5 nền văn minh tiến bộ đã lụi tàn cả ngàn năm vẫn khiến các nhà khoa học điên đầu

Mỹ Huyền |

Bất chấp nỗ lực của các nhà khảo cổ và sử gia, sự sụp đổ một số nền văn minh trong lịch sử loài người vẫn là ẩn số.

Dưới đây là 5 nền văn minh tiêu biểu dường như đã biến mất mà không để lại bất kỳ manh mối nào cho hậu thế:

1. Maya

5 nền văn minh tiến bộ đã lụi tàn cả ngàn năm vẫn khiến các nhà khoa học điên đầu - Ảnh 1.

Được cho là nền văn minh tiến bộ nhất Tân thế giới thời kỳ Tiền Colombo, người Maya xây những thành phố bằng đá trong các khu rừng ở miền Nam Mexico và Trung Mỹ. Đó là những phức hợp hoàn chỉnh với quảng trường, cung điện, kim tự tháp và sân bóng.

Người Maya cũng nổi tiếng với hệ chữ tượng hình riêng biệt, toán học, thiên văn học, tính toán lịch và kỹ thuật kiến trúc . Nền văn minh Maya phát triển đến đỉnh cao vào giai đoạn năm 250 – 990 sau Công nguyên.

Sự chấm dứt của nền văn minh này là một trong những bí ẩn lớn nhất lịch sử. Các thành phố bỗng chốc bị bỏ hoang và xóa sổ cùng với các tiến bộ kỹ thuật. Hàng chục giả thuyết xuất hiện để giải thích điều gì đã xảy ra.

Ví dụ, một số nhà sử học cho rằng đã xảy ra hạn hán lớn, khởi đầu cho sự sụp đổ của xã hội Maya. Một số khác lại đổ lỗi cho dịch bệnh hoặc một cuộc nổi dậy của nông dân, chiến tranh liên miên giữa các thành bang, hay con đường giao thương giữa các thành phố bị cắt đứt…

Một vài giả thuyết kết hợp nhiều nguyên nhân. Mặc dù bị phân tán, người Maya không bao giờ biến mất. Ngày nay, hàng triệu hậu duệ của người Maya vẫn sống trong khu vực của tổ tiên họ xưa kia.

2. Văn minh sông Ấn

5 nền văn minh tiến bộ đã lụi tàn cả ngàn năm vẫn khiến các nhà khoa học điên đầu - Ảnh 2.

Cư dân nền văn minh sông Ấn bắt đầu xây dựng các khu định tư tại khu vực ngày nay là Ấn Độ và Pakistan từ 8000 năm trước, biến họ trở thành một trong những nền văn minh sớm nhất của nhân loại.

Đến thế kỷ 3 trước Công nguyên, họ sinh sống trên diện tích gần 1 triệu kilomet vuông – nhiều hơn nhiều những người đương thời nổi tiếng ở Ai Cập và Lưỡng Hà – và chiếm khoảng 10% dân số thế giới.

Quá trình phát triển của nền văn minh này chưa được giải mã. Các thành phố của dân cư sông Ấn có hệ thống vệ sinh có một không hai cho đến tận thời La Mã. Tuy nhiên, vào khoảng 1900 trước Công nguyên, Văn minh sông Ấn hay còn gọi là Văn hóa Harappa đã sụp đổ nhanh chóng.

Người dân rời bỏ các thành phố và di cư đến khu vực Đông Nam. Ban đầu, các học giả tin rằng một cuộc xâm lược của người Aryan từ phương Bắc đã đẩy Văn minh sông Ấn đến cái kết. Tuy nhiên, giả thuyết này không còn phổ biến ngày nay.

Nghiên cứu gần đây cho thấy, chu kỳ gió mùa vốn ổn định đã dừng lại trong hai thế kỷ, khiến người dân không thể hoạt động nông nghiệp. Các yếu tố khác, như động đất hay sự bùng phát dịch sốt rét, dịch tả, cũng được cho là có ảnh hưởng.

3. Anasazi

5 nền văn minh tiến bộ đã lụi tàn cả ngàn năm vẫn khiến các nhà khoa học điên đầu - Ảnh 3.

Tại vùng Four Corner khô cằn của Tây Nam nước Mỹ ngày nay, vẫn còn dấu tích của những ngôi nhà Anasazi được xây trong vách đá từ thế kỷ 12 và 13, một số cái có hàng trăm căn phòng.

Không công trình nào ở Mỹ cao hơn những ngôi nhà này cho đến khi tòa nhà chọc trời đầu tiên được xây vào thập niên 1880.Nhưng, những ngôi nhà vách đá được ưa chuộng không lâu và cái kết của nó cũng không hay ho gì.

Các nhà nghiên cứu phát hiện dấu tích của các vụ thảm sát và ăn thịt người.Đồng thời bằng chứng về tình trạng phá rừng, vấn đề về nước và hạn hán lâu dài, khiến nhiều người tin đó là căn nguyên của hàng loạt vụ bạo lực. Biến động tôn giáo và chính trị có thể đã khiến tình hình thêm hỗn loạn.

Cuối cùng, người Anasazi buộc phải rời quê hương mình, chạy trốn đến phía Nam vào khoảng thế kỷ 13. Hậu duệ hiện đại của họ là tộc Hopi và Zuni. Một số hậu duệ không thích cái tên "Anasazi", thay vào đó họ gọi là "tổ tiên Puebloans".

4. Văn minh ở đảo Phục Sinh

5 nền văn minh tiến bộ đã lụi tàn cả ngàn năm vẫn khiến các nhà khoa học điên đầu - Ảnh 4.

Khởi đầu bằng những con thuyền vào khoảng năm 300 – 1200, bằng một cách nào đó người Polynesia đã tìm đến và định cư tại đảo Phục Sinh – một trong nơi xa xôi nhất thế giới, cách bờ biển Chile hơn 3700 km về phía Tây.

Thần kỳ hơn, dù không có bánh xe và động vật lớn, họ vẫn có thể dựng nên hàng trăm bức tượng đá khổng lồ, gọi là "moai". Bức tượng lớn nhất cao 9.8 m và nặng 80 tấn. Một moai khác có biệt danh là "El Gigante" cao xấp xỉ 22 m và nặng ít nhất 145 tấn, nhưng nó chưa bao giờ ra khỏi mỏ.

Thế nhưng, đến những năm 1800, mọi bức tượng đều bị đánh ngã, dân cư tan rã và những người lãnh đạo cùng các thầy tu trên đảo cũng bị lật đổ.

Dựa vào phân tích mảnh than và phấn hoa trong các lõi trầm tích, các nhà khoa học phát hiện dân đảo Phục Sinh đã đốn đến cái cây cuối cùng và loài chuột đã ăn hạt giống trước khi rừng có thể tái nảy mầm.

Loại trừ khả năng thảm thực vật thu hẹp do làm dây thừng, thuyền đi biển hay đốt cỏ làm nhiên liệu, thảm họa sinh thái này có thể đã mở ra một thời kỳ nạn đói khủng khiếp diễn ra liên tục và nội chiến.

Năm 1722, những người châu Âu đầu tiên mới đặt chân lên đảo Phục Sinh và lập tức bắn chết một số dân bản địa. Vào những năm 1870, nhiều đợt dịch đậu mùa và một cuộc tấn công lớn của nô lệ Peru làm giảm xuống chỉ còn khoảng 100 người dân bản địa.

5. Người Vikings ở Greenland

5 nền văn minh tiến bộ đã lụi tàn cả ngàn năm vẫn khiến các nhà khoa học điên đầu - Ảnh 5.

Theo những bài dân ca Iceland, Erik Đỏ đã dẫn một đội gồm 25 con tàu đến xâm chiếm Greenland vào khoảng năm 985, không lâu sau khi ông bị trục xuất khỏi Iceland vì tội ngộ sát.

Sau khi thiết lập hai thuộc địa – khu định cư lớn hơn ở phía Đông và nhỏ hơn ở phía Tây – người Vikings bắt đâu chăn thả dê, cừu và trâu bò, xây dựng những nhà thờ đá vẫn còn đến ngày nay, săn bắn tuần lộc và hải cẩu.

Trong hàng trăm năm, dân số của họ tăng lên khoảng 5000 người. Tuy nhiên, khi một đoàn thám hiểm truyền giáo đến Greenland năm 1721, dự định cải đạo những người ở đây sang đạo Tin Lành, người ta chỉ còn thấy những đống đổ nát.

Các nhà khảo cổ xác định khu định cư phía Tây sụp đổ vào khoảng năm 1400 và khu định cư phía Đông bị bỏ hoang vài thập kỷ sau đó. Gần như chắc chắn sự khởi đầu của một thời kỳ tiểu băng hà vào thế kỷ 14 là một yếu tố dẫn đến sự biến mất bí ẩn của người Vikings ở Greenland.

Nó tạo ra băng biển ngăn chặn con đường ra vào Greenland, rút ngắn mùa gieo trồng và mùa sinh trưởng. Tồi tệ hơn, thị trường xuất khẩu mặt hàng chính của người Greenland là ngà hải mã sụp đổ. Không ai biết tại sao nhưng đó là đòn chí tử đối với cộng đồng ở đây.

Một số sử gia tin rằng, họ đơn thuần đóng gói và trở về Iceland hoặc Scandinavia. Trong khi số khác lại nghĩ, người Vikings Greenland chết đói, không chống chịu nổi bệnh dịch hạch hoặc bị tiêu diệt bởi người Inuit – đến Canada vào khoảng năm 1200.

Dù sao người Vikings cũng không phải cộng đồng duy nhất sụp đổ trên Greenland. Có ít nhất ba nhóm người đã biến mất ở hòn đảo này, trong đó có người Dorset, từng có thời gian ngắn sống chung đảo với người Vikings và Inuit.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại