là máy bay ném bom hạng nặng, 4 động cơ cánh quạt. Sau Thế chiến II, quân đội một số nước thân với Mỹ cũng được trang bị máy bay này.

B-29 được xem là máy bay ném bom hiện đại nhất trong Thế chiến II với buồng lái điều áp, hệ thống điều khiển vũ khí tập trung và các ụ súng máy điều khiển từ xa, nó được thiết kế để ném bom ban ngày ở độ cao lớn nhưng thực tế được huy động nhiều hơn cho các nhiệm vụ ném bom cháy ban đêm ở tầm thấp.

Không như nhiều máy bay ném bom khác, B-29 tiếp tục phục vụ khá lâu sau khi chiến tranh chấm dứt, một số được sử dụng làm trạm phát truyền hình di động cho hệ thống Stratovision. Cho đến khi ngừng sử dụng vào những năm 1960, có khoảng 3.900 máy bay B-29 được xuất xưởng.

7 máy bay ném bom lừng danh nhất thế giới - Ảnh 5.

Boeing B-29 Super Fortress

6. De Havilland Mosquito

De Havilland Mosquito còn có biệt danh là Wooden Wonder (Máy bay gỗ) hay Muỗi rừng (Mosquito) hoặc Mossie. Đây là máy bay ném bom đa năng, linh hoạt nhất trong Thế chiến II của Anh với tổ lái hai người.

Do có tốc độ tuyệt vời, kết hợp với các trang bị hiện đại cho phép nó có khả năng oanh tạc chính xác các mục tiêu của đối phương. Đặc biệt, do được chế tạo bằng gỗ, nên radar rất khó phát hiện . De Havilland Mosquito có khả năng chở được 2.000 pound bom (khoảng 900 kg), sau nâng cấp đến 4.000 pound, bay độ cao từ 3 mét đến 9.300 mét.

Theo số liệu lưu trữ, De Havilland được sản xuất hơn 7000 chiếc trang bị cho không quân Anh và một số nước đồng minh khác. Sau Thế chiến II, máy bay này vẫn nằm trong biên chế của không quân các nước như Israel , Nam Tư và Cộng hòa Dominica.

7. Avro Lancaster

Avro Lancaster là máy bay ném bom hạng nặng 4 động cơ nổi tiếng của Anh trong Thế chiến II, tải trọng bom 22.000 pound (9.900 kg).

Từng được trang bị cho Không quân Hoàng gia (RAF) năm 1942 và tham gia các cuộc ném bom chiến lược trên chiến trường Châu Âu. Lancaster đã trở thành máy bay ném bom hạng nặng chủ lực của RAF, và RCAF (Không quân Hoàng gia Canada) và lực lượng không quân của một số nước châu u khác.

Lancasters có thể bay vào ban đêm nên rất lợi hại, đã được sử dụng cho nhiều chiến dịch oanh tạc đặc biệt, như vụ phá đập năm 1943 và đánh chìm tàu chiến Tirpitz, chiến hạm được coi là niềm kiêu hãnh của Hải quân Đức dài 251, rộng 36 mét, bốn tháp canh với nhiều đại bác 380 mm, có tầm hoạt động trong chu vi rộng tới 10.000 km mà không cần phải tiếp tế.

Tirpitz bị Avro Lancaster tấn công bất ngờ bằng loại bom năm tấn, bị lật sấp, chổng vó lên trời, làm cho gần nửa thuỷ thủ đoàn và binh lính bị chôn vùi dưới lòng đại dương sâu thẳm.

Với tải trọng bom lớn, phạm vi dài hơn so với B-17 hoặc B -24, Avro Lancaster thực sự làm lu mờ vai trò của các loại máy bay ném bom cùng thời như Handley Page Halifax và Short Stirling.

Đặc biệt là ném bom ban đêm trong Thế chiến II, với thành tích thả 608.612 tấn bom trong 156.000 phi vụ oanh kích. Hơn 7.000 chiếc Lancasters đã được chế tạo và chiếc cuối cùng đã bị thải loại vào năm 1960 sau khi được RCAF sử dụng cho nhiệm vụ trinh sát và tuần tra trên biển lần cuối.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại