13 bức ảnh nổi tiếng hóa ra là trò lừa đảo

Thanh Hà |

Phần mềm Adobe Photoshop đã được phát hành vào năm 1990 và kể từ đó nhiệm vụ tìm hiểu xem một bức ảnh là thật hay giả cũng khó khăn hơn. Mọi người vẫn mặc định tất cả các bức ảnh chụp trước năm 1990 đều là thật, tuy nhiên đôi khi “nghệ thuật chỉ là ánh trăng lừa dối”.

1. Nàng tiên trong rừng

13 bức ảnh nổi tiếng hóa ra là trò lừa đảo - Ảnh 1.

Bức ảnh thú vị này được tạo ra bởi 2 người chị em: Frances Griffiths và Elsie Wright. Bức ảnh khiến tác giả nổi tiếng của tiểu thuyết Sherlock Holmes - Arthur Conan Doyle tin vào sự tồn tại của các nàng tiên.

Bức ảnh được chụp vào năm 1917 Doyle cũng là một nhà tâm linh, khi bạn bè cho ông xem bức ảnh này, ông đã rất thích thú. Doyle lập tức gọi ngay cho bạn mình, một chuyên gia từ Kodak để tìm hiểu xem bức ảnh đó có thật hay không.

Sự thật chỉ được tiết lộ vào năm 1983, các cô gái năm nào đã tiết lộ bí mật về bức ảnh "Forest Fairies". Họ nói đã sao chép hình ảnh của những vũ công nhảy múa từ một quyển sách trẻ em, thêm cánh cho họ, và sử dụng ghim cài mũ để cố định các nàng tiên lên tán lá. Họ đã thực hiện một loạt các hình ảnh huyền bí như vậy.

Arthur Conan Doyle đã tin vào bức ảnh này đến lúc cuối đời và không bao giờ biết được sự thật của nó.

2. Vị tướng dũng mãnh

13 bức ảnh nổi tiếng hóa ra là trò lừa đảo - Ảnh 2.

Bức ảnh chụp Tướng quân Mỹ Ulysses S. Grant trở thành một sự kiện lịch sử quan trọng. Vị tướng ngồi trên yên ngựa oai phong trước quân đội với một ánh mắt quả cảm trong cuộc nội chiến Mỹ.

Nhưng nhiều năm sau, các nhà nghiên cứu từ Thư viện Quốc hội phát hiện bức ảnh này được tạo ra từ 3 bức ảnh khác nhau: một bức ảnh của Thiếu tướng Alexander M. Cook, một bức ảnh khác của Tướng Grant (phần đầu của ông) và một ảnh cảnh tù nhân bị bắt trong một trận chiến. Mục đích và cách tạo ra bức ảnh này vẫn là một ẩn số đến ngày nay.

3. Đạp xe ra khỏi cuộc thử nghiệm hạt nhân

13 bức ảnh nổi tiếng hóa ra là trò lừa đảo - Ảnh 3.

Có vẻ như Albert Einstein đang đạp xe rời khỏi địa điểm thử nghiệm hạt nhân. Nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt ông khiến bức ảnh càng thêm kỳ quặc.

Nhưng tất nhiên, trên thực tế, bức ảnh này được cắt ghép: Einstein đi xe đạp và thử nghiệm hạt nhân là 2 tấm ảnh khác nhau. Dù sao, tấm ảnh được cắt ghép rất tuyệt vời và khiến hàng ngàn người tin sái cổ.

4. Kennedy và Monroe ở cùng nhau

13 bức ảnh nổi tiếng hóa ra là trò lừa đảo - Ảnh 4.

Có vẻ như John F. Kennedy đang ôm Marilyn Monroe từ phía sau và họ đang có một khoảng thời gian vui vẻ bên nhau, thế nhưng bức ảnh này chỉ là giả. Bức ảnh được thực hiện bởi Alison Jackson, người nổi tiếng với các bức ảnh diễn viên được cắt ghép như thật.

5. Công nhân xây dựng trên tòa nhà trọc trời

13 bức ảnh nổi tiếng hóa ra là trò lừa đảo - Ảnh 5.

Một trong những bức ảnh nổi tiếng nhất của thế kỷ 20 thực sự là hàng giả mạo. Đúng vậy, đây là những công nhân thực sự đang ngồi ở đó, nhưng đó không phải trên một tòa nhà chọc trời. Các nhà lưu trữ bắt đầu nghi ngờ về bức ảnh này khi họ phát hiện ra rằng không có thời gian cụ thể khi nào bức ảnh này được chụp.

Có 2 ngày phỏng đoán: ngày 20 và 29/9/1932, nhưng không có nhiếp ảnh gia nào nhận mình đã chụp nó. Đó là lý do tại sao bây giờ các nhà lưu trữ chắc chắn rằng bức ảnh này đã được chỉnh sửa.

6. Người bay lên

13 bức ảnh nổi tiếng hóa ra là trò lừa đảo - Ảnh 6.

Colin Evans là một nhà tâm linh , như nhiều người tin thì ông có thể bay lên. Colin sắp xếp các buổi tâm linh nơi nhiều tín đồ ngưỡng mộ vây quanh trong bóng tối và tụng kinh. Một lúc sau mọi người nhìn thấy một tia sáng và ông thật sự bay lên.

Trong một thời gian dài, có rất nhiều tín đồ tin chắc rằng khả năng bay lên này là thật, cho đến khi một số người hoài nghi nhận thấy một sợi dây trong mọi bức ảnh từ ống tay áo của Colin Evans. Cuối cùng họ đoán Colin chỉ đơn giản là nhấn nút chụp và nhảy lên đúng lúc.

7. Lệnh ngừng bắn vào ngày Giáng Sinh

13 bức ảnh nổi tiếng hóa ra là trò lừa đảo - Ảnh 7.

Khi bức ảnh này xuất hiện trên internet, mọi người đều tin rằng đó là một trò chơi bóng đá trong Thế chiến I giữa binh lính Đức và Anh, một số nghĩ rằng đó là Lệnh ngừng bắn vào ngày Giáng Sinh. Nhưng trong thực tế, không có người Đức nào ở đây, và bức ảnh này được chụp ở Hy Lạp, khi những người lính Anh đang chơi bóng quần vợt.

8. Cặp song ca bất ngờ

13 bức ảnh nổi tiếng hóa ra là trò lừa đảo - Ảnh 8.

Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc tuyệt vời của John Lennon và Che Guevara cùng chơi ghita cũng là trò lừa đảo. Đây là bức ảnh chụp John Lennon và Wayne Gabriel, tất nhiên không hề có sự xuất hiện của Che Guevara, ai đó đã cắt phần đầu của Guevara và ghép vào cơ thể của Wayne Gabriel. Rất nhiều người hâm mộ cũng đã bị lừa khi trông thấy bức ảnh này.

9. David Bowie và Lemmy của ban nhạc Motorhead

13 bức ảnh nổi tiếng hóa ra là trò lừa đảo - Ảnh 9.

Nhiều người thực sự tin rằng đây là David Bowie và Lemmy từ Motorhead, nhưng tất nhiên điều này không đúng. Sự thật đã được tìm thấy sau khi tìm kiếm nguồn mà bức ảnh đã được đăng lần đầu tiên. Trên Getty Images, bạn có thể tìm thấy bức ảnh thật. Trong ảnh, Lemmy đứng cạnh bạn gái, nó được làm giả vào năm 1972 khi ai đó đã ghép David Bowie vào.

10. Nhiếp ảnh gia chụp được bóng ma

13 bức ảnh nổi tiếng hóa ra là trò lừa đảo - Ảnh 10.

William H. Mumler trở nên nổi tiếng vì loạt ảnh ông chụp được những hồn ma xung quanh hình. Khách hàng của ông bao gồm có: Mary Todd Lincoln, cựu Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln, Master Herrod và John J. Glover.

Sau đó, có nhiều người bắt đầu nghi ngờ về sự xuất hiện của những bóng ma vì chúng đều tương tự nhau một cách khó hiểu. Danh tiếng của Mumbler bị hoen ố và ông ta chết vì đói nghèo.

11. Xe cứu thương đầu tiên

13 bức ảnh nổi tiếng hóa ra là trò lừa đảo - Ảnh 11.

Vấn đề chính nằm trong bối cảnh. Nếu bạn tìm kiếm ảnh này trên internet, bạn sẽ tìm thấy thông tin đó là xe cứu thương đầu tiên. Tuy nhiên, điều này không chính xác. Trên thực tế, đây chỉ là một xe cứu thương của một Hải quân Mỹ được sử dụng trên đảo Mare.

12. Chân dung nổi tiếng

13 bức ảnh nổi tiếng hóa ra là trò lừa đảo - Ảnh 13.

Chân dung nổi tiếng mang tính biểu tượng của Tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln được in trong rất nhiều sách báo và cũng là một trong những bức chân dung nổi tiếng nhất của ông. Hẳn nhiều người sẽ rất thất vọng nếu biết rằng thực ra bức ảnh này được tạo từ 2 ảnh khác nhau. Tấm ảnh thật chụp John Calhoun và ai đó đã thêm đầu của Abraham Lincoln.

13. William Harley và Arthur Davidson thời trẻ

13 bức ảnh nổi tiếng hóa ra là trò lừa đảo - Ảnh 14.

Một số người tin rằng đây là ảnh chụp William Harley và Arthur Davidson, những người sáng tạo của thương hiệu xe moto Harley-Davidson. Nhưng, tất nhiên khi xuất hiện trong bài viết này nó cũng là một bức ảnh lừa đảo. Sự thật 2 thanh niên trong ảnh là người bình thường sinh sống ở Minnesota có cơ hội ngồi trên chiếc xe moto và chụp ảnh.

Theo Bright Side


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại