29 năm Hồng Lâu Mộng (1987): Vẫn có một nỗi sầu tới tận thiên thu...

Pa Dun |

Đã gần 30 năm trôi qua nhưng những nỗi buồn man mác mà bộ phim Hồng Lâu Mộng mang lại vẫn khiến nhiều người phải thổn thức.

Nhắc tới những tác phẩm kinh điển của điện ảnh Trung Hoa người ta không thể nào bỏ qua Hồng Lâu Mộng 1987, Tây Du Ký 1986...

Ra đời cách đây 30 năm dựa trên nguyên tác của tác giả Tào Tuyết Cần, Hồng Lâu Mộng đã khiến nhiều người phải ôm trong lòng những nỗi buồn không có hồi kết.

29 năm Hồng Lâu Mộng (1987): Vẫn có một nỗi sầu tới tận thiên thu... - Ảnh 1.

Phim được đạo diễn Vương Phù Lâm dàn dựng và khởi quay năm 1984, phát sóng năm 1987 và được khán giả quen gọi là Hồng Lâu Mông phiên bản 1987, để phân biệt với các phiên bản khác trước và sau này.

Đây là một bộ phim có tỷ lệ người xem phá vỡ kỷ lục thể loại phim truyền hình mọi thời đại lúc bấy giờ, trở thành tác phẩm truyền hình kinh điển của điện ảnh Trung Quốc mà khó có phiên bản nào có thể qua mặt.

Ngay đến các diễn viên thể hiện các nhân vật trong phim cũng gây ấn tượng sâu sắc với người xem, đến nỗi họ trở thành đóng đinh trong tâm trí khán giả hâm mộ.

Niềm tự hào của điện ảnh Trung Hoa

Hồng Lâu Mộng bản 1987 do đạo diễn Vương Phù Lâm dàn dựng và khởi quay năm 1984, lên sóng truyền hình Trung Quốc năm 1987 đã tạo nên một kỳ tích trong làng phim ảnh lúc bấy giờ.

Nhờ thành công vượt kỳ vọng, Hồng Lâu Mộng đã trở thành bộ phim kinh điển nhất và cho tới nay vẫn không có phiên bản nào có thể vượt qua.

Bộ phim quy tụ hơn 213 nhân vật nữ từ cao sang quyền quý tới các tiểu thư khuê các và các tầng lớp hạ lưu. Với dàn diễn viên "khủng", Hồng Lâu Mộng trở thành bộ phim có số lượng người tham gia đông nhất từ trước tới giờ.

Rất nhiều nữ diễn viên đã thành danh nhờ góp mặt trong bộ phim đình đám này như Trần Hiểu Húc – Lâm Đại Ngọc, Trương Lợi – Tiết Bảo Thoa, Đặng Tiệp – Vương Hy Phượng….

Hồng lâu mộng lấy bối cảnh xã hội phong kiến Trung Quốc trên đường suy tàn. Bộ phim dài 36 tập, được chỉ đạo bởi đạo diễn Vương Phù Lâm cùng với sự tham gia sản xuất, chế tác của rất nhiều nhà nghiên cứu Hồng Lâu Mộng.

29 năm Hồng Lâu Mộng (1987): Vẫn có một nỗi sầu tới tận thiên thu... - Ảnh 2.

Trong đó không thể không nhắc tới sự đóng góp giúp đỡ của bậc tiền bối tinh thông sử sách: Khải Công, Thẩm Tòng Văn, Vương Côn Luân … trong khâu cố vấn và tuyển chọn diễn viên.

Hồng lâu mộng là bức tranh hiện thực về xã hội phong kiến Trung Quốc trên con đường suy tàn. Xã hội Trung Quốc khi ấy được phủ một lớp màu hào nhoáng tôn nghiêm và nề nếp. Nhưng điều cay đắng, thực chất phía trong nó lại là xã hội thượng lưu lại chứa đầy những bất công, xảo trá, dâm ô và lừa lọc.

Trong cái xã hội tưởng chừng đầy tôn nghiêm ấy lại tồn tại những mối quan hệ tàn nhẫn giữa chính con người với nhau. Để sống, để kiếm lợi họ sẵn sàng chà đạp lên người khác.

Hồng Lâu Mông (1987) tập trung khai thác câu chuyện tình duyên trắc trở giữa hai anh em con cô con cậu: Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc. Và từ đó mô tả cuộc sống nhiều mặt của một đại gia đình quý tộc đời Minh từ lúc cực thịnh cho đến lúc suy vi trong vòng tám năm.

29 năm Hồng Lâu Mộng (1987): Vẫn có một nỗi sầu tới tận thiên thu... - Ảnh 3.

Mặc dù phiên bản gốc của tiểu thuyết kéo dài đến 120 hồi nhưng phiên bản điện ảnh chỉ kéo dài 36 tập với 36 hồi tiêu biểu. Về cơ bản nội dung của Hồng lâu mộng bản truyền hình đều được giữ đúng theo nguyên tác. Thậm chí, lời thoại của bộ phim còn được giữ nguyên vẹn nhằm tạo sự chân thực.

Điểm khác biệt duy nhất của tiểu thuyết và bản truyền hình có lẽ là nếu bản phim kết thúc là khi gia tộc họ Giả suy sụp thì trong phiên bản tiểu thuyết còn kéo dài sang các hồi gia tộc này được vua ban lại chức tước, thế tập và quay lại thời hưng thịnh ngày xưa.

Vẫn còn đó mối tình buồn tới cả vạn năm...

Vì con gái của Giả Chính là Nguyên Xuân được vua phong là Nguyên phi nên để mỗi lần về tỉnh thân, phủ Vinh quốc cho xây dựng vườn Đại quan cực kì tráng lệ huy hoàng.

Khu vườn Đại quan này chỉ dành cho 12 cô tiểu thư xinh đẹp của hai phủ Vinh và phủ Ninh lui tới vui chơi.

29 năm Hồng Lâu Mộng (1987): Vẫn có một nỗi sầu tới tận thiên thu... - Ảnh 4.

Và Giả Bảo Ngọc là nam nhân duy nhất được lui tới đây. Cũng ở nơi này, Giả Bảo Ngọc gặp gỡ Lâm Đại Ngọc và nảy sinh tình cảm.

Tuy nhiên, mối duyên tình này lại không nhận được sự đồng ý của mọi người. Lâm Đại Ngọc là người con gái dung mạo tuyệt sắc, là một tâm hồn thi phú đích thực nhưng vô cùng nhạy cảm và mảnh mai, lại cám cảnh ăn nhờ ở đậu nên tính tình càng thêm sầu bi, cô độc.

29 năm Hồng Lâu Mộng (1987): Vẫn có một nỗi sầu tới tận thiên thu... - Ảnh 5.

Có lẽ vì thế, Lâm Đại Ngọc như cành sương sớm mai mỏng manh, yếu đuối. "Nàng mỏng manh như những cành liễu bên hồ với những ngón tay búp măng và đặc biệt đôi mắt luôn đượm sầu".

Chỉ cần nhìn thấy một giọt mưa thu hay cành liễu quay ngang đều bi thương.

Chính vì thế, nàng mong Bảo Ngọc không phải theo đuổi quan trường chạy theo phú quý làm gì.

Đối ngược với Đại Ngọc là Bảo Thoa, một mỹ nhân đài các, sắc sảo, đức hạnh theo đúng khuôn phép chuẩn mực phong kiến lại luôn khuyến khích Bảo Ngọc học hành đỗ đạt.

29 năm Hồng Lâu Mộng (1987): Vẫn có một nỗi sầu tới tận thiên thu... - Ảnh 6.

Cũng như nhiều chàng trai trẻ, ban đầu Bảo Ngọc còn phân vân giữa tình cảm của Bảo Thoa và Lâm Đại Ngọc nhưng sau đó anh nhận ra rằng tình yêu thì chỉ có một và quyết định sẽ lấy Đại Ngọc làm vợ.

Nhưng chuyện tình yêu của Đại Ngọc và Bảo Ngọc gặp phải sự phản đối của gia đình. Do mắc trọng tội với triều đình, gia đình họ Giả gặp phải cảnh phân li. Nhằm cứu gia tộc, chị dâu Bảo Ngọc là Phương Thư đã quyết định tráo hôn.

Vì quá đau khổ khi người yêu là Bảo Ngọc lấy Bảo Thoa, Lâm Đại Ngọc đã vì tương tư mà ra đi.

Kết thúc bộ phim là một khúc nhạc ai oán cho cuộc sống vương giả như mây tan bèo dạt.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại