6 thói quen giúp "phòng ngừa từ xa" bệnh ung thư

Nguyễn Trinh |

Việc chữa trị căn bệnh ung thư vô cùng khó khăn, tốn kém, để lại nhiều hệ lụy. Tốt nhất chúng ta nên "tránh xa" nó bằng phương châm "phòng bệnh hơn chữa bệnh".

Mới đây, Thời báo Life Times phỏng vấn trực tiếp 3 chuyên gia y tế gồm Giám đốc Trung tâm chuyên khoa Tiêu hóa-gan mật kiêm Phó giám đốc Bệnh viện Lực lượng Tên lửa Quân đội Trung Quốc Chu Đinh Hoa.

Trưởng Khoa Ung bướu Bệnh viện Nam Phương Vưu Trường Tuyên và Trưởng Khoa Ung bướu Bệnh viện Bắc Kinh Lưu Kinh Bình, họ đã chỉ ra 6 thói quen tốt giúp chúng ta "phòng ngừa từ xa" căn bệnh ung thư.

1. Vừa nghe nhạc vừa làm việc nhà

Tăng cường vận động theo quy luật có thể giúp chúng ta nâng cao thể chất, tăng cường miễn dịch, từ đó cũng góp phần nâng cao khả năng chống lại các căn bệnh ung thư của cơ thể.

Bí quyết giúp vận động thường xuyên theo quy luật trong cuộc sống thường ngày đó là làm công việc nhà. Các công việc như quét, dọn, lau nhà…giúp bạn thường xuyên vận động, đốt cháy mỡ thừa, kiểm soát trọng lượng cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.

6 thói quen giúp phòng ngừa từ xa bệnh ung thư - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Công việc nhà không phải là việc dễ làm, nhất là đối với cánh mày râu, nó giống như là "gánh nặng", để không có cảm giác nhàm chán, bạn có thể vừa nghe nhạc vừa dọn nhà, điều này có thể giúp cánh đàn ông hứng thú hơn, nó còn giúp bạn thư giãn, loại bỏ trạng thái căng thẳng do áp lực công việc cơ quan, công ty…

Tuy nhiên, làm việc nhà cũng chỉ ở mức vừa phải, không nên làm quá sức, đồng thời cũng không nên để công việc nhà trở thành gánh nặng, chỉ có duy trì tâm trạng vui vẻ làm việc nhà thì hiệu quả phòng bệnh mới cao.

2. Dùng trái cây và rau quả làm đồ ăn vặt

Với việc cơ thể nạp nhiều loại thực phẩm giàu năng lượng, đường và chất béo cao dễ dẫn đến bệnh béo phì, cao huyết áp… Đặc biệt, theo nhiều nghiên cứu cho thấy, ăn nhiều chất béo là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư đại trực tràng.

6 thói quen giúp phòng ngừa từ xa bệnh ung thư - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Để hạn chế vấn đề trên, chúng ta nên tăng cường nạp cenlulo vào cơ thể bằng cách tăng cường ăn rau xanh, hoa quả, cenlulo là tác nhân kích thích tiêu hóa, dọn dẹp các sản phẩm dư thừa và tạo khuôn cho phân ở ruột già.

Mỗi ngày không cần ăn nhiều, chỉ cần nửa củ cà rốt hoặc 1 quả táo là đủ. Ngoài ra, cũng có thể ăn thêm một số loại ngũ cốc.

3. Một tuần nên "ăn chay" một ngày

Khi chúng ta ăn quá nhiều thịt, trứng… thì cũng tăng nguy cơ mắc các bệnh như béo phì, cao huyết áp, mỡ máu, tiểu đường, vì vậy mỗi tuần nên ăn một ngày hoặc 3 bữa cơm không có thịt, đây là cách tốt nhất để kiểm soát trọng lượng cơ thể.

Trong những bữa ăn nói trên, chúng ta có thể ăn nhiều rau và các sản phẩm từ đậu tương để đảm bảo lượng đạm cho cơ thể.

Trong các ngày còn lại, mỗi ngày nên ăn khoảng 50-75gram thịt đỏ (thịt bò, lợn) và khoảng 50-100gram thịt trắng (gia cầm, cá).

4. Tận dụng thời gian tập thể dục thể thao

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Anh, mỗi ngày chỉ cần duy trì tập thể dục ở cường độ vừa phải trong thời gian nửa giờ với các môn như đi bộ, chạy bộ… giảm bớt tỷ lệ mắc bệnh ung thư.

Ngoài ra, chỉ cần đứng yên một chỗ cũng có thể phòng chống bệnh ung thư, vì vậy khi đứng gọi điện hoặc xem ti vi cũng là hành động giúp bạn tăng cường vận động, điều chỉnh hệ miễn dịch trong cơ thể.

6 thói quen giúp phòng ngừa từ xa bệnh ung thư - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Sau khi ăn tối nên tăng cường đi lại, không nên ăn xong là ngồi xem ti vi, điều đó không giúp cơ thể thư giãn mà tăng nguy cơ béo phì.

Đặc biệt những người làm công việc đòi hỏi ngồi nhiều như nhân viên văn phòng, thợ may…cần tăng cường đi lại sau bữa ăn để hóa giải sự mệt mỏi sau một ngày làm việc.

5. Hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn

Trong đồ ăn sẵn chứa nhiều nitrit, loạt chất được sử dụng phổ biến trong việc bảo quản thức ăn chế biến sẵn, giúp sản phẩm tươi lâu, màu sắc bắt mắt.

Tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu cho thấy, nitrit trong cơ thể con người sẽ được chuyển thành nitrosamines, đây là thủ phạm gây ra hơn 10 loại ung thư như ung thư thực quản, ruột, gan, dạ dày

Ngoài ra, nên hạn chế ăn mặn, điều này cũng có lợi cho sức khỏe, ăn nhiều muối có thể gây bệnh thận, huyết áp cao… Nếu muốn tăng hương vị của rau, chúng ta có thể thêm một số gia vị khác, chẳng hạn như tiêu, tỏi, gừng…

6. Hạn chế uống rượu, không hút thuốc lá

Hạn chế việc uống rượu sẽ có lợi cho sức khỏe, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Còn hút thuốc gây ra khoảng 85% số ca tử vong do ung thư phổi, 80% ung thư vòm họng, 75% tử vong do ung thư thực quản, 45% tử vong do ung thư bàng quang, 30% ung thư cổ tử cung và tụy, 20% ung thư dạ dày.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, sau khi bỏ thuốc lá một năm, nguy cơ mắc các bệnh ung thư giảm xuống 50%, sau 15 năm, ảnh hưởng của khói thuốc lá đối với cơ thể gần như được loại bỏ hoàn toàn.

Khi không tham gia hoạt động tiệc tùng, hội nghị thì bạn không nên uống rượu, cũng không nên mượn rượu giải sầu hoặc lấy cớ "nhậu" để hóa giải áp lực công việc.

Rèn luyện được những thói quen sinh hoạt bổ ích, chính là hành động đúng đắn để phòng ngừa bệnh ung thư.

*Theo Sohu

Xem thêm:

Bài tập tốt nhất để có vòng 3 đẹp lý tưởng

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại