150 phụ nữ bị bác sĩ lạm dụng tình dục: Dù công lý đã được thực thi...

Thanh Tùng |

Dù công lý đã được thực thi, thì tâm lý của nạn nhân có bị ảnh hưởng hay không vẫn còn là dấu hỏi lớn, và vấn đề này đã được nhiều nhà chuyên môn tâm lý bàn thảo.

Công lý đã được thực thi...

Dư luận Mỹ đang dần "nguôi ngoai" sau vụ án chấn động xử Lawrence B. Nassar, cựu bác sĩ của Liên đoàn Thể dục dụng cụ Mỹ, bị 150 nữ vận động viên tố cáo xâm hại tình dục. Y đã bị tuyên nhiều mức án từ 40 đến 175 năm tù giam, và vì vậy, thẩm phán Rosemarie Aquilina đã nói trong lời tuyên án: "Tôi vừa ký án tử cho ông"!

Cuối cùng tấn bi kịch đã kết thúc, những mảng đen tối kéo dài nhiều năm, bao trùm lên số phận những nữ VĐV - trong đó có nhiều VĐV Olympic đỉnh cao của Mỹ - cũng đã hạ màn.

Đây được xem là câu chuyện có một không hai khi hơn 150 phụ nữ trẻ tố cáo tên bác sĩ đồi bại, kể về những lúc họ bị lạm dụng tình dục trước tòa, và trước sự theo dõi của toàn thế giới.

"Tôi chẳng thể nào nghĩ ra được một kịch bản nào đáng sợ hơn thế," - Tiến sĩ Elaine Ducharme, nhà tâm lý học tại Glastonbury, Conn, chuyên gia điều trị cho những nạn nhân bị sang chấn tâm lý trong vụ án này - đưa ra bình luận.

"Để quan tòa có thể chấp nhận lắng nghe và chấp nhận câu chuyện của họ thật sự có giá trị và không nghĩ lời khai của họ chỉ là những tưởng tượng vô căn cứ, hậu quả sau sang chấn tâm lý, những nạn nhân này cần phải được giảm nhẹ và xoa dịu, cũng như được điều trị tốt về mặt tâm lý".

150 phụ nữ bị bác sĩ lạm dụng tình dục: Dù công lý đã được thực thi... - Ảnh 1.

Rachael Denhollander là một trong những nạn nhân đầu tiên đến tòa tố cáo bác sĩ Larry Nassar

Tiến sĩ Ducharme và các chuyên gia khác cho biết, vì những vụ án như thế này thực sự rất hiếm, thậm chí là chưa từng có.

Do vậy, để vén bức màn bí mật phủ lên tấn bi kịch này, những nạn nhân cần phải thuật lại một cách chi tiết câu chuyện của mình - ngay cả những chi tiết khủng khiếp mà họ cần phải can đảm vượt qua nỗi khiếp sợ của chính mình để đối mặt với quan tòa và kể lại mọi thứ. 

Từ đó, một vấn đề đã được nhiều nhà chuyên môn đặt ra sau đó: Có nên yêu cầu nạn nhân kể lại chi tiết mọi thứ khi mọi chuyện chỉ vừa mới xảy ra hay không?

Công lý có giúp giảm nhẹ sang chấn tâm lý?

"Có một giả thuyết cho rằng, các sang chấn tâm lý sẽ được chữa lành khi nạn nhân kể chuyện" - Nadine Wathen, nhà nghiên cứu tại trường đại học thuộc Trung tâm Nghiên cứu và giáo dục chống bạo hành phụ nữ và trẻ em Western Ontario, nhận định. 

"Mỗi người phụ nữ đều có trải nghiệm và cảm nhận riêng về lạm dụng tình dục - tất cả nạn nhân đều phải chiến đấu với những tổn thương tâm lý mắc phải", Nadine Wathen thêm.

Năm 2009, nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Wathen đã tiến hành khảo sát về những tác động tâm lý đối với những người phụ nữ bị bạo hành phải vào phòng cấp cứu và phòng khám bằng bảng câu hỏi điều tra ngắn gọn, kín đáo.

Những người khảo sát thu nhận được kết quả từ bảng câu hỏi trước khi gặp mặt những người phụ nữ này và tư vấn cho họ dựa trên những thông tin được cung cấp; nghiên cứu đã theo sát những người phụ nữ này trong hơn 18 tháng.

Kết quả thu được từ những bảng câu hỏi không ghi nhận được sự khác biệt giữa những người phụ nữ khác nhau, mặc dù mỗi người có tình trạng sức khỏe khác nhau.

150 phụ nữ bị bác sĩ lạm dụng tình dục: Dù công lý đã được thực thi... - Ảnh 2.

Bác sĩ Nassar bị kết án 40 đến 175 năm.

Trong khi đó, nhiều hiều nghiên cứu đã chứng minh rằng những cuộc thẩm vấn thường không gây ra các triệu chứng sau sang chấn tâm lý ở hầu hết mọi người, nhưng có thể khiến cho một vài người trở nên trầm trọng hơn. 

Việc thẩm vấn nạn nhân bắt buộc họ phải kể lại chi tiết mọi thứ khi mọi chuyện chỉ vừa mới xảy ra được cho là không cần thiết, và không có ích lợi trong điều trị sang chấn tâm lý.

"Thật khó tin vào các kết quả của dữ liệu vừa thu thập," - Giáo sư Richard McNally, giáo sư tâm lý học tại trường đại học Harvard cho biết. "Nhưng bạn sẽ không bao giờ biết được sự ảnh hưởng của những can thiệp cho đến khi thực hiện chúng".

Tốt nhất là hãy để các nạn nhân tự kể lại câu chuyện của mình vào thời điểm mà họ muốn - các nhà trị liệu cho biết.

Cũng có những nạn nhân, cảm thấy khuây khỏa khi kể lại chuyện của họ, dù là họ kể trong nhóm nhỏ lấy lời khai, hay trực tiếp giáp mặt kẻ thủ ác trước phiên tòa đều có thể giúp họ giảm bớt sang chấn tâm lý, nhưng đó vẫn không phải là giải pháp. 

Thường người ta nghĩ rằng, khi thấy công lý được thực thi sẽ giúp các nạn nhân cảm thấy phần nào nhẹ nhõm, sang chấn tâm lý được giảm nhẹ, và nhất là niềm tin của họ được củng cố. Nhưng công lý không hẳn là lúc nào cũng mang lại sự giảm nhẹ trong điều trị sang chấn tâm lý, các nghiên cứu chứng minh. Còn tùy thuộc vào loại sang chấn tâm lý mà họ đang mắc phải.

Trong một nghiên cứu trên những nạn nhân bị tra tấn, bác sĩ Metin Basoglu, giáo sư tâm thần học tại Trung tâm nghiên cứu hành vi và liệu pháp Istanbul phát hiện rằng, các triệu chứng sang chấn tâm lý sau tổn thương và trầm cảm không phụ thuộc vào cảm nhận của nạn nhân khi thấy công lý được thực thi.

"Làm chứng trước tòa dù mang lại lợi ích về mặt pháp lý nhưng không thật sự cần thiết trong điều trị tâm lý, vì nạn nhân sẽ phải tiếp xúc với nhiều yếu tố tại tòa khiến cho họ trở nên trầm trọng hơn," - bác sĩ Basoglu cho biết.

 * Theo Nytimes

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại