Vẫn còn quá sớm để đánh giá hậu quả về lâu dài của quyết định rút khỏi TPP. Trump vẫn chưa hoàn toàn loại bỏ các ý tưởng về hiệp định thương mại, nhưng ông muốn đàm phán với từng nước trên cơ sở hiệp định song phương. Cách làm này có thể có lợi cho Việt Nam nếu Việt Nam thúc đẩy tiến trình thương mại với Mỹ.
Không thể 100% loại trừ khả năng Mỹ tái gia nhập TPP. Sau hai, ba năm nữa, khi áp lực không còn quá lớn, chính phủ Trump có thể sẽ lại chuyển hướng.
Trump đã tự đẩy mình vào thế khó. Ông hứa sẽ thu hồi và thay thế Obamacare, và đảng Cộng hòa sẽ hứng chịu hậu quả tồi tệ trong cuộc bầu cử Quốc hội vào năm sau nếu những hứa hẹn của Trump tiếp tục thất bại.
Trump muốn đập đi chính sách cũ, nhưng chính sách mới mà chính phủ của ông đưa ra chưa thực sự thuyết phục và đảm bảo quyền lợi của người dân, do đó thậm chí những người Cộng hòa cũng không bỏ phiếu ủng hộ.
Trump có khởi đầu khá tồi tệ khi ban hành một sắc lệnh không hoàn chỉnh nhằm
cấm người dân một số nước Hồi giáo không được nhập cảnh vào Mỹ. Sắc lệnh này
nhanh chóng bị tòa án đình chỉ.
Tuy nhiên chính quyền của ông cũng đã rất nỗ lực để gây ấn tượng với người
dân rằng Mỹ đang siết chặt gọng kìm đối với tình trạng nhập cư bất hợp pháp.
Nhờ đó mà tỉ lệ nhập cư bất hợp pháp đã lao dốc. Trump rất có thể sẽ coi đây
là một thành tựu lớn trong dịp bầu cử quốc hội vào năm sau.
Lý do chính đằng sau sự hỗn loạn [khi thành lập nội các] là sự thiếu kinh nghiệm của Trump, và cú sốc khi ông đắc cử. Hầu hết những người chiến thắng đều đã lên kế hoạch suốt nhiều năm, sở hữu sự nghiệp chính trị lâu dài, và có mạng lưới quan hệ rộng lớn trên chính trường.
Tiến trình bổ nhiệm nhân sự rất chậm trễ so với các chính phủ tiền nhiệm.
Điều đó thể hiện sự thiếu kinh nghiệm của Trump.
Các quan điểm của ông còn gây nhiều tranh cãi, chiến lược cho các lĩnh vực
chưa rõ nên việc tìm người và bổ nhiệm khó khăn.
Việc bổ nhiệm Thẩm phán Neil Gorsuch vào Tòa án Tối cao là thành tựu quan
trọng nhất của chính quyền Trump đến lúc này. Sự xuất hiện của một thẩm phán
thuộc phe bảo thủ là điều kiện tiên quyết đối với những người ủng hộ Trump,
có lẽ còn quan trọng hơn tất cả mọi vấn đề khác.
Một thành tựu quan trọng nữa là đường lối ngoại giao rõ ràng của Mỹ. Mỹ sẽ
không còn kiên nhẫn với Triều Tiên và Syria như trước nữa.
Nước Mỹ về cơ bản gần như chưa thay đổi gì sau 100 ngày cầm quyền đầu tiên của ông Trump.
Dù Mỹ không còn gọi chính sách châu Á-Thái Bình Dương là "xoay trục", nhưng
thực chất, những gì có lợi cho Mỹ vẫn được họ theo đuổi. Ở góc độ quân sự,
chính quyền Trump nhấn mạnh hòa bình thông qua sức mạnh.
Chính sách biển Đông của Trump chưa rõ ràng, nhưng khu vực Đông Nam Á vẫn
được quan tâm đúng mức. Ngoài ra, phương châm của Trump đối với Trung Quốc
là: Kiềm chế cứ kiềm chế, tranh thủ cứ tranh thủ.
Xét từ tình hình hiện nay có thể thấy, Trump sẽ tiếp tục thúc đẩy chiến lược Tái cân bằng châu Á Thái Bình Dương nhưng sẽ không trực tiếp "ra tay" với Trung Quốc mà có khả năng thông qua Nhật Bản và Hàn Quốc để gây sức ép.
Trump là một doanh nhân nên vấn đề kinh tế đặt lên hàng đầu. Muốn vậy thì ông phải rút bớt một số chiến lược toàn cầu, trong khi Trung Quốc cho rằng các vấn đề chiến lược của thế giới và khu vực thì khó giải quyết hơn vấn đề kinh tế, nên nếu Trump thực sự lấy kinh tế làm "quân bài" thì Trung Quốc cảm thấy dễ dàng hơn nhiều. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung rất khó xảy ra do lợi ích kinh tế cả hai bên quá lớn.
Sau khi Tổng thống Trump lên nhậm chức, tôi đã phát hiện ra một hiện tượng thú vị. Lợi ích chiến lược của Mỹ và Trung Quốc có sự trùng hợp và tính tương đồng lớn nhất trong những năm qua... Có thể nói, cho đến nay những biểu hiện của Trump đều đang có lợi cho Trung Quốc.
Dù Trump có điều tàu sân bay hay lớn tiếng phát ngôn thì cũng chỉ dừng ở mức độ đe dọa, chứ không có ý định khơi mào chiến tranh, bởi nếu làm điều đó thì toàn bộ chiến lược Đông Bắc Á của Mỹ, cũng như của Trung Quốc, sẽ bị đảo lộn - điều mà cả hai nước đều chưa sẵn sàng.
Hiện nay, Mỹ đã đá quả bóng sang sân Triều Tiên, nếu hai bên tiếp tục gia tăng hành động leo thang căng thẳng, có khả năng sẽ xảy ra chiến tranh.
Đến nay, đối với hầu như tất cả tuyên bố và đường hướng của Trump cho khu vực Trung Đông được đưa ra trong chiến dịch tranh cử và sau khi nhậm chức, ông đều chưa thực hiện được cam kết nào cả, thậm chí còn hành động đi ngược lại các cam kết của mình.
Ông Trump đã khuấy động được thế giới bên ngoài bằng một vài hành động quân sự đơn lẻ của nước Mỹ ở Yemen, Syria, Afghanistan... nhưng để cứu vãn sự sa sút uy danh ở trong nước nhiều hơn là để giải quyết những vấn đề nước Mỹ mắc phải lâu nay ở khu vực này, lại càng không phải để phát huy vai trò của nước Mỹ trong việc giải quyết những vấn đề chính trị an ninh thời sự nổi cộm của thế giới.
Quan hệ Nga-Mỹ hiện nay vẫn ở trạng thái chưa được cải thiện. Nhưng Nga ghi nhận, khi phát biểu trước Quốc hội Mỹ, ông Trump xếp những nguy cơ đối với Mỹ gồm IS, Iran, Triều Tiên và không nhắc gì đến Nga. Điều đó đã tốt hơn nhiều so với Obama, người xếp Nga vào một trong 3 nguy cơ toàn cầu, chỉ sau khủng bố và Ebola.
Bài viết: Ban Quốc tế ;
Thiết kế: Tom, Hoàng Nguyễn, Vũ Tuấn Anh ;
Nguồn: Trí Thức Trẻ ;
Ngày: 03/05/2017