2 triệu người chết mỗi năm vì 1 thói quen xấu đang phổ biến ở dân văn phòng

Trần Quỳnh |

Mặc dù được cảnh báo thói quen này có thể là "vấn đề gây nguy hại sức khỏe mang tính toàn cầu", nhưng đây vẫn là việc làm thường thấy ở nhiều người.

Một nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà khoa học thuộc Đại học Queensland đã phát hiện, ngồi lâu trong 1 tiếng có tác hại tương đương với việc hút 2 điếu thuốc lá và làm giảm 22 phút tuổi thọ.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng từng chỉ rõ, ngồi lâu là một trong những thói quen đặc biệt nguy hiểm. Theo thống kê của tổ chức này, mỗi năm trên thế giới có hơn 2 triệu người chết vì những nguy hại do ngồi lâu gây ra.

Theo dự đoán, tính đến năm 2020, thế giới sẽ có 70% các loại bệnh do ngồi lâu gây ra. Chủ tịch Ủy ban Y tế và Kế hoạch hóa gia đình Trung Quốc, chuyên gia về giáo dục sức khỏe, giáo sư Hồng Chiêu Quang cũng thể hiện sự quan ngại đối với tình trạng này: "Ngồi lâu đã trở thành một vấn đề gây nguy hại cho sức khỏe mang tính toàn cầu".

1 thói quen - 11 tác hại

Dựa trên nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới, thói quen ngồi lâu và ít vận động có thể trực tiếp đưa tới hoặc là một trong những nguyên nhân gây ra các chứng bệnh dưới đây:

1. Bệnh về mắt

Khi ngồi trước máy tính trong thời gian lâu, mắt của chúng ta buộc phải nhìn trong khoảng cách quá gần. Điều này khiến cơ mi mắt luôn trong trạng thái căng thẳng, làm thủy tinh thể có xu hướng lồi ra để thích ứng nhìn vật gần.

Nếu mắt thường xuyên phải hoạt động ở trạng thái căng thẳng liên tục trong một thời gian dài, thị lực của bạn có nguy cơ bị suy giảm nghiêm trọng.

2. Thoái hóa đốt sống cổ

Kết quả điều tra được tiến hành trên 300 trường hợp mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ tại Bệnh viện số 3 Đại học Bắc Kinh cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân dưới 40 tuổi chiếm tới 48,1% tổng số ca bệnh, số người bệnh là nam giới cao hơn nữ giới là 3%.

Chưa dừng lại ở đó, các bác sĩ tại Bệnh viện số III thuộc Đại học Bắc Kinh còn nhận thấy các bệnh nhân mắc thoái hóa đốt sống cổ chủ yếu thuộc tầng lớp lao động trí thức và có thời gian ngồi lâu. Trong số đó, 7 ngành nghề có số bệnh nhân cao nhất gồm: Nhân viên tài vụ, công nhân dây chuyền sản xuất, giáo viên, thiết kế, công nghệ thông tin, nhân viên điều khiển máy móc.

3. Bệnh tim

Khi duy trì trạng thái ngồi lâu và ít vận động, cơ thể của chúng ta tiêu thụ rất ít chất béo, máu lưu thông tương đối chậm, những acid béo đọng lại trong mạch máu có khả năng làm gia tăng các bệnh lý về tim mạch.

Nghiên cứu của Đại học Nam Carolina Mỹ còn phát hiện, so với những người ngồi lâu khoảng 11 tiếng mỗi tuần thì nhóm người ngồi lâu quá 23 tiếng/tuần có nguy cơ tử vong vì bệnh tim cao hơn 64%.

4. Thoát vị đĩa đệm

Các nghiên cứu cho thấy, việc duy trì tư thế ngồi trong thời gian dài sẽ khiến áp lực đĩa đệm đốt sống thắt lưng phải chịu cao gấp 6 lần lúc nằm ngửa. Đặc biệt, nếu ngồi sai tư thế thì áp lực này sẽ còn tăng lên tới 11 lần.

Hơn nữa, ngồi làm việc trong thời gian quá lâu mà không vận động sẽ khiến các cơ ở lưng luôn ở trạng thái bị kéo căng, dễ gây tổn thương cơ eo, làm suy yếu tính cố định của xương sống thắt lưng và dẫn tới thoát vị đĩa đệm.

2 triệu người chết mỗi năm vì 1 thói quen xấu đang phổ biến ở dân văn phòng - Ảnh 1.

Ngồi quá lâu trong thời gian dài sẽ khiến bạn lập tức cảm thấy đau mỏi. Nhưng những hệ lụy phía sau đó lại nguy hiểm hơn nhiều. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).

5. Bệnh trĩ

Khi bạn giữ tư thế ngồi quá lâu, tốc độ lưu thông máu ở bụng sẽ bị giảm xuống. Điều này khiến máu tĩnh mạch ở chi dưới không thể lưu thông bình thường, gây cản trở tuần hoàn máu.

Dưới tình huống này, tĩnh mạch trực tràng có nguy cơ bị suy giãn, gây tích tụ máu hình thành búi tĩnh mạch và hình thành búi trĩ.

7. Tắc động mạch chi dưới

Như đã đề cập ở trên, thói quen ngồi lâu, ít vận động sẽ làm chậm tốc độ lưu thông máu chi dưới, từ đó tăng nguy cơ tắc động mạch ở vùng này.

Một báo cáo nghiên cứu của Hội hoàng gia London (Anh) đã chỉ ra rằng, những người có thói quen ngồi nguyên một tư thế trong hơn 3 tiếng mỗi tuần có nguy cơ mắc bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới gấp 3 lần người bình thường.

8. Bệnh tiểu đường

Đến từ Đại học Leicester (Anh), các nhà nghiên cứu tại đây đã phát hiện, thói quen ngồi lâu có thể làm tăng 112% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp II.

Nguyên nhân bắt nguồn từ việc chất béo tích tụ ở bụng dưới và phần eo gây béo phì, làm rối loại sự chuyển hóa và tăng nguy cơ mắc tiểu đường.

9. Bệnh Alzheimer

Sự hoạt động của các cơ có vai trò thúc đẩy máu truyền lên não, đồng thời thúc đẩy đại não giải phóng các chất hóa học giúp tăng cường các hoạt động của cơ quan này.

Bởi vậy, thói quen ngồi lâu, ít vận động sẽ khiến các hoạt động bên trong cơ thể chúng ta có xu hướng chậm lại, trong đó bao gồm cả hoạt động của đại não.

Một nghiên cứu do Đại học California Mỹ phân tích đã chỉ ra, ngồi lâu cũng là một nhân tố quan trọng làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

2 triệu người chết mỗi năm vì 1 thói quen xấu đang phổ biến ở dân văn phòng - Ảnh 2.

Thói quen ngồi quá lâu sẽ gây ảnh hưởng tới hoạt động của não bộ và làm tăng nguy cơ mắc bệnh đãng trí tuổi già. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).

10. Bệnh ung thư

Theo phát hiện của các nhà khoa học Đức, thói quen ngồi lâu có liên quan trực tiếp tới việc tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột kết, ung thư vú và ung thư nội mạc tử cung.

Nguyên nhân là bởi số lượng tế bào miễn dịch trong cơ thể tăng có xu hướng lên theo tần suất hoạt động của con người. Trong khi đó, ngồi lâu không vận động sẽ tế bào miễn dịch giảm sút.

Một khảo sát của Nhật cũng cho thấy, phần lớn các bệnh nhân ung thư dạ dày đều có chung một đặc điểm đó là ăn quá no và ngồi lâu ít vận động.

11. Dẫn tới tàn tật

Mới đây, một nghiên cứu khảo sát trên 2286 người được tiến hành bởi Viện Y học Feinberg thuộc Đại học Northwestern Mỹ đã phát hiện, ngồi lâu sẽ làm tăng nguy cơ dẫn tới tàn tật ở người già.

Nghiên cứu này có đưa ra ví dụ, nếu một phụ nữ 65 tuổi mỗi ngày ngồi hơn 12 tiếng đồng hồ có 6% nguy cơ dẫn tới tàn tật và con số này ở một người phụ nữ 65 tuổi mỗi ngày ngồi hơn 13 tiếng đồng hồ sẽ là 9%.

Kiến nghị của chuyên gia: Cách 30 phút nên đứng dậy một lần

2 triệu người chết mỗi năm vì 1 thói quen xấu đang phổ biến ở dân văn phòng - Ảnh 3.

Tiến hành vận động ngay trong quá trình ngồi làm việc sẽ có lợi hơn gấp nhiều lần so với việc ngồi lâu vài tiếng mới vận động. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).

Tiến sĩ Emma Wilton đến từ Đại học Leicester (Anh) phân tích, đối với những người làm các công việc yêu cầu ngồi lâu, ngay cả khi dành ra thời gian vận động đều đặn mỗi ngày sau giờ làm việc thì họ vẫn có nguy cơ phải đối mặt với các vấn đề về sức khỏe cao hơn những người làm các công việc cần vận động nhiều.

Bời lẽ, thói quen ngồi lâu trong thời gian dài sẽ làm thay đổi enzyme trong cơ thể, dẫn tới các vấn đề như đường huyết tăng cao. Loại ảnh hưởng này xảy ra gần như tức thời, vì vậy nếu đợi hết một ngày làm việc mới bắt đầu vận động thì không thể mang lại tác dụng bảo vệ cao đối với cơ thể.

Vì vậy, Tiến sĩ Emma Wilton kiến nghị: Thay vì chỉ tiến hành vận động sau khi đã ngồi suốt một thời gian dài, chúng ta có thể đứng lên đi lại cứ 30 phút một lần để giảm nguy cơ mắc các bệnh lý nêu trên.

*Theo Sina

Xem thêm:

Ngồi lâu béo bụng, dân văn phòng dễ mắc bệnh gì?

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại